Số - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Sign In

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ CHO SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

- Căn cứ pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 31/8/1994;

- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Căn cứ Nghị đinh số 56/CP ngày 02/10/1996 của chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt đọng công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi;

- Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 2458/TC/TCDN ngày 07/07/1998 về một số ý kiên tham gia vào bản quy định chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi;

- Theo đề nghị của Cục trưởng cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái vời quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi; Vụ trưởng vụ kế hoạch và quy hoạch; Vụ trưởng vụ tài chính kế toán; Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giám đốc các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ CHO SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI (Ban hành kèm theo Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 - Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của Doanh nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi (viết tắt là Doanh nghiệp KTCTTL) là tu sửa, nạo vét, bồi trúc, thay thế đối với các bộ phận công trình, kênh mương, nhà xưởng, máy móc, thiết bị của Doanh nghiệp bị hư hỏng nhỏ, bồi lấp hàng năm, chưa ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt động nhưng phải tu sửa, nạo vét ngay để chống xuống cấp và đảm bảo công trình làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến sản xuất và không dẫn đến những hư hỏng lớn.

Chi phí sửa chữa thường xuyên là một khoản chi trong tổng chi phí hoạt động tưới tiêu và được duyệt chi từ nguồn thu thuỷ lợi phí. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi có nguồn thu không đủ bù đắp chi phí sau khi đã huy động hết khả năng và các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp hoặc đơn vị.

Điều 2 – Nội dung về sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

1 – Sửa chữa thường xuyên công trình, kênh mương bao gồm: Bồi trúc mái đập, bờ kênh, nạo vét cửa khẩu công trình, kênh mương theo các thông số kỹ thuật đã được duyệt; xử lý mạch đùn, thẩm lậu, hang động vật, tổ mối; lắp ráp, tháo dỡ trạm bơm tạm; đắp phá bờ ngăn để chống úng, chống hạn; lát mái đá, mái bê tông, mang cống, hố tiêu năng; trát chít, ốp vá khe nứt, sứt mẻ của các cáu kiện xây đúc; thay thế phai bộ máy đóng mở cống; sơn chống gỉ (từ 5 m2 trở lên) dàn khung, cánh cống; vớt rong rác cản trở (từ 10 m2 trở lên) và các hạng mục công việc phù hợp với quy định của Điều 1 trên đây.

2 – Sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị bao gồm: Sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện như bị, bạc, đai ốc ống hút, ống đẩy nắp la pê, clepin máy bơm; sấy động cơ; sửa chữa thay thế thiết bị điện như atomat, cầu chì, cầu dao, dây dẫn, vệ sinh, xiết chặt, gia cố đầu bọt, hệ thống thanh cái, cáp ngầm, chống sét, ánh sáng, thông tin và các thiết bị khác phù hợp với quy định tại Điều 1.

3 – Sửa chữa thường xuyên nhà, xưởng bao gồm: Đảo, thay ngói, tấm lợp, sửa chữa phần gỗ (thay thế vì kèo, xà gồ,...), trần bê tông (xử lý các khe nứt, chống dột), trát tường, lát nền, quét vôi, ve, sơn cánh cửa.

4 – Đo đạc, kiểm tra định kỳ tính ổn định của công trình theo thiết kế (cao trình trạm bơm, đập, chất lượng làm việc của các thiết bị cơ khí, điện); sửa chữa, làm mốc kiểm tra theo dõi, bảo vệ công trình.

5 – Tài sản cố định tuy thuộc yêu cầu sửa chữa lớn như quy định ở điều 4 dưới đây nhưng giá trị sửa chữa dưới 50 triệu đồng (đối với công trình đất), dưới 20 triệu đồng (đối với công trình xây đúc); dưới 10 triệu đồng (đối với máy móc, thiết bị) và có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp thì được chuyển sang sửa chữa thường xuyên.

Điều 3 – Bảo dưỡng Tài sản cố định

Bảo dưỡng là công việc phải làm hàng ngày hoặc định kỳ nhằm duy trì vận hành bình thường và kéo dài tuổi thọ đối với công trình, máy móc, thiết bị, bao gồm việc bảo dưỡng công trình như bồi trúc, xử lý rò rỉ, thẩm lậu; kiểm tra, phát hiện hang động vật, tổ mối; san lấp ổ gà đường, bờ kênh, hốt đất xô, xếp mái đá, mái bê tông, trát chít vết nứt, sứt mẻ; cắt cỏ, chăm sóc trồng bổ sung, thay thế cỏ bị chết; vớt rong rác (dưới 10 m2), khai thông dòng chảy: là những việc tương tự như sửa chữa thường xuyên nhưng khối lượng nhỏ hơn 1 m3 đối với đất và nhỏ hơn 0,3 m3 đối với xây đúc với điều kiện thi công đơn giản, không đòi hỏi công nghệ phức tạp, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông; bảo dưỡng máy móc thiết bị như cao hà, sơn chống gỉ (dưới 5 m2), bắt vít, xiết bu lông, thay đai ốc, sấy động cơ, tra dầu mỡ, vệ sinh công nghệ và vận hành thử máy móc thiết bị.

Bảo dưỡng là công việc không có khoản chi riêng trong tổng chi phí hoạt động dịch vụ tưới tiêu. Doanh nghiệp KTCTTL phải huy động lao động trực tiếp của Doanh nghiệp tự bảo dưỡng và chỉ được chi tiền vật liệu trong khoản chi vật liệu dùng cho vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị.

Điều 4 – Sửa chữa lớn Tài sản cố định

Sửa chữa lớn (đại tu) tài sản cố định là công việc sửa chữa, nạo vét theo chu kỳ hoặc xử lý sự cố với khối lượng lớn, hoặc phải thay thế một số bộ phận quan trọng bị hư hỏng nặng, nếu không được sửa chữa, nạo vét ngay thì sẽ gây hư hỏng, ách tắc hạn chế năng lực đến mức nghiêm trọng hoặc gây đổ vỡ công trình, máy móc, thiết bị.

Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định được đầu tư từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ, vốn vay và thuỷ lợi phí, được thực hiện theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản (quy định tại Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ quản lý đầu tư & xây dựng). Riêng các công trình sửa chữa lớn thuộc địa phương quản lý và thuộc nguồn vốn doanh thu thuỷ lợi phí thì do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo quy mô công trình mà phân cấp cho Sở Nông nghiệp & PTNT duyệt từng phần hoặc toàn bộ thủ tục xin đầu tư vốn.

Chương II

MỨC CHI PHÍ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP KTCTTL

Điều 5 – Mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên trên tổng chi phí hoạt động tưới tiêu

Căn cứ yêu cầu thực tế, thời gian đã khai thác của từng loại công trình ở từng vùng để quy định mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ của Doanh nghiệp KTCTTL bằng tỷ lệ dưới đây của tổng các chi phí cho công tác tưới tiêu ghi tại điểm 2-1, khoản 2, mục III Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 cảu Bộ Tài chính và Bộ Nông nghuiệp & PTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi (gọi tắt là tổng chi phí tưới tiêu)

Loại hệ thống công trình

Tỷ lệ % so với tổng chi phí tưới tiêu

Tưới tiêu tự chảy (hồ, cống, đập, kênh, rạch)

25-30

Tưới tiêu bằng bơm điện

20-25

Tưới tiêu tự chảy kết hợp bơm điện

23-28

Điều 6 - Mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên trên giá trị tài sản cố định

Mức khung tỷ lệ % trên giá trị tài sản cố định (nguyên giá) dưới đây áp dụng đối với các Doanh nghiệp KTCTTL có giá trị tài sản cố định đã được đánh giá lại phù hợp với thực tế hoặc các hệ thống công trình xây dựng cơ bản mới đưa vào sử dụng có giá trị sát với thực tế hiện nay:

Loại hệ thống công trình

Vùng đồng bằng

Vùng trung du

Miền núi

Vùng ven biển

HT tự chảy (hồ, đập, cống, kênh, rạch)

0,4 - 1,0

0,45 – 1,1

0,55 – 1,2

0,5 – 1,2

Tưới tiêu bằng bơm điện

0,5 - 1,1

0,6 – 1,2

0,7 – 1,3

0,6 – 1,3

Tưới tiêu tự chảy kết hợp bơm điện

0,45 - 1,05

0,55 – 1,15

0,65 – 1,25

0,55 – 1,25

Điều 7 – Mức sửa chữa thường xuyên của từng Doanh nghiệp

Căn cú khung mức chi phí sửa chữa thường xuyên quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 và có điều kiện cụ thể của từng hệ thống công trình, từng doanh nghiệp KTCTTL xây dựng định mức cụ thể của Doanh nghiệp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý) hoặc Bộ Nông nghiệp & PTNT (đối với doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý) xét duyệt để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chương III

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Điều 8 – Trình tự thực hiện sửa chữa thường xuyên

Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định được chi từ nguồn đã quy định tại Điều 1 trong bản quy định này. Giám đốc Doanh nghiệp KTCTTL có trách nhiệm thực hiện toàn bộ trình tự sửa chữa, từ khâu lập kế hoạch, lập đồ án dự toán đến hoàn công sửa chữa công trình đảm bảo an toàn và kịp thời vụ sản xuất.

Điều 9 – Kế hoạch sửa chữa thường xuyên của năm sau được lập từ tháng 8 đến tháng 10 năm trước bao gồm:

1. Kế hoạch tiền vốn sửa chữa thường xuyên được lập theo mức quy định cụ thể đối với từng loại hệ thống công trình đã duyệt cho Doanh nghiệp. Trường hợp hệ thống công trình mới đưa vào phục vụ, được bảo vệ tốt, hoặc gặp năm thuận lợi, nhờ cải tiến tổ chức quản lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên khối lượng sửa chữa thường xuyên thực tế phát sính thấp hơn mức tiền vốn được duyệt thì được chuyển tiền vốn sửa chữa thường xuyên còn lại vào quỹ dự phòng hoặc quỹ đầu tư phát triển để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất của hệ thống;

2. Kế hoạch vật tư, thiết bị cho sửa chữa thường xuyên

3. Kế hoạch lao động bao gồm lao động công ích và lao động thuê ngoài cho sửa chữa thường xuyên.

Điều 10 – Lập đồ án, dự toán sửa chữa thường xuyên

Doanh nghiệp KTCTTL phải lập đồ án, dự toán các công trình sửa chữa thường xuyên hoặc có thể phân cấp cho các xí nghiệp thành viên, trạm thuỷ nông có khả năng lập đồ án, dự toán các công trình kỹ thuật đơn giản. Trường hợp hạng mục công việc không lập được đồ án thì phải có thuyết minh kỹ thuật và phải lập biên bản xác nhận giữa phòng Kỹ thuật doanh nghiệp với Xí nghiệp thành viên với Trạm, Cụm thuỷ nông.

Trường hợp do mưa lũ gây ngập lụt, hoặc vì nguyên nhân khác bị che lấp không thể lập đồ án chính xác và kịp thời thì Doanh nghiệp phải đề nghị cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cử cán bộ xuống tại hiện trường xác nhận tình trạng, khối lượng hư hỏng và biện pháp sửa chữa để làm cơ sở cho việc lập đồ án, dự toán cùng với việc thi công, đảm bảo kịp thời vụ sản xuất. Riêng công trình bị sự cố cần xửa lý gấp thì Doanh nghiệp mời chính quyền địa phương lập biên bản, tổ chức thi công kịp thời và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên.

Điều 11 – Đơn giá để lập dự toán sửa chữa thường xuyên như sau:

1.Đối với việc đào đắp, nạo vét công trình, kênh mương bằng thủ công thì được tính đơn giá công lao động theo đơn giá xây dựng cơ bản hoặc đơn gái công lao động công ích đã quy định tại địa phương và theo kế hoạch được duyệt của địa phương;

2. Đối với việc sửa chữa công trình xây đúc, nạo vét bằng cơ giới thì dự toán được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành.

3. Đơn giá khảo sát và giá thiết kế sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi được áp dụng theo quy định hiện hành về xây dựng cơ bản của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Xây dựng;

4. Về giá vật tư, thiết bị được mua theo giá dự toán đã được duyệt, nếu có yêu cầu thay đổi giá thì phải được cơ quan duyệt dự toán đồng ý bằng văn bản.

Điều 12 – Phân cấp xét duyệt đồ án, dự toán sửa chữa thường xuyên.

Sở Nông nghiệp & PTNT (đối với các doanh nghiệp thuộc địa phương), Cục quản lý nước & CTTL (đối với doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý) chịu trách nhiệm xét duyệt đồ án có dự toán từ 50 triệu đồng trở lên (đối với Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi từ hạng 2 trở lên) và 30 triệu đồng (đối với Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi từ hạng 3 trở xuống).

Sau khi nhận được đồ án, cơ quan xét duyệt phải hoàn tất các thủ tục xét duyệt.

Điều 13 – Tổ chức thi công.

1. Doanh nghiệp KTCTTL được thực hiện các phương thức tổ chức thi công phù hợp với điều kiện thực tế; được thuê các đơn vị có phương tiện thi công, được hợp đồng kinh tế với các Hợp tác xã, với các đại lý dịch vụ thuỷ lợi và phải huy động công lao động công ích theo kế hoạch được duyệt để tu sửa công trình kịp thời vụ sản xuất.

2. Đối với các công trình ở những nới hẻo lánh, công trình cần thi công khẩn trương hoặc khó thi công Doanh nghiệp được thuê ngoài với giá cao hơn bình thường nhưng phải lập tờ trình trình cơ quan duyệt dự toán xét duyệt.

3. Doanh nghiệp được giao cho Đội hoặc Xí nghiệp xây lắp của Doanh nghiệp sửa chữa các công trình phù hợp với khả năng của Đội hoặc Xí nghiệp xây lắp.

Điều 14 – Phân cấp xét duyệt quyết toán.

Cơ quan xét duyệt dự toán đồng thời cũng là cơ quan xét duyệt quyết toán, được xét duyệt sau khi nghiệm thu và có ý kiến của các cơ quan hữu quan. Trình tự ghi chép theo dõi và quyết toán khi công việc sửa chữa thường xuyên hoàn thành được thực hiện và quyết toán như các khoản mục chi phí quy định tại Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT và theo các quy định về hạch toán kế toán hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15 – Doanh nghiệp KTCTTL căn cứ mức chi phí và hiện trạng công trình lập đồ án, dự toán công trình, trình các cơ quan đã được phân cấp tại Điều 12 trên đây xét duyệt; chuẩn bị đầy đủ vật tư, lao động thi công kịp thời vụ và đảm bảo an toàn công trình.

Điều 16 – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý) tổ chức chỉ đạo thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi hoàn thành kế hoạch sửa chữa thường xuyên; chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sửa chữa thường xuyên hàng năm của các Doanh nghiệp KTCTTL, đảm bảo việc sử dụng chi phí sửa chữa thường xuyên đúng quy định và có hiệu quả.

Điều 17 – Bản quy định này áp dụng đối với các Doanh nghiệp KTCTTL trong cả nước. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Doanh nghiệp KTCTTL kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ trưởng

(Đã ký)

Vũ Trọng Hồng

Từ khóa » Tờ Trình Xin Kinh Phí Sửa Chữa Kênh Mương