Số Ca Mắc đậu Mùa Khỉ Tăng 65%/tuần, đã Có Ca Tử Vong - VnEconomy
Hãng tin Yonhap tối 21/6 cũng đưa tin Hàn Quốc đã ghi nhận 2 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước này. Hồi đầu tháng, Hàn Quốc đã xếp đậu mùa khỉ là bệnh dịch truyền nhiễm cấp độ 2, trong hệ thống gồm 4 cấp, với 22 dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19, dịch tả và đậu mùa khỉ nằm trong cùng một cấp.
Cùng chung sự hoang mang của các nước châu Á trước làn sóng dịch bệnh, Thái Lan cũng cho rằng phải tiếp tục theo dõi bệnh đậu mùa khỉ để ngăn chặn một đợt bùng phát tiềm ẩn. Tiến sĩ Yong Poovorawan của Bộ y tế nước này khuyến cáo sẽ rất khó để kiểm soát sự lây lan nếu để dịch bệnh bùng phát, khi mà sẽ có ngày càng đông du khách đổ về Thái Lan sắp tới đây. Giới chức Thái Lan ước tính ít nhất 500.000 khách du lịch sẽ đến nước này trong mỗi tháng, kể từ nay cho đến tháng 9.
Trong khi đó, giáo sư Paul Hunter, Đại học East Anglia (Anh) nhận định: “Hiện tại không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát. Có vẻ như đã có một số sự kiện gây phát tán virus rộng và tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh sang nhiều quốc gia. Có những chuỗi lây truyền cho thấy đã có một số trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng nhưng vẫn lây cho người khác và không bị phát hiện".
Theo báo cáo của WHO, trong hai tuần gần đây, số ca mắc đậu mùa khỉ đều tăng 64 - 65%/tuần. Tính đến ngày 17/6, tổ chức này đã nhận được báo cáo về 2.103 trường hợp ở 42 quốc gia ở 5 khu vực WHO quản lý. Đây đều là những quốc gia chưa từng phát hiện người mắc đậu mùa khỉ trước đó. Đặc biệt, trong đợt bùng phát này, ca tử vong đầu tiên đã được ghi nhận ở Nigeria. Theo The Guardian Nigeria, nạn nhân 40 tuổi, mắc nhiều bệnh lý khác và đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
Ngoài ra, một trường hợp tử vong khác ở Brazil cũng đã được báo cáo cho WHO và cơ quan này đang xác minh. Trong đợt bùng phát này, hầu hết (84%) được phát hiện ở châu Âu, châu Mỹ đứng thứ hai với 12% (245 ca), theo sau là châu Phi (3%). Chỉ 14 quốc gia có thông tin nhân khẩu học và đặc điểm cá nhân của người mắc, với 468 bệnh nhân. Trong số này, 99% là nam giới, độ tuổi trung bình là 37, hầu hết họ đều có quan hệ tình dục đồng giới.
Theo khuyến cáo của WHO, biện pháp kiểm dịch chính vẫn là giám sát, theo dõi tiếp xúc, cách ly và chăm sóc bệnh nhân. Tổ chức này không khuyến khích tiêm vaccine đại trà đậu mùa đang có sẵn cho người dân. WHO chỉ khuyến nghị tiêm vaccine cho những người có nguy cơ bị phơi nhiễm cao như nhân viên y tế thường xuyên làm việc với người bệnh, nhân viên y tế công cộng, nhân viên phòng thí nghiệm. WHO cũng không khuyến nghị bất kỳ hạn chế đi lại cụ thể nào do dịch bệnh bùng phát.
Dù vậy, văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, châu Âu đang là trung tâm của sự lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Tính đến ngày 15/6, bệnh đậu mùa khỉ đã có mặt ở 25 quốc gia châu Âu với hơn 1.500 trường hợp. Con số này tương đương với 85% tổng số ca mắc đậu mùa khỉ trên toàn thế giới. Giám đốc WHO châu Âu Hans Kluge đã kêu gọi các nước châu Âu nên ưu tiên ngăn chặn sự lây truyền căn bệnh này: "Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh này mang đến một nguy cơ thực sự: virus lưu hành càng lâu, thì phạm vi tiếp cận của nó càng lan rộng và dịch bệnh sẽ diễn ra nhiều hơn ở các nước không có dịch bệnh".
Trước tình hình đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về việc ký kết hợp đồng mua hơn 100.000 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ủy ban châu Âu cho biết, thỏa thuận về việc cung cấp 109.090 liều vaccine thế hệ thứ 3 đã được ký kết với một công ty của Đan Mạch. Các đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại các quốc gia ưu tiên. Ngay lập tức, ngày 20/6, Cơ quan Cao cấp về Y tế Pháp (HAS) đã khuyến nghị tiêm phòng với các trường hợp trẻ em có tiếp xúc với người có nguy cơ và những người có nguy cơ đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước năm 1980.
Đối với nhóm đầu tiên, HAS khuyến nghị tiêm một liều vaccine Imvanex (Bavarian Nordic) cho những người tiếp xúc có nguy cơ đã được tiêm phòng đậu mùa bằng vaccine thế hệ đầu tiên trước năm 1980, theo báo cáo được công bố hôm thứ 2. Trong trường hợp cụ thể khi những người tiếp xúc có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch, việc tiêm phòng trước đó với một loại vaccine đậu mùa khác không làm thay đổi lịch trình được khuyến cáo ban đầu, tức là 3 liều Imvanex.
Trong tuần này, WHO sẽ triệu tập một ủy ban khẩn cấp để đánh giá đợt bùng phát đậu mùa khỉ có phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm hay không.
Từ khóa » Ca Tu Vong 65
-
Khoảng 70% Số Ca Tử Vong Do COVID-19 Tại Mỹ Là Người Trên 65 Tuổi
-
Ca Tử Vong Thứ 65 Và 66 Liên Quan đến COVID-19 đều Có Bệnh Nền ...
-
Thêm 3 Ca Tử Vong Do COVID-19 Tại TP Hồ Chí Minh Và Long An
-
Đồng Nai: Bệnh Nhân Trên 65 Tuổi Chiếm 48,5% Ca Tử Vong Do ...
-
Ngày 19/2, Cả Nước Có Gần 55.000 Ca Mắc COVID-19, 65 Ca Tử Vong
-
Ca Tử Vong Thứ 65 Và 66 Liên Quan COVID-19 Tại Việt Nam - Công An
-
4 Nguyên Nhân Tử Vong ở Người Trên 65 Tuổi Mắc Covid-19 - YouTube
-
Thông Tin Về Số Ca Mắc Covid-19 Tử Vong Tại Việt Nam
-
Thêm 130.735 Ca Nhiễm COVID-19, 65 Ca Tử Vong - Dân Tộc - Tôn Giáo
-
Hai Bệnh Nhân COVID-19 Tử Vong đều Có Bệnh Lý Nền Nặng, Trong ...
-
Liên Tiếp 2 Bệnh Nhân ở Vĩnh Phúc Và Bắc Ninh Mắc Covid-19 Tử Vong
-
Ca Tử Vong Thứ 65 Và 66 Liên Quan đến ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thêm 2 Bệnh Nhân COVID-19 Tử Vong - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Nhiều Ca Tử Vong Do Chưa Tiêm Vắc-xin Covid-19 - Báo Người Lao động