Số Chính Phương, Số Lập Phương, Số Lũy Thừa | Huy Cao's Blog

Bài toán : Cho x_1,x_2,...,x_{2n+1},y_1,y_2,....,y_{2n+1} là các số nguyên dương với n là số nguyên dương tuỳ ý và p là một số nguyên tố có dạng 4k+3. Chứng minh rằng :

\left [(p-1)x_1^2+py_1^2 \right ]\left [ (p-1)x_2^2+py_2^2 \right ]...\left [ (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \right ]

không là một số chính phương.

Lời giải 1 :

Chú ý các phân tích sau đây :

Theo hằng đẳng thức Lagrange :

\left [ (p-1)a^2+pb^2 \right ]\left [ (p-1)c^2+pd^2 \right ]=\left [ (p-1)ac+pbd \right ]^2+\left [ ad\sqrt{p(p-1)}+bc\sqrt{p(p-1)} \right ]^2=\left [ (p-1)ac+pbd \right ]^2+p(p-1)(ad+bc)^2

\left [ (p-1)a^2+pb^2 \right ]\left [ (p-1)c^2+pd^2 \right ]\left [ (p-1)x^2+py^2 \right ]=\left [ \left [ (p-1)ac+pbd \right ]^2+p(p-1)(ad+bc)^2 \right ]\left [ (p-1)x^2+py^2 \right ]

=\left [ \left ( (p-1)ac+pbd \right ).x\sqrt{p-1}+\sqrt{p(p-1)}.(ad+bc).y\sqrt{p} \right ]^2+\left [ \left ( (p-1)ac+pbd \right ).y\sqrt{p}-\sqrt{p(p-1)}.(ad+bc).x\sqrt{p-1} \right ]^2=(p-1)\left [ x((p-1)ac+bd)+py(ad+bc) \right ]^2+p\left [ ((p-1)ac+pbd).y-(p-1).x(ad+bc) \right ]^2\;\;\;(*)

Ta dễ dàng chứng minh được (p-1)x^2+py^2 không thể là một số chính phương bằng nguyên lí lùi vô hạn (**)

Ta chứng minh bằng quy nạp tích \left [(p-1)x_1^2+py_1^2 \right ]\left [ (p-1)x_2^2+py_2^2 \right ]...\left [ (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \right ] có thể biểu diễn được dưới dạng (p-1)X^2+pY^2. Với n=0 thì hiển nhiên. Gỉa sử :

\left [(p-1)x_1^2+py_1^2 \right ]\left [ (p-1)x_2^2+py_2^2 \right ]...\left [ (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \right ]=(p-1)X^2+pY^2

Khi đó ta có :

\left [(p-1)x_1^2+py_1^2 \right ]\left [ (p-1)x_2^2+py_2^2 \right ]...\left [ (p-1)x_{2n+3}^2+py_{2n+3}^2 \right ]=\left [ (p-1)X^2+pY^2 \right ]\left [ (p-1)x_{2n+2}^2+py_{2n+2}^2 \right ]\left [ (p-1)x_{2n+3}^2+py_{2n+3}^2 \right ]

Và áp dụng (*) ta quy nạp thành công. Sử dụng tính chất (**) thì bài toán hoàn tất.

Lời giải 2 : (Phạm Quang Toàn)

Giả sử A=\left [(p-1)x_1^2+py_1^2 \right ]\left [ (p-1)x_2^2+py_2^2 \right ]...\left [ (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \right ] là một số chính phương.

Ta có

\left [ (p-1)a^2+pd^2 \right ]\left [ (p-1)b^2+pc^2 \right ]=\left [ (p-1)ac-pbd \right ]^2+p(p-1)(ad+bc)^2=m^2++p(p-1)n^2

\begin{aligned}\left [ m^2+p(p-1)n^2 \right] \left[ g^2+p(p-1) h^2 \right] & = \left[ p(p-1)hn-mg \right ]^2+ p(p-1)(ng+hm)^2 \\ & =i^2+p(p-1)l^2. \end{aligned}

Do đó \left [(p-1)x_1^2+py_1^2 \right ]\left [ (p-1)x_2^2+py_2^2 \right ]...\left [ (p-1)x_{2n}^2+py_{2n}^2 \right ] hoàn toàn có thể biểu diễn được dưới dạng p(p-1)m^2+n^2. Như vậy A= \left [ p(p-1)m^2+n^2 \right ] \left [ (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \right].

Ta có p(p-1)m^2+n^2 \equiv n^2 \pmod{p}, (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \equiv -x_{2n+1}^2 \pmod{p}. Do đó A \equiv -(nx_{2n+1})^2 \pmod{p} hay p|A+(nx_{2n+1})^2. Vì A là số chính phương và p \equiv 3 \pmod{4} nên ta suy ra p^2|A,p|nx_{2n+1}. Ta sẽ xét ba trường hợp sau:

TH1. Nếu p|n, p \nmid x_{2n+1}. Dễ thấy rằng p \nmid (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2. Vì A chính phương nên 2 | v_p (p(p-1)m^2+n^2). Ta có p|p(p-1)m^2+n^2 nên p^2|p(p-1)m^2+n^2. Điều này đồng nghĩa với p|mp|n.

Đặt v_p(m)=b_1,v_p(n)=b_2 thì m=p^{b_1}m_1,n=p^{b_2}n_1 \; (p \nmid n_1,p \nmid m_1). Ta có p(p-1)m^2+n^2= p^{2b_1+1}(p-1)m_1^2+p^{2b_2}n_1^2

Dễ thấy rằng nếu 2b_1+1<2b_2 thì 2 \nmid v_p(p(p-1)m^2+n^2). Do đó 2b_1+1>2b_2. Khi đó p(p-1)m^2+n^2=2^{2b_2} \left [ p^{2(b_1-b_2)+1}(p-1)m_1^2+n_1^2 \right].

Như vậy A là số chính phương khi và chỉ khi B= \left [ p^{2(b_1-b_2)+1}(p-1)m_1^2+n_1^2 \right] \left[ (p-1)x_{2n+1}^2+py_{2n+1}^2 \right] là số chính phương. Lập luận tương tự, ta thu được p|B+(n_1x_{2n+1})^2 và suy ra p|B, mâu thuẫn.

TH2. Nếu p \nmid n,p |x_{2n+1}, lập luận tương tự trường hợp 1, ta suy ra mâu thuẫn.

TH3. Nếu p|n,p|x_{2n+1}. Đặt n=pn_1,x_{2n+1}=pc_1. Khi đó A= p^2 \left[ (p-1)m^2+pn_1^2 \right] \left[ p(p-1)c_1^2+ y_{2n+1}^2 \right] là số chính phương khi và chỉ khi \left[ (p-1)m^2+pn_1^2 \right] \left[ p(p-1)c_1^2+ y_{2n+1}^2 \right] chính phương. Ta quay lại với ý tưởng ban đầu và dẫn đến p|y_{2n+1},p|m. Quá trính cứ tiếp tục tiếp diễn, ta suy ra p^k|x_{2n+1},p^l|y_{2n+1} với mọi k,l \in \mathbb{N}^*. Do đó x_{2n+1}=y_{2n+1}=0, mâu thuẫn vì hai số này nguyên dương.

Vậy A không thể là số chính phương. \blacksquare

Từ khóa » Các Số Lập Phương