Số Căn Cước Công Dân Cấp Theo Nơi Thường Trú Hay Nơi Khai Sinh ...

Con tôi đăng ký thường trú tại Hà Nội nhưng khai sinh tại Quảng Bình. Nay con tôi đủ 14 tuổi. Xin hỏi nếu làm căn cước công dân (CCCD) cho con thì số định danh được cấp theo mã tỉnh đăng ký thường trú hay nơi đăng ký khai sinh? Nếu là nơi khai sinh thì các thông tin thường trú của con tôi có được cập nhật hay không? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Đối tượng nào sẽ được cấp thẻ căn cước công dân?
  • Số căn cước công dân cấp theo nơi thường trú hay nơi khai sinh của người đăng ký làm thẻ căn cước công dân?
  • Trình tự cấp thẻ căn cước công dân như thế nào?

Đối tượng nào sẽ được cấp thẻ căn cước công dân?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về người được cấp thẻ căn cước công dân như sau:

"Điều 18. Người được cấp thẻ Căn cước công dân
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó."

Từ quy định trên thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú là đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân.

Số căn cước công dân cấp theo nơi thường trú hay nơi khai sinh của người đăng ký làm thẻ căn cước công dân?

Số căn cước công dân cấp theo nơi thường trú hay nơi khai sinh của người đăng ký làm thẻ căn cước công dân?

Số căn cước công dân cấp theo nơi thường trú hay nơi khai sinh của người đăng ký làm thẻ căn cước công dân?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về về cấu trúc số định danh cá nhân như sau:

"Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên."

Số định danh được cấp khi cá nhân đăng ký khai sinh. Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh thì số định danh sẽ được cấp khi công dân thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

Như vậy, số định danh không thể hiện nơi đăng ký thường trú của cá nhân. Tuy nhiên, theo Điều 9 và Điều 15 của Luật Căn cước công dân 2014, thông tin về thường trú của cá nhân phải được thu thập và cập nhật tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về căn cước công dân.

Do vậy, dù thông tin nơi đăng ký thường trú của cá nhân không hiển thị trên số định danh nhưng thông tin này vẫn được cập nhật tại các hệ thống dữ liệu.

Trình tự cấp thẻ căn cước công dân như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp thẻ căn cước công dân như sau:

"Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định."

Theo đó, người đăng ký làm xin cấp thẻ căn cước công dân sẽ đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết. Công dân chỉ cần chờ đến ngày hẹn và lên cơ quan Công an nơi mình đã đăng ký hoặc có thể đăng ký trả thẻ qua đường bưu điện.

Từ khóa » đk Căn Cước Công Dân