Số Chỉ Của Vôn Kế Là Gì

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 120V, các điện trở R0 = 20Ω , R1 = 275Ω :

Đang xem: Cách tính số chỉ của vôn kế

Số chỉ của vôn kế là gì

– Giữa hai điểm A và B của mạch điện, mắc nối tiếp điện trở R = 1000Ω với vôn kế V thì vôn kế chỉ 10V

– Nếu thay điện trở R bằng điện trở Rx (Rx mắc nối tiếp với vôn kế V) thì vôn kế chỉ 20V

a) Hỏi điện trở của vôn kế V là vô cùng lớn hay có giá trị xác định được? Vì sao?

b) Tính giá trị điện trở Rx? (bỏ qua điện trở của dây nối)

Hướng dẫn giải:

a) Có nhiều cách lập luận để thấy điện trở của vôn kế có thể xác định được, ví dụ:

+ Mạch điện đã cho là mạch kín nên có dòng điện chạy trong mạch, giữa hai điểm A và B có HĐT UAB nên:

– Nếu đoạn mạch (V nt R) mà RV có giá trị vô cùng lớn thì xem như dòng điện không qua V và R ⇒ UAC = UCB mặc dù R có thay đổi giá trị ⇒ Số chỉ của V không thay đổi

+ Theo đề bài thì khi thay R bằng Rx thì số chỉ của V tăng từ 10V lên 20V ⇒ Có dòng điện qua mạch (V nt R) ⇒ Vôn kế có điện trở xác định.

b) Tính Rx

+ Khi mắc (V nt R). Gọi I là cường độ dòng điện trong mạch chính và RV là điện trở của vôn kế thì:

Điện trở tương đương của mạch <(rv> là

Số chỉ của vôn kế là gì

Điện trở tương đương của toàn mạch là: Rtm = R” + R0

– Ta có:

Số chỉ của vôn kế là gì

Xem thêm: Cách Tính Lãi Bảo Hiểm Nhân Thọ, Lãi Suất Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai Ichi Life Việt Nam

Số chỉ của vôn kế là gì Số chỉ của vôn kế là gì

AB là biến trở có R0 = 6000Ω , các vôn kế có điện trở lần lượt là R1 = 2000 Ω ; R2 = 4000 Ω , điện trở của dây nối và khóa K không đáng kể, UMN = 60 V

a) Khi K mở vôn kế chỉ bao nhiêu?

b) Khi K đóng. Tìm vị trí C để dòng điện qua K bằng 0? và khi đó các vôn kế chỉ bao nhiêu?

c) Khi K đóng, tìm vị trí C để 2 vôn kế chỉ cùng một giá trị. Khi đó dòng điện qua K là bao nhiêu và theo chiều nào?

Hướng dẫn giải:

a) Vì 2 vôn kế nối tiếp nhau, mà UMN = 60 V ⇒ U1 = 20 V và U2 = 40 V.

b) Khi dòng điện qua K bằng 0 ⇒ MN là mạch cầu cân bằng

Khi đó V1 chỉ 20 V; V2 chỉ 40 V

c) Mạch MN ⇒ thành (R1 // RAC) nt (R2 // RCB)

Để 2 vôn kế chỉ cùng một giá trị ⇒ RMC = RCN

Xem thêm: Viết Chương Trình Giải Phương Trình Bậc Nhất Ax B=0, Lập Trình C: Giải Phương Trình Bậc 1

Thay 1kΩ = 1000Ω ta có phương trình:

⇔ 20x – 2×2 = 24x + 48 – 4×2 – 8x

⇔ 2×2 + 4x – 48 = 0

Giải phương trình ta tìm được x = 4.

Vậy RAC = 4000 Ω.

Bài 3: Có hai điện trở R1 = 300 Ω và R2 = 225 Ω được mắc nối tiếp với nhau và nối tiếp với một Ampe kế (có RA nhỏ không đáng kể) vào một nguồn điện không đổi. Biết Ampe kế chỉ 0, 2A

a) Tính hiệu điện thế của nguồn.

b) Mắc thêm một Vôn kế có điện trở hữu hạn song song với R1 thì Vôn kế chỉ 48V, hỏi nếu mắc Vôn kế trên song song với R2 thì nó chỉ bao nhiêu?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính

Một số lưu ý:

1. Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua nó (bất kể là Ampe kế lý tưởng hay không lý tưởng).

2. Hai điểm ở hai đầu Ampe kế lý tưởng xem như bị nối tắt, tức là trùng dẫn, khi đó hai điểm này được xem là trùng nhau và cần lưu ý vẽ lại mạch điện tương đương trong trường hợp này.

3. Vôn kế đo hiệu điện thế hai đầu của nó (bất kể là vôn kế lý tưởng hay không lý tưởng).

4. Vôn kế lý tưởng có thể được bỏ hẳn ra khỏi mạch khi giải bài toán (tức là hai đầu vôn kế lý tưởng xem như hở mạch).

5. Ampe kế và vôn kế không lý tưởng thì được xem như các điện trở thuần khi giải mạch điện. Điện trở Ampe kế lý tưởng sẽ khá nhỏ, còn điện trở vôn kế lý tưởng sẽ tương đối lớn.

Bước 1: Xác định cách mắc của mạch điện: - Loại bỏ vôn kế lý tưởng ra khỏi mạch,

- Nối tắt các Ampe kế lý tưởng, vẽ lại mạch điện tương đương (nếu cần). Xem thêm cách vẽ ở đây

- Xác định cách mắc của các linh kiện (điện trở, biến trở, đèn,...) trong đoạn mạch.

Bước 2: Sử dụng mạch điện tương đương, tính cường độ dòng điện và hiện điện thế liên quan đến Ampe kế hoặc vôn kế. Xem thêm cách tính ở đây.

Bước 3: Quay lại mạch gốc để xác định số chỉ của Ampe kế và vôn kế với lưu ý: - Đối với Ampe kế: tổng dòng vào một nút = tổng dòng ra nút đó; - Đối với vôn kế: $U_{MN} = U_{MA} + U_{AN}$, với các điểm $A$, $M$, $N$ bất kỳ. Ví dụ 1: Cho mạch điện như Hình 1.1, biết $U_{AB} = 12 \text{ V}$, $R_1 = R_2 = R_4 = 4 \text{ } \Omega$, $R_3 = 3 \text{ } \Omega$, Ampe kế lý tưởng. Xác định số chỉ của Ampe kế.

Số chỉ của vôn kế là gì

Giải: Bước 1: Vì Ampe kế lý tưởng nên ta nối tắt giữa 2 điểm $N$ và $B$. Do có trùng dẫn ($N ≡ B$) nên chúng ta cần vẽ lại mạch điện tương đương trước khi tính toán. (Cách vẽ lại mạch điện tương đương được trình bày ở đây.) Sau khi vẽ lại, mạch điện tương đương sẽ như Hình 1.2:

Số chỉ của vôn kế là gì

Dựa vào mạch điện tương đương, ta biết đoạn mạch mắc [$R_1$ nt ($R_2$ // $R_4$)] // $R_3$

Bước 2: Dựa vào nút $N$ trên mạch gốc (Hình 1.1) ta thấy để xác định được số chỉ Ampe kế thì cần tính cường độ dòng điện liên quan là $I_3$ và $I_4$:

(Cách tính cường độ dòng điện trong một đoạn mạch được trình bày ở đây.) * Đầu tiên tính được $I_{3}$: $$ I_{3} = \frac{U_3}{R_3} = \frac{U_{AB}}{R_3} = \frac{12}{3} = 4 \text{ A} $$ * Tiếp theo cần tính $I_{4}$:  • Đầu tiên tính $R_{24}$: $$R_{24} = \frac{R_2 R_4}{R_2 + R_4} = \frac{4 \times 4}{4 + 4} = 2 \text{ } \Omega$$  • Tiếp theo tính $R_{124}$: $$R_{124} = R_1 + R_{24} = 4 + 2 = 6 \text{ } \Omega$$  • Tiếp tục tính $I_{124}$: $$I_{124} = \frac{U_{124}}{R_{124}} = \frac{U_{AB}}{R_{124}} = \frac{12}{6} = 2 \text{ A}$$   Vì $R_1$ nt $R_{24}$ nên $I_1 = I_{24} = I_{124} = 2 \text{ A}$  • Tiếp theo tính $U_{24}$: $$U_{24} = I_{24} \times R_{24} = 2 \times 2 = 4 \text{ V}$$   Vì $R_{2}$ // $R_4$ nên $U_{2} = U_4 = U_{24} = 4 \text{ V}$

$$\Rightarrow I_{4} = \frac{U_4}{R_4} = \frac{4}{4} = 1 \text{ A}$$ Bước 3: Quay lại mạch gốc để xác định số chỉ của Ampe kế.

Trước hết ta xác định chiều của các dòng điện liên quan $I_3$ và $I_4$, từ mạch tương đương (Hình 1.2) ta biết được: + $I_3$ chạy từ $A$ qua $N$, + $I_4$ chạy từ $M$ qua $N$, Do đó các dòng điện trong mạch gốc sẽ chạy như Hình 1.3:

Số chỉ của vôn kế là gì

Từ nút $N$ ta xác định được dòng chạy qua Ampe kế như sau:

Tổng dòng vào nút $N$ = tổng dòng ra nút $N$

$$\Rightarrow I_{3} + I_{4} = I_{A}$$ $$\Rightarrow I_{A} = I_{3} + I_{4} = 4 + 1 = 5 \text{ A}$$ Vậy Ampe kế chỉ 5 A.

Ví dụ 2: Cho mạch điện như Hình 2.1, biết $U_{AB} = 9 \text{ V}$, $R_1 = R_2 = 3 \text{ } \Omega$, $R_3 = 4 \text{ } \Omega$, $R_4 = 8 \text{ } \Omega$, $R_5 = 2 \text{ } \Omega$, vôn kế lý tưởng. Xác định số chỉ của vôn kế và cực dương của vôn kế mắc vào điểm nào?

Số chỉ của vôn kế là gì

Giải: Bước 1: Vì vôn kế lý tưởng nên chúng ta có thể bỏ hẳn vôn kế ra khỏi mạch khi tính toán, khi đó đoạn mạch $AB$ sẽ có dạng như Hình 2.2:

Số chỉ của vôn kế là gì

Ta dễ dàng xác định đoạn mạch $AB$ mắc [($R_1$ nt $R_2$) // ($R_3$ nt $R_4$)] nt $R_5$

Bước 2: Từ mạch gốc ta thấy vôn kế mắc giữa 2 điểm $M$ và $N$, do đó để xác định được số chỉ của vôn kế ta cần tính 2 điện áp liên quan là $U_1 = U_{AM}$ và $U_3 = U_{AN}$ (hoặc cặp $U_2 = U_{MP}$ và $U_4 = U_{NP}$). Cách làm như sau:

i) Đầu tiên tính điện trở tương đương đoạn mạch:  • Trước hết tính $R_{12}$: $$R_{12} = R_1 + R_{2} = 3 + 3 = 6 \text{ } \Omega$$  • Tiếp theo tính $R_{34}$: $$R_{34} = R_3 + R_{4} = 4 + 8 = 12 \text{ } \Omega$$  • Tiếp tục tính $R_{1234}$: $$R_{1234} = \frac{R_{12} R_{34}}{R_{12} + R_{34}} = \frac{6 \times 12}{6 + 12} = 4 \text{ } \Omega$$  • Cuối cùng tính điện trở tương đương của đoạn mạch $R_{tđ} = R_{12345}$: $$R_{12345} = R_{1234} + R_5 = 4 + 2 = 6 \text{ } \Omega$$ ii) Sau đó tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch:

 • Đầu tiên tính $I_{12345}$: $$I_{12345} = \frac{U_{12345}}{R_{12345}} = \frac{U_{AB}}{R_{12345}} = \frac{9}{6} = 1,5 \text{ A} = I_{1234} = I_5 $$  • Tiếp theo tính $U_{1234}$: $$U_{1234} = I_{1234} \times R_{1234} = 1,5 \times 4 = 6 \text{ V} = U_{12} = U_{34}$$  • Tiếp tục tính $I_{12}$ và $I_{34}$: $$I_{12} = \frac{U_{12}}{R_{12}} = \frac{6}{6} = 1 \text{ A} = I_1 = I_2$$ $$I_{34} = \frac{U_{34}}{R_{34}} = \frac{6}{12} = 0,5 \text{ A} = I_3 = I_4$$  • Cuối cùng tính $U_{1}$ và $U_{3}$: $$U_{1} = I_{1} \times R_{1} = 1 \times 3 = 3 \text{ V}$$ $$U_{3} = I_{3} \times R_{3} = 0,5 \times 4 = 2 \text{ V}$$ Bước 3: Quay về mạch gốc để xác định số chỉ của vôn kế. Ta có: $$U_{MN} = U_{MA} + U_{AN} = -U_{AM} + U_{AN} = -U_{1} + U_{3} = -3 + 2 = -1 \text{ V}$$ Vậy vôn kế chỉ 1 V và cực dương mắc vào điểm $N$.

(Vì $U_{MN} = V_{M} - V_{N} < 0 \Rightarrow V_{N} > V_{M}$ với $V_{M}$ và $V_{N}$ lần lượt là điện thế của điểm $M$ và $N$.)

Ví dụ 3: Cho mạch điện như Hình 3, trong đó hai Ampe kế $A_1$ và $A_2$ giống nhau, hai vôn kế $V_1$ và $V_2$ giống nhau. Ampe kế $A_1$ và $A_2$ lần lượt chỉ 0,2 A và 0,199 A; vôn kế $V_1$ chỉ 199 V. Biết $U_{AB} = 220 \text{ V}$. Tính giá trị điện trở $R$.

Số chỉ của vôn kế là gì

Giải: Vì đề toán không cho biết các Ampe kế và vôn kế lý tưởng nên chúng ta xem các Ampe và vôn kế như các điện trở lần lượt có giá trị là $R_A$ và $R_V$ khi giải mạch này.

Định hướng cách làm: - Chúng ta có thể dùng cách truyền thống tức là xem 3 điện trở $R$, $R_A$ và $R_V$ là 3 ẩn số, đi tìm biểu thức của $I_{A1}$, $I_{A2}$ và $U_{V1}$ sau đó dùng 3 giá trị của đề toán cho, vậy là chúng ta có 3 phương trình 3 ẩn số, chắc chắn sẽ giải ra được giá trị của $R$. - Nhưng chúng ta có thể xem qua mạch cụ thể để xem có thể giải nhanh hơn không, như sau: đề toán cho 3 giá trị $I_{A1}$, $I_{A2}$ và $U_{V1}$  + $I_{V1} = I_{A1} \Rightarrow$ tính được $R_V = U_{V1}/I_{V1}$  + $I_{V2} = I_{A1} - I_{A2} \Rightarrow$ tính được $U_{V2} = I_{V2} \times R_{V} = U_{MN} \Rightarrow$ tính được $R_A = U_{MN}/I_{A2}$  + $U_{AM} = I_{A1} \times (R_{A} + R_{V}) \Rightarrow$ tính được $U_R = U_{AB} - U_{AM} - U_{MN}$ $\Rightarrow R = U_R/I_{A1}$

Bước 1: Đoạn mạch này không cần vẽ lại chúng ta cũng có thể xác định được đoạn mạch mắc như sau: [$A_1$ nt $V_1$ nt ($A_2$ // $V_2$) nt R]

Bước 2 & 3:

• Vì $A_1$ nt $V_1$ nên $I_{V1} = I_{A1} =0,2 \text{ A}$, từ đó tính được điện trở của hai vôn kế: $$R_V = \frac{U_{V1}}{I_{V1}} = \frac{199}{0,2} = 995 \text{ } \Omega$$ • Tại nút $M$ ta có $I_{V2} = I_{A1} - I_{A2} = 0,2 - 0,199 = 0,001 \text{ A}$, từ đó tính được điện áp $U_{MN}$: $$U_{MN} = U_{V2} = I_{V2} \times R_{V} = 0,001 \times 995 = 0,995 \text{ V}$$ • Từ đó ta có thể tính được điện trở $R_{A}$: $$R_A = \frac{U_{MN}}{I_{A2}} = \frac{0,995}{0,199} = 5 \text{ } \Omega$$ • Từ đó tính được $U_{AM}$: $$U_{AM} = I_{A1} \times (R_{A} + R_{V}) = 0,2 \times (5 + 995) = 200 \text{ V}$$ • Cuối cùng tính được $U_{R}$ và $R$: $$U_R = U_{AB} - U_{AM} - U_{MN} = 220 - 200 - 0,995 = 19,005 \text{ V} \\ \Rightarrow R = \frac{U_R}{I_{A1}} = \frac{19,005}{0,2} = 95,025 \text{ } \Omega$$ Vậy $R = 95,025 \text{ } \Omega$.

III. Bài tập

Bài 1: Cho mạch điện như Hình 4. Biết $U_{AB} = 15 \text{ V}$, $R_1 = 3 \text{ } \Omega$, $R_2 = R_3 = 6 \text{ } \Omega$ và Ampe kế lý tưởng chỉ 0,5 A. Tính giá trị điện trở $R_4$.

Số chỉ của vôn kế là gì

Bài 2: Cho mạch điện như Hình 5, trong đó 3 vôn kế $V_1$, $V_2$, $V_3$ hoàn toàn giống nhau và $U_{AB} = 5 \text{ V}$ a) Vôn kế $V_2$ chỉ 2 V. Xác định số chỉ của vôn kế $V_3$ và cực dương của $V_3$ nối vào điểm nào. b) Cho biết $R_1 = 48 \Omega$, $R_2 = 10 \Omega$, tính điện trở của các vôn kế.

Số chỉ của vôn kế là gì

Từ khóa » Số Chỉ Vôn Kế Là J