Số - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Có thể bạn quan tâm
BỘ NÔNG NGHIỆP Số: 10/NN-TT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 1980 |
THÔNG TƯ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP SỐ 10/NN-TT NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 1980 HƯỚNG THI HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Hội đồng Chính phủ đã ra nghị định số 344 - CP ngày 22 tháng 9 năm 1979 ban hành Điều lệ bảo vệ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Căn cứ điều 2 của nghị định nói trên, Bộ Nông nghiệp quy định những điểm chi tiết để hướng dẫn thi hành bản điều lệ nói trên.
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Hàng năm sâu, bệnh, chuột, cỏ dại gây ra những tổn thất lớn cho cây trồng...........nhiều địa phương đã có nhiều cố gắng làm tốt công tác bảo vệ cây trông, do đó bảo vệ tốt các vụ sản xuất, song cũng còn nhiều nơi chưa đặt đúng vị trí công tác bảo vệ cây trồng trong hệ thống các biện pháp thâm canh, trong các quy trình sản xuất trồng trọt, mạng lưới bảo vệ thực vật chưa được xây dựng hoàn chỉnh, thống nhất, có hiệu lực nên hiệu quả của công tác bảo vệ thực vật còn bị hạn chế, thậm chí có nơi, có lúc trên diện tích rộng sản lượng cây trồng bị thất thu nghiêm trọng, nông sản phẩm trong kho bị hao hụt nhiều và giảm phẩm chất. Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp nhằm: 1. Đưa công tác bảo vệ cây trồng vào nền nếp, góp phần bảo vệ tốt các vụ sản xuất, các nông sản phẩm trong kho; 2. Xây dựng tổ chức bảo vệ cây trồng hoàn chỉnh, thống nhất có hiệu lực trong toàn quốc.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SÂU BỆNH VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Nguyên tắc của công tác bảo vệ cây trồng và phòng ngừa là chính, trừ phải kịp thời và triệt để (ghi tại điểm 2). Phòng trừ sâu bệnh là thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, tích luỹ, lan truyền và gây hại. Biện pháp có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh gồm vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, xử lý giống, gieo trồng đúng thời vụ, dùng giống chống chịu sâu bệnh nhưng phải có năng suất cao, gieo trồng với mật độ thích hợp, bón phân đầy đủ và cân đối, giữ chế độ nước phù hợp với sinh lý và yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, chăm sóc kịp thời và đúng kỹ thuật, v.v... Diệt trừ sâu bệnh là thực hiện các biện pháp phòng, khống chế và làm giảm số lượng của sâu bệnh tới mức không ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Biện pháp có tác dụng diệt trừ sâu bệnh gồm biện pháp dùng thuốc, vật lý cơ giới, sinh vật, v.v... Biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh không tách rời nhau mà trong nhiều trường hợp biện pháp phòng lại có tác dụng trừ và ngược lại, trừ cho chỗ này lại có tác dụng phòng cho chỗ khác. Trừ sâu bệnh phải kịp thời tức là phải tiến hành các biện pháp diệt trừ sâu bệnh đúng vào lúc sâu bệnh phát sinh ở giai đoạn dễ trừ và chưa gây thiệt hại lớn, nếu lúc đó không diệt trừ thì sâu bệnh tiếp tục tích lũy, gây hại, khó trừ làm ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất cây trồng, số lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng. Trừ sâu bệnh phải triệt để tức là phải đảm bảo sâu bệnh không còn khả năng tái phát, gây hại cho cây trồng và nông sản cất giữ trong kho. Muốn trừ triệt để thì phải làm giảm số lượng sâu bệnh đến mức không gây hại đáng kể và tiến hành ở tất cả những nơi mật độ sâu bệnh đã vượt quá số lượng nguy hiểm một cách khẩn trương, tránh tình trạng nơi này trừ, nơi kia không trừ hoặc để lâu mới trừ khiến cho sâu bệnh ở đó kịp tích lũy, lây lan ra nơi khác. 2. Đối tượng thi hành Điều lệ bảo vệ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp gồm các vật phẩm sau đây: - Các loại cây trồng (ghi tại điều 1) như cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc, cây thức ăn gia súc, v. v... được gieo trồng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; - Sản phẩm cây trồng (ghi trong điều 1) gồm có hạt giống, cây giống, hom giống và những sản phẩm khác của cây trồng còn có khả năng làm lây lan sâu bệnh. 3. Vùng bị sâu bệnh hại nặng là vùng có diện tích bị sâu bệnh hại nặng với mật độ sâu bệnh cao, ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng và sản phẩm cây trồng. 4. Sâu bệnh nguy hiểm là loại sâu bệnh khó diệt trừ, gây nhiều thiệt hại, dễ phát sinh thành dịch. 5. Sâu bệnh hại (ghi tại điều 6), đối với loại sâu bệnh không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước ta khi chúng phát sinh với tốc độ nhanh, trên diện tích rộng, mật độ cao, tác hại nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng thì gọi là dịch sâu bệnh. 6. Vùng dịch sâu bệnh (ghi tại điều 6, điều 7) là vùng xuất hiện dịch sâu bệnh như đã nếu ở trên. Đó là vùng địa lý kết hợp với ranh giới hành chính. Ở những nơi có các loại sâu bệnh, cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật thì gọi là vùng dịch kiểm dịch thực vật.
III. CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Về việc nhập khẩu, xuất khẩu các loại ............... tại khoản 1 của điều 4 này quy định cụ thể như sau: - Cấm nhập khẩu các loại giống thực vật và sản phẩm thực vật chưa qua kiểm dịch để ngăn ngừa các sâu bệnh nguy hiểm ở nước ta chưa có hoặc mới có trên diện hẹp, từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta; - Đối với các loại giống thực vật và sản phẩm thực vật xuất khẩu thì kiểm dịch theo yêu cầu của hợp đồng hoặc hiệp định ký kết giữa nước ta với các nước. 2. Cấm dùng làm giống những sản phẩm cây trồng bao gồm hạt, hom, cành, mắt ghép, v.v... bị nhiễm sâu bệnh nặng, mang sâu bệnh nguy hiểm hoặc mang sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật. Mức độ nhiễm sâu bệnh phải huỷ hoặc không được phép dùng làm giống thì tuỳ tình hình từng nơi mà cơ quan bảo vệ thực vật đề nghị với cơ quan nông nghiệp và chính thức quyền quy định căn cứ vào những tiêu chuẩn giống của Nhà nước như đối với hạt giống lúa nước có quy định trong TCVN 1976 - 76 ban hành ngày 8 tháng 3 năm 1976. 3. Khoản 3 của điều 4 chỉ áp dụng đối với các loại sâu bệnh nguy hiểm, sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của nước ta, không áp dụng với các loại sâu bệnh thông thường của nước ta. 4. Việc xử lý giống trước khi gieo trồng phải thi hành bắt buộc trở thành tập quán trong sản xuất với bất cứ cây trồng nào; trong bất cứ mùa vụ nào trước mắt phải làm tốt đối với giống lúa, ngô, bông, rau v.v... Việc bảo quản giống và sản phẩm cây trồng trong kho phải được tiến hành theo quy trình tổng hợp do Bộ Nông nghiệp hướng dẫn. Việc vận chuyển giống và sản phẩm cây trồng phải theo đúng quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh do Bộ Nông nghiệp hướng dẫn. Việc này phải được đặc biệt làm tốt đối với vùng khai hoang và vùng kinh tế mới. 5. Các cơ sở sản xuất (gieo trồng, chế biến sản phẩm cây trồng), thí nghiệm, thực nghiệm cây trồng và sản phẩm cây trồng, các kho giống, kho sản phẩm cây trồng phải thực hiện nghiêm túc chế độ định kỳ từ 3 đến 5 ngày một lần kiểm tra, phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng và trên sản phẩm cây trồng nhằm nắm chắc tình hình sâu bệnh, phát hiện các loại sâu bệnh cần phải diệt trừ và tổ chức diệt trừ chúng kịp thời. Việc kiểm tra, phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng, trong kho giống, kho nông sản phải theo đúng các phương pháp thao tác và phải thực hiện chế độ thông báo, điện báo, báo cáo tình hình sâu bệnh do Bộ Nông nghiệp hướng dẫn. 6. Ở những vùng bị sâu bệnh hại nặng (diện tích bị hại rộng, mật độ sâu bệnh cao, ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng và phẩm chất cây trồng, phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của sâu bệnh. Bộ Nông nghiệp sẽ từng bước ban hành các quy trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh cho từng loại cây trồng hay từng loại sâu bệnh. 7. Việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các sinh vật hiếm, bảo vệ các sinh vật có ích sẽ theo các quy định của Nhà nước. Điều 5 của điều lệ này mới chỉ quy định việc bảo vệ các loại chim bắt sâu, ếch, nhái, các côn trùng ăn thịt, các côn trùng ký sinh, v.v... Đối với ngành nông nghiệp, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho quần chúng, phải ngăn cản việc săn bắn giết hại các loại chim bắt sâu (sáo sậu, én, vành khuyên...) và phải sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh một cách hợp lý, đúng kỹ thuật để bảo vệ các côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh. Mặt khác cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các sinh vật có ích sinh sôi nảy nở thuận tiện. 8. Khi Uỷ ban nhân dân xã phải huy động lao động của hợp tác xã và nhân dân ở địa phương đi dập tắt dịch sâu bệnh thì công của hợp tác xã và nhân dân được tính vào công nghĩa vụ nhân công và lao động xã hội chủ nghĩa (theo nghị định số 400-CP ngày 5 tháng 11 năm 1979 về chính sách phân phối thu nhập trong hợp tác xã của Hội đồng Chính phủ). 9. Việc công bố vùng dịch: khi một loại sâu bệnh nguy hiểm có nguy cơ lan tràn ra diện rộng thì tuỳ theo phạm vi loại sâu bệnh này phát sinh, tác hại mà: - Uỷ ban nhân dân huyện ra công bố vùng dịch, nếu loại sâu bệnh này có ở một hay nhiều xã trong huyện; - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra công bố vùng dịch, nếu loại sâu bệnh này có ở hai huyện trở lên; - Bộ Nông nghiệp ra công bố vùng dịch, nếu loại sâu bệnh này có ở hai tỉnh, thành trở lên. 10. Khi sử dụng các loại chất độc có tác dụng diệt trừ sâu bệnh trên đồng ruộng và trong kho nông sản (bao gồm thuốc hoá học và thuốc thảo mộc và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác như thuốc sinh vật, chất kháng sinh, v.v...) phải theo đúng thông tư số 4-TT/LB ngày 22 tháng 5 năm 1967 của liên Bộ Lao động - Nông nghiệp hướng dẫn những biện pháp ngăn ngừa tai nạn trong việc sử dụng cơ khí nhỏ và đề phòng nhiễm độc khi sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học ở các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và quyết định số 89-QĐ/LB ngày 18 tháng 2 năm 1972 của liên Bộ Y tế - Lao động - Công an về chế độ an toàn và vệ sinh phòng độc đối với hoá chất trừ sâu, trừ nấm bệnh, diệt cỏ, diệt chuột nhằm diệt trừ được sâu bệnh, đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và không nhiễm bẩn môi trường.
IV. TỔ CHỨC BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG NÔNG NGHIỆP 1. Tại điều 9 của điều lệ quy định tổ chức bảo vệ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là: - Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Nông nghiệp có Cục bảo vệ thực vật chuyên trách chỉ đạo bảo vệ cây trồng trong cả nước, trực thuộc Cục bảo vệ thực vật có các trạm bảo vệ thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật liên tỉnh và các đội sát trùng; - Ở tỉnh, thành phố có trạm bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Ty.................... nay trạm phải có từ 10 dến 12 cán bộ (không kể công nhân) trong đó có ít nhất từ 4 đến 5 cán bộ đại học bảo vệ thực vật. - Ở huyện có trạm bảo vệ thực vật huyện (trong trạm bảo vệ thực vật huyện có đội bơm động cơ) trực thuộc ban nông nghiệp (nông lâm nghiệp) huyện. Trong tình hình hiện nay, trạm phải có từ 4 đến 5 cán bộ đại học và trung học bảo vệ thực vật hay trồng trọt được huấn luyện bồi dưỡng về bảo vệ thực vật; có từ 2 đến 3 công nhân cơ khí; - Ở nông trường quốc doanh trồng trọt do trung ương quản lý hay do địa phương quản lý có bộ phận bảo vệ thực vật gồm từ 2 đến 3 cán bộ chuyên trách trực thuộc ban giám đốc nông trường hoặc nằm trong phòng trồng trọt, phòng kỹ thuật của nông trường. Tại đội sản xuất của nông trường có tổ bảo vệ thực vật chuyên trách. Ở những nông trường có điều kiện thì thành lập đội bảo vệ thực vật chuyên trách của cả nông trường; - Ở các trạm, trung tâm thí nghiệm, thực nghiệm trồng trọt, trại giống cây trồng và sản xuất trồng trọt khác, các xí nghiệp liên hiệp có sản xuất và chế biến sản phẩm cây trồng, các công ty chuyên doanh cây trồng và các đơn vị kinh doanh có bảo quản sản phẩm cây trồng đều phải có bộ phận bảo vệ thực vật chuyên trách gồm từ 3 đến 5 cán bộ tuỳ theo quy mô và nhiệm vụ của đơn vị. - Ở hợp tác xã nông nghiệp có đội (tổ) bảo vệ thực vật bao gồm một nhóm chuyên trách từ 3 đến 4 người và ở mỗi đội sản xuất có từ 2 đến 3 kỹ thuật viên bảo vệ thực vật được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; - Ở nơi chưa tổ chức hợp tác xã nông nghiệp thì Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân xã phải tổ chức mạng lưới kỹ thuật viên bảo vệ cây trồng ở xã, ấp hoặc trong ban quản lý các tập đoàn sản xuất. Tổ chức bảo vệ cây trồng phải được hoàn chỉnh, thống nhất, có hiệu lực trong toàn quốc. Tổ chức này phải đảm bảo chặt chẽ theo nguyên tắc tổ chức bảo vệ cây trồng cấp dưới chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức bảo vệ cây trồng cấp trên phải gắn chặt với nhau thành một mạng lưới, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. 2. Điều 10 của điều lệ này đã quy định trách nhiệm của tổ chức bảo vệ cây trồng các cấp, nay quy định cụ thể: a. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật và sản xuất phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của tổ chức bảo vệ cây trồng cấp trên và chỉ được áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về bảo vệ cây trồng đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và quyết định. b. Điều tra, phát hiện và dự tính dự báo sâu bệnh là trách nhiệm của các trạm bảo vệ thực vật trung ương, tỉnh, thành phố và phải theo đúng phương pháp, thao tác do Cục bảo vệ thực vật hướng dẫn. Các trạm bảo vệ thực vật (huyện), các đội bảo vệ thực vật ở hợp tác xã, các nông trường quốc doanh, các trạm, trại, trung tâm thí nghiệm, thực nghiệm trồng trọt, trại giống cây trồng, v.v... chỉ tiến hành điều tra phát hiện sâu bệnh (không làm dự tính dự báo) theo đúng phương pháp, thao tác do Cục bảo vệ thực vật hay Ty, Sở nông nghiệp quy định. c. Việc hướng dẫn và giúp đỡ trang bị các dụng cụ thiết bị kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh cho cấp dưới và cơ sở được phân cấp như sau: - Cục bảo vệ thực vật hướng dẫn và giúp đỡ trang bị cho các trạm bảo vệ thực vật tỉnh, thành và các cơ sở sản xuất, thí nghiệm, thực nghiệm, v.v... do trung ương quản lý; - Trạm bảo vệ thực vật tỉnh, thành hướng dẫn và giúp đỡ trang bị cho các trạm bảo vệ thực vật huyện; trạm bảo vệ thực vật tỉnh, thành và trạm bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn và giúp đỡ trang bị cho các cơ sở sản xuất, thí nghiệm, thực nghiệm, v.v... do tỉnh, thành và huyện quản lý. d. Khi sâu bệnh phát sinh thành dịch có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng mà cơ sở không đủ khả năng và điều kiện về tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp (dập tắt dịch sâu bệnh, về thuốc bơm) thì tuỳ theo phạm vi xảy ra dịch sâu bệnh mà Bộ Nông nghiệp (Cục bảo vệ thực vật), Ty, Sở nông nghiệp (trạm bảo vệ thực vật tỉnh, thành) cử cán bộ và công nhân đưa thuốc, bơm xuống giúp các cơ sở (hợp tác xã, nông trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất) dập tắt dịch sâu bệnh, chi phí về thuốc bơm, xăng dầu (nếu có bồi dưỡng độc hại, v.v...) các cơ sở sản xuất phải thanh toán với Nhà nước và cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia phun rắc thuốc hay tiến hành các biện pháp khác diệt trừ dịch sâu bệnh. e. Kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đã hướng dẫn theo nguyên tắc tổ chức bảo vệ thực vật cấp trên kiểm tra cấp dưới và cơ sở, tổ chức bảo vệ thực vật cơ sở còn phải kiểm tra các xã viên hợp tác xã, các gia đình nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. 3. Về quyền hạn của tổ chức bảo vệ thực vật các cấp căn cứ vào điều 11 của điều lệ. Bộ Nông nghiệp quy định cụ thể như sau: a. Cục bảo vệ thực vật có quyền kiểm tra tình hình sâu bệnh ở bất cứ nơi nào và của bất cứ cơ quan, tập thể, cá nhân nào là chủ các vật phẩm nêu ở điểm 2 mục II của thông tư này trong cả nước. Các tổ chức bảo vệ thực vật cấp dưới (trạm bảo vệ thực vật trung ương, trạm bảo vệ thực vật tỉnh, thành, trạm bảo vệ thực vật huyện, v.v...) có quyền kiểm tra tình hình sâu bệnh trong địa bàn được ................ bệnh, tổ chức bảo vệ thực vật cấp trên còn có quyền kiểm tra toàn bộ công tác của tổ chức bảo vệ thực vật cấp dưới. b. Tổ chức bảo vệ thực vật từ cấp huyện trở lên có quyền lập biên bản giữ lại không cho dùng vào trồng trọt hay vận chuyển đi vùng khác những sản phẩm cây trồng bị nhiễm sâu bệnh nặng, sâu bệnh nguy hiểm, sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của ta và đề nghị với Uỷ ban nhân dân cấp mình tuỳ theo trường hợp xử phạt theo các điều 13, 14 của điều lệ và ra lệnh tiêu huỷ. c. Tổ chức bảo vệ thực vật thi hành các quyết định khen thưởng hay xử phạt về bảo vệ cây trồng sau khi có quyết định của cơ quan chính quyền hay toà án nhân dân theo nguyên tắc cơ quan chính quyền hay toà án nhân dân cấp nào quyết định thì tổ chức bảo vệ thực vật cấp đó thi hành.
V. KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT 1. Việc khen thưởng cho Uỷ ban nhân dân và tổ chức bảo vệ thực vật các cấp, những đơn vị hay cá nhân có sáng kiến, thành tích đóng góp có kết quả vào việc bảo vệ cây trồng thực hiện theo các quy định của Nhà nước và theo nguyên tắc: - Cấp trên khen thưởng cấp dưới (Uỷ ban nhân dân cấp trên khen thưởng Uỷ ban nhân dân dưới, tổ chức bảo vệ thực vật cấp trên khen thưởng tổ chức bảo vệ thực vật cấp dưới, v.v...); - Uỷ ban nhân dân khen thưởng tổ chức bảo vệ thực vật cùng cấp hoặc cấp dưới; - Cơ quan quản lý khen thưởng tổ chức bảo vệ thực vật của mình; - Uỷ ban nhân dân hay tổ chức bảo vệ thực vật khen thưởng cá nhân. Hình thức khen thưởng gồm thưởng bằng hiện vật hay bằng tiền kèm theo bằng khen hay giấy khen. Tổ chức nào khen thưởng thì dùng kinh phí trích trong quỹ khen thưởng của tổ chức ấy. 2. Đơn vị, cá nhân bị phạt phải nộp tiền phạt cho cơ quan tài chính cùng cấp quyết định phạt, Tiền phạt phải đem nộp kho bạc Nhà nước, không được dùng chi tiêu vào bất cứ việc gì. Ngoài việc xử phạt đã nêu trong điều lệ bảo vệ cây trồng, các đơn vị, các nhân vi phạm điều lệ này gây thiệt hại vật chất cho đơn vị và cá nhân khác còn phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Mức độ bình thường do Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định tuỳ theo mức độ thiệt hại và tính chất của hành vi vi phạm gây ra cho sản xuất; bồi thường thiệt hại quy định trong điều lệ này là bồi thường thiệt hại trực tiếp không phải là bồi thường theo kế hoạch. Với cơ quan hành chính sự nghiệp thì tiền nộp phạt và bồi thường trích trong kinh phí của cơ quan đã được Nhà nước cấp. 3. Thể thức tiến hành thưởng phạt theo thể thức thông thường đã được Nhà nước quy định. Khi có khiếu nại về thưởng phạt thì trong vòng một tháng kế từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan có trách nhiệm phải xác minh và có biện pháp xử lý thích hợp. Kết quả xác minh và xử lý lại phải được thông báo cho đơn vị, cá nhân khiếu nại. VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH ĐIỀU LỆ 1. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1979. 2. Điều lệ này có hiệu lực đối với mọi người sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và với tất cả các ngành, các cấp có các đơn vị sản xuất (gieo trồng, chế biến sản phẩm cây trồng), thí nghiệm, bảo quản, vận chuyển cây trồng và sản phẩm cây trồng nêu ở điều 2, mục II của thông tư này. Trong quá trình thi hành bản điều lệ, các cấp, các ngành thấy có gì khó khăn, trở ngại thì phản ảnh với Bộ Nông nghiệp nghiên cứu, hướng dẫn thêm. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ thị cho các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, phát thanh cùng các ngành và các đoàn thể, v.v... có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi bản Điều lệ bảo vệ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp để mọi người biết và chấp hành nghiêm chỉnh bản điều lệ này. |
Bộ Nông nghiệp |
Đang cập nhật |
(Đã ký) |
Nguyễn Hồng Dật |
Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng ở Việt Nam
-
CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI Ở CÂY TRỒNG, RAU CỦ & BIỆN PHÁP ...
-
Top 6 Sâu Bệnh Hại ở Cây Trồng Thường Gặp Trong Canh Tác
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây ăn Quả & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Trong Nhà
-
Các Loại SÂU BỆNH Hại Cây Trồng, Sâu Rau ăn Lá. Cách Phòng Trừ
-
Chủ động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Vụ Đông Xuân
-
Chủ động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Trồng - Báo Quảng Bình điện Tử
-
[PDF] 11 Các Bệnh Phổ Biến Trên Một Số Cây Trồng Quan Trọng
-
Tổng Hợp Những Loại Sâu Bệnh Hại Và Biện Pháp Phòng Trừ Sâu ...
-
[PDF] Sâu Bệnh Hại Hồ Tiêu Và Biện Pháp Phòng Trừ.pdf
-
[PDF] KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH SÂU ...
-
Chủ động Chăm Sóc, Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Vụ Xuân
-
Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Trong Phòng Trừ Sâu Bệnh