SỐ CHẤM TRÊN CAMERA VÀ NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ CHẤT ...

SỐ CHẤM TRÊN CAMERA VÀ NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ CHẤT LƯỢNG ẢNH TRÊN SMARTPHONE

Từ bao giờ mà tính năng chụp ảnh đã trở thành một trong những điều kiện tiên quyết để người dùng đưa ra quyết định chọn lựa chiếc điện thoại đắc lực bên cảnh mình. Chụp ảnh đẹp chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của smartphone hiện đại, do đó các nhà sản xuất cũng đua nhau sáng tạo ra các hướng đi khác nhau để cải thiện chất lượng ảnh chụp.

Chúng ta thường thấy các nhà sản xuất rất hay quảng cáo rằng điện thoại smartphone của họ sở hữu camera có "số chấm" lên đến 12MP ,13MP,16MP hay thậm chí là 21 MP. Thật ra những con số trên chỉ ảnh hưởng một phần đến chất lượng ảnh chụp mà thôi. Trong khi đó Apple hay Google đã nhận thấy camera chỉ 12 "chấm" cũng đủ tạo nên sự khác biệt.

Vậy số chấm có thực sự quyết định chất lượng ảnh chụp? Hãy cùng Worldphone giải đáp nhé!

Đầu tiên bạn cần biết: Số megapixel nói lên điều gì?

Pixel (điểm ảnh) là yếu tố vật lý trên cảm biến camera giúp thu ánh sáng khi chụp. Megapixel biểu thị số điểm ảnh của tấm hình, trong đó 1 megapixel sẽ gồm 1.000.000 điểm ảnh. Tương tự, ảnh ở độ phân giải 12 megapixel sẽ tương đương 12 triệu điểm ảnh. Nhiều người dùng tin rằng số điểm ảnh càng lớn thì chất lượng ảnh càng tốt, trên thực tế, số chấm không thể là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng ảnh. Thay vào đó, ta có những yếu tố khác cần quan tâm - ví dụ như là thuật toán xử lý ảnh.

Số megapixel có ý nghĩa ra sao?

Số megapixel có ý nghĩa ra sao?

Thuật toán xử lý đóng vai trò quan trọng hơn số megapixel khi xử lý hình ảnh

Trong những năm qua các nhà sản xuất dường như đã nhận ra mấu chốt của vấn đề và ngừng việc lao theo cuộc đua số “chấm” - số megapixel trên các dòng smartphone. Thay vào đó họ tập trung nghiên cứu và thử nghiệm những thuật toán để cải thiện chất lượng ảnh. Không chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc tăng độ chi tiết, thuật toán còn tự nhận diện màu sắc và điều chỉnh cân bằng trắng để bức hình trông thật tự nhiên dưới mọi điều kiện ánh sáng. Các nhà sản xuất có thể phát triển nhiều tính năng đột phá, như chế độ chụp ban đêm, tạo hiệu ứng độ sâu trường ảnh, AI nhận diện khung cảnh… nhờ phát triển thuật toán.

Cảm biến trên điện thoại có ảnh hưởng tới chất lượng ảnh

Cảm biến trên điện thoại có ảnh hưởng tới chất lượng ảnh

Một trong những ưu điểm mà thuật toán đem lại có thể được chứng minh qua các bức hình chụp ban đêm của iPhone, ảnh chụp thiên văn bằng điện thoại Google Pixel 4 hay ảnh zoom 5x kết hợp qua ống kính của P30 Pro.

Nguyên lý để cho ra đời một bức ảnh đẹp?

Để có được một bức ảnh lung linh, sắc nét và rõ ràng thì việc điều chỉnh ánh sáng phù hợp chính là một trong những yếu tố quang trọng. Cơ chế ánh sáng khi đi qua ống kính máy ảnh sau đó truyền tới cảm biến máy ảnh để “khai báo” thông tin và sắp xếp các vấn đề trong đó có độ nhiễu ảnh. Kích thước cảm biến hình ảnh sẽ đóng vai tròn vô cùng quan trọng giúp bắt sáng tốt hơn, giúp cho hình ảnh tốt hơn hoặc ngược lại.

Cảm biến giúp thu ánh sáng và tạo ra bức ảnh chất lượng

Cảm biến giúp thu ánh sáng và tạo ra bức ảnh chất lượng

Kích thước cảm biến lớn hơn cũng là lý do giải thích vì sao một máy ảnh DSLR 8 MP lại có chất lượng chụp ảnh tốt hơn so với bức ảnh chụp từ camera 8 MP trên smartphone. Mặc dù bạn nhận được cùng một số điểm ảnh như nhau, nhưng kích thước điểm ảnh trên máy ảnh DSLR lớn hơn cho khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều hơn, giảm độ nhiễu trong ảnh và mở phạm vi hoạt động lớn hơn.

Vậy yếu tố nào nắm vai trò quan trong quá trình sản xuất hình ảnh chất lượng?

Câu trả lời khả quan nhất chính là khẩu độ.Ví dụ như cụm camera trên chiếc điện thoại LG G4 hay điện thoại LG V10 dùng cảm biến 16 MP nhưng lại có khẩu độ f/1.8, được xem là camera di động có khẩu độ lớn nhất hiện nay. Việc trang bị khẩu độ lớn này hứa hẹn sẽ giúp camera thu sáng tốt hơn, cải thiện khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu và tốc độ chụp ảnh cũng sẽ nhanh hơn.

Nhìn chung cần có một sự cân bằng tốt giữa kích thước cảm biến và kích thước điểm ảnh để có thể tạo ra một camera tốt cho smartphone. Ngày nay, chất lượng ảnh smartphone không chỉ phụ thuộc vào camera, mà còn ảnh hưởng bởi bộ vi xử lý hình ảnh và công nghệ học máy (machine learning). Apple, Huawei và Samsung cũng liên tục nghiên cứu và cải tiến bộ vi xử lý hình ảnh độc lập, trong khi Google thì lại tích hợp vào thẳng bộ vi xử lý Neural Core. Những chip này thực sự cần thiết để thực hiện thuật toán hình ảnh tiến tiến trong thời gian ngắn và tiết kiệm năng lượng trên thiết bị.

Một số tính năng dựa trên thuật toán như chế độ chụp đêm và làm mờ hậu cảnh đã có sẵn ở nhiều dòng máy trung cấp, nhưng giá thành phần cứng đắt đỏ khiến chúng tạm thời chưa thể tiếp cận đa số người dùng.

Khi chi phí giảm dần theo thời gian, những tính năng này sẽ sớm xuất hiện trên smartphone giá rẻ. Đồng thời, nhà sản xuất không còn phải dùng số megapixel để thu hút thêm người dùng nữa.

Tham khảo: Android Authority

Từ khóa » Camera 13 Chấm Là Gì