Sơ Cấp Cứu Khi Té Ngã Tại Nhà - Những điều Cần Lưu ý

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm ước tính có 684.000 người chết vì té ngã trên toàn cầu, trong đó hơn 80% là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình; khoảng 10-20% trường hợp té ngã dẫn đến gãy xương, hầu hết xảy ra tại nhà (85%). Té ngã cũng là một trong những nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất, do đó, trang bị kỹ năng sơ cứu đúng cách với từng độ tuổi là cách tránh làm cho tình trạng chấn thương nặng nề thêm.

Ai dễ bị té ngã?

  • Người lớn tuổi giữ thăng bằng kém, tầm nhìn hạn chế
  • Người mắc các bệnh lý về xương khớp, tim mạch, thần kinh…
  • Người hay làm việc nhà, sửa đồ dùng gia đình ở trên cao…
  • Người sử dụng đồ uống, chất kích thích
  • Người bị suy nhược cơ thể
  • Người không hoạt động thể chất hoặc bất động
  • Người bị chóng mặt hoặc do tác động của thuốc
  • Trẻ nhỏ đi đứng, nô đùa…
nhập viện do té ngã
Té ngã là một trong những nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất

Đề phòng những nơi dễ té ngã

  • Cửa sổ, ban công
  • Bậc thềm, cầu thang
  • Phòng tắm
  • Phòng ngủ, khu vui chơi
  • Sàn nhà trơn
  • Đồ vật vương vãi trên lối đi…

Cách sơ cấp cứu cho người bị té ngã

Nếu nạn nhân có dấu hiệu bị gãy xương, hãy đọc ngay cách sơ cứu gãy xương.

Các bước sơ cứu cơ bản:

  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân bằng việc đặt câu hỏi. Nếu người bị thương không thể trả lời, lúc này khả năng nạn nhân đã bị ảnh hưởng tri giác hoặc chấn thương cột sống cổ.
  • Không di chuyển người bị thương ngay vì có thể làm di lệch ổ gãy và chèn ép vào tủy sống gây liệt vĩnh viễn hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Gọi điện ngay đến trạm vận chuyển cấp cứu (115)

sơ cấp cứu cpr

Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, người nhà cần thực hiện một số việc như:

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content
  • Cầm máu: sử dụng băng vô trùng, vải sạch hay quần áo sạch băng vết thương.
  • Cố định vị trí bị thương: Không nên cố gắng căn chỉnh lại xương. Có thể đặt nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí xương gãy. Đệm các nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho người bị thương.
  • Nếu nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cột sống cổ nhưng vẫn tỉnh táo, khuyên nạn nhân nằm yên hoàn toàn. Nẹp cột sống bằng vật liệu có sẵn trong nhà như túi cát, vật nặng, khăn vải cuộn chặt để cố định hai bên cột sống cổ, lưng; dùng băng keo hoặc dây cột lại. Lưu ý, khi nẹp cổ, nẹp phải tỳ vào xương đòn, khối cơ vai, đầu trên tỳ vào xương hàm dưới ở hai bên và chẩm ở mặt sau.
  • Chườm đá: chườm một túi nước đá lên vị trí bị thương để hạn chế sưng và hỗ trợ giảm đau. Lưu ý tránh chườm đá trực tiếp lên da, cần bọc trong chiếc khăn, mảnh vải hoặc một số vật dụng khác trước khi đặt lên da.

4 “không” nếu nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cột sống cổ

  • Không đặt nạn nhân nằm sấp
  • Không xốc, vác, cõng nạn nhân
  • Không chở nạn nhân bằng xe đạp, xe máy, taxi
  • Không khiêng, di chuyển nạn nhân bằng ghế tựa thấp, võng, hoặc kê gối dưới đầu khiến cổ gập

Với trẻ nhỏ

Không di chuyển trẻ nếu xuất hiện các biểu hiện nặng sau:

  • Bị thương nặng ở đầu, cổ, lưng, xương hông hoặc đùi
  • Bất tỉnh
  • Khó thở
  • Không thở (thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bạn biết cách làm)
  • Bị co giật

Cách hô hấp nhân tạo: Quan sát, dùng má để kiểm tra hơi thở của bé; đồng thời ghé sát tai vào gần miệng và mũi của trẻ để lắng nghe hơi thở, chú ý nhìn xem những cử động của lồng ngực. Nếu trẻ không tự thở, hãy nhẹ nhàng áp miệng trùm lên cả miệng và mũi của trẻ. Hoặc dùng miệng trùm lên phần mũi, tay giữ phần miệng của trẻ đóng chặt lại. Sau đó nâng cằm lên, cho đầu trẻ hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi kéo lên dài trong vòng một giây và phải đảm bảo cho lồng ngực trẻ phồng lên.

Nếu trẻ không bị nôn mửa và không có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, cha mẹ hãy:

  • An ủi trẻ và tìm kiếm vết thương trên cơ thể trẻ
  • Đặt một miếng gạc lạnh hoặc túi đá lên những vị trí sưng tấy hoặc bầm tím
  • Có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau
  • Để trẻ nghỉ ngơi trong vài giờ (nếu cần)
  • Theo dõi chặt chẽ trẻ trong 24 giờ sau đó

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện?

Trong quá trình theo dõi, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng hay hành vi bất thường nào dưới đây, cần đưa trẻ đi khám ngay:

băng bó cho trẻ nhỏ
Quan sát những biểu hiện của trẻ để có hướng xử lý phù hợp
  • Biểu hiện lừ đừ, buồn ngủ hoặc khó thức dậy
  • Biểu hiện bứt rứt hoặc khó chịu không dỗ được
  • Nôn ói nhiều
  • Xuất hiện bất cứ triệu chứng nào như đau đầu, cổ hoặc lưng; cơn đau ngày càng tăng ở vị trí nào đó.
  • Đi lại khó khăn
  • Mắt nhìn không tập trung như bình thường
  • Có bất kỳ hành vi hoặc triệu chứng nào khiến phụ huynh lo lắng

Với người lớn tuổi

Khi bị té ngã, người lớn tuổi rất dễ bị gãy xương hông, gây giảm chức năng hoạt động cho bộ phận này và cần được chăm sóc. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tử vong liên quan đến thương tích ở người trên 75 tuổi.

sơ cứu người lớn bị té ngã
Người già bị té ngã gây những hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe

Bản thân người bị ngã cần lưu ý:

  • Nằm yên trong vài phút và kiểm tra cơ thể có bị thương nặng, tổn thương, chảy máu hay không. Sau đó cử động nhẹ nhàng, từ từ các chi.

Nếu có thể tự đứng dậy:

  • Người lớn tuổi hãy bám vào các đồ vật cố định xung quanh như ghế, giường…  rồi từ từ đứng dậy.
  • Bàn chân đặt chắc chắn trên mặt đất.
  • Chậm rãi ngẩng đầu về phía trước, chắc chắn cơ thể ở trạng thái thăng bằng rồi mới đứng thẳng người.
  • Hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Gọi điện cho người thân để nói về những gì đã xảy ra.

Nếu bị thương và không thể đứng dậy:

  • Cần thu hút sự chú ý của ai đó bằng cách kêu cứu, đập vào tường, sàn nhà, nhấn nút gọi giúp đỡ (nếu có).
  • Nếu không nhận được sự trợ giúp, cố gắng gọi đến số 115. Đảm bảo điện thoại di động của người lớn tuổi luôn được sạc đầy pin.
  • Trong khi chờ đợi sự trợ giúp, cố gắng với lấy chăn hoặc áo choàng để giữ ấm cơ thể. Quấn quanh mình để cách nhiệt với mặt đất, đặc biệt là giữ ấm cho đôi chân và bàn chân.
  • Giữ bình tĩnh nhất có thể.

Sơ cứu người lớn tuổi té ngã

  • Tiếp cận nạn nhân một cách bình tĩnh, cẩn trọng, cảnh giác với những nguy hiểm xảy ra cho bản thân hoặc người bị té ngã.
  • Đừng vội di chuyển họ, cần đánh giá nhanh chóng tình trạng người bị té:
    • Nạn nhân có phản ứng không?
    • Nếu không phản ứng, nạn nhân có thở không?
    • Nếu nạn nhân đang thở thì xem xét kỹ tư thế té ngã và cẩn thận đưa vào khu vực thông thoáng, dễ thở hơn
    • Trường hợp nạn nhân không thở, cần hô hấp nhân tạo ngay lập tức. Sử dụng khẩn cấp một máy khử rung tim (nếu có).
  • Người bị té vẫn còn phản ứng:
    • Nói chuyện với nạn nhân và xác định xem tai nạn xảy ra như thế nào, liệu nguyên nhân có do đột quỵ… Lưu ý, không nên làm nạn nhân đang căng thẳng trở nên bối rối.
    • Hãy thử và xác định vị trí đau nhất và quan sát kỹ xem có vết thương, bầm tím hay sự co cứng biểu hiện của một chấn thương cụ thể nào không.
    • Nếu nạn nhân tỉnh táo nhưng bị thương ở cổ hoặc cột sống thì tuyệt đối không di chuyển. Cố gắng giữ yên tư thế. Gọi cấp cứu và trấn an họ cho đến khi nhân viên y tế đến.
  • Nếu chảy máu thì thực hiện việc cầm máu.
    • Tìm các dấu hiệu của sốc như mạch nhanh, da tái…, khuyến khích họ nằm xuống và nâng cao chân.
    • Nếu không có chấn thương hoặc nguyên nhân té ngã rõ ràng
    • Cẩn thận và chậm rãi giúp họ ngồi xuống, quan sát xem có bất kỳ dấu hiệu đau đớn, khó chịu hoặc chóng mặt nào không.
    • Giúp nạn nhân đi đến giường, ghế nằm nghỉ.
    • Kiểm tra thật kỹ càng cơ thể, chắc chắn rằng không có vết thương. Bước này rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường bởi họ có thể không cảm thấy mình bị thương.
    • Theo dõi cẩn thận trong 24 giờ và thông báo cho người thân của nạn nhân.

Có thể bạn cần xem thêm kỹ năng sơ cứu rắn cắn: Cách sơ cứu khi bị rắn cắn (rắn độc): Điều NÊN và KHÔNG nên làm.

Làm gì để dự phòng té ngã?

  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ bao gồm thị lực, thính giác, cơ-xương-khớp, khả năng  giữ cân bằng…
  • Duy trì việc tập thể dục như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp giảm nguy cơ té ngã.
  • Với người già có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại như khung tập đi, gậy chống…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như calci, vitamin D… cho cơ thể.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng thích hợp trong nhà tránh trơn trượt.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ cấp cứu 24/24 được đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất đến đào tạo kỹ càng chuyên môn sơ, cấp cứu cho y, bác sĩ với tiêu chí ứng cứu nhanh, chính xác trong bất kỳ tình huống nào. Do đó, cấp cứu 24/24 hỗ trợ đắc lực cho khoa Cấp cứu của bệnh viện để phát triển theo hướng chuyên sâu, đảm bảo xử trí nhanh và chuyển đến các khoa điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.

Tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá ban đầu và xử trí bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng ưu tiên cấp cứu. Ổn định tình trạng bệnh nhân hoặc hồi sức tích cực – hồi sinh tim phổi nâng cao nếu bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, đe dọa tính mạng. Hỗ trợ các chuyên khoa khác trong xử trí ban đầu nhằm ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi chuyển đến các chuyên khoa để điều trị chuyên sâu.

Áp dụng các kỹ thuật điều trị chuyên sâu như:

  • Điều trị các cấp cứu tim phổi nâng cao
  • Điều trị hỗ trợ đường thở cơ bản và nâng cao
  • Thở máy xâm lấn và không xâm lấn
  • Sốc điện chuyển nhịp và tạo nhịp qua da
  • Chọc dẫn lưu tràn khí màng phổi áp lực, tràn dịch màng phổi
  • Chọc dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu
  • Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm/ Đặt đường truyền tủy xương trong trường hợp cấp cứu nhi khoa
  • Cứu cứu đột quỵ não với nguyên tắc không bỏ qua giờ vàng đầu tiên
  • Cấp cứu nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành cấp tính, các bệnh lý phình tách động mạch chủ cấp tính

“Kịp thời – Chính xác – An toàn – Hài lòng” là thông điệp của khoa Cấp cứu nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm an tâm khi lựa chọn dịch vụ cấp cứu của bệnh viện trong tình huống khẩn cấp.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Bên cạnh đó, khoa Cấp cứu cũng thành lập đội cấp cứu ngoại viện để tiếp nhận cấp cứu ngoài bệnh viện khi người bệnh có nhu cầu cũng như hỗ trợ trong các trường hợp cấp cứu hàng loạt hay thảm họa.

Từ khóa » Sơ Cấp Cứu Ban đầu Là Gì