Sớ điệp Công Văn - Tập 2 - Thích Nguyên Tâm: Bản Thủ Bút Của ...

Sách: SỚ ĐIỆP CÔNG VĂN – TẬP 2 – THÍCH NGUYÊN TÂM: BẢN THỦ BÚT CỦA HOÀ THƯỢNG GIÁC TIÊN

Miễn phí vận chuyển toàn quốc ————-

Tác phẩm có trên tay quý vị là Bản Sớ Điệp Công Văn  tập 2 – Thủ Bút của chính Hòa Thượng Thích Giác Tiên, vị Tổ khai sơn Chùa Trúc Lâm ở Dương Xuân Sơn, thành phố Huế, và là người khai sáng Hội An Nam Phật Học. Biên dịch giả có nhân duyên với thư tịch nầy đã rất lâu, từ khi du học tại Nhật Bản.

Khi ấy, trong một dịp về Việt Nam vào năm 1994 để thâu tập tài liệu viết luận án Tiến Sĩ, tôi nhận được thư tịch nầy tại Chùa Trúc Lâm; nhưng chưa đọc kỹ nên không biết tác giả là ai. Tác phẩm nầy vẫn nằm yên đó trên giá sách của tôi với năm tháng trôi qua. Mãi cho đến sau khi quyển Sớ Điệp Công Văn tập I ra đời, trong khi tiếp tục tiến hành tập II, tôi mới lấy thư tịch nầy ra để đánh các văn bản chữ Hán vào máy vi tính, bỗng nhiên tôi phát hiện ra đây là tác phẩm của Tổ Giác Tiên.

Sớ điệp công văn tập 2
Sớ điệp công văn tập 2

VỀ NỘI DUNG:

Nội dung chính của thư tịch này tập trung ở các lòng văn Sớ, Điệp, Hịch, Trạng…v.v., dùng trong các trai đàn đương thời. Ngoài ra, còn có một số văn thư khác không kém phần quan trọng và lý thú như bài Bia Minh Tháp cho Hòa Thượng Vĩnh Gia, Nghi Khai Quang, Cách xưng hô các tháng trong năm, v.v. Cho nên, nội dung được chia làm mấy phần như sau:

  • Câu Đồi Các Án Thờ: phần nầy giới thiệu nội dung những câu đối được treo tại các án thờ trong các đàn tràng Chẩn Tế Âm Linh Cô Hôn, Giải Oan Bạt Độ, v.v. Nếu căn cứ theo nội dung câu đối trong phần nầy, trong một Đại Trai Đàn phải có ít nhất 8 bàn chính, gồm phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Băc, Trung ương, Địa Tạng, Giác Hoa, Tiêu Diện…
  • Bài Bia Minh Tháp Hòa Thượng Vĩnh Gia: đây là bài văn Bia Minh do ngài Huệ Pháp(慧法,1871-1927), chùa Thiên Hưng, soạn cho ngài Vĩnh Gia (永嘉,1840-1918) ở Tổ Đình Phước Lâm, Hội An, với dòng chữ: “‘Xuân Kinh Thiên Hưng tự Thích Huệ Pháp bái chí, môn nhân đồng bái lập(春京天興寺釋慧法拜識、門人同拜立,Thích Huệ Pháp chùa Thiên Hưng, kinh đô Huê kính ghi. Môn đồ cùng bái lạy dựng bia). Những điểm kliác nhau giữa bản văn bia tại ngôi tháp của ngài Vĩnh Gia với bài văn bia nầy, đã được tham khảo trong phần đối chiếu.
  • Bài Từ Phó Chúc: đây là bài Từ phó chúc của Hòa Thượng Tịnh Nhãn (淨眼,?-1924) chùa Tường Vân (祥雲寺)truyền trao chức Trụ Trì lại cho pháp đệ Tịnh Hạnh (淨行,1889-1933). Đây cũng là văn bản rất lý thú để khẳng định rằng, ngài Tịnh Nhãn đã từng nhậm chức Trụ Trì chùa Tường Vân dù có lâu hay không, vấn đề nầy, cũng được luận giải rõ ràng trong nội dung chính.
  • Nghi Khai Quang: phân này như là bài Pháp Ngữ tuyên xướng trong khi tiến hành Lễ Khai Quang, cũng rất giá trị, không hề thấy trong các bản Công Văn khác.
  • Cách Xưng Hô Các Tháng Trong Năm: điểm tương đồng của phần nầy với bản Hán ngữ Phật Môn Giản Lược Công Văn Thiện Bản (佛門簡略攻文善本,ghi Phật Lịch 2510, ngày mồng 8 tháng 2 năm Bính Ngọ [1966]) của cố Hòa Thượng Thích Tâm Giải (釋心解), nguyên trụ trì Chùa Từ Quang (慈光寺),thành phố Huế, là giới thiệu cách xưng hô các tháng rất văn từ, hoa mỹ, như tháng Giêng là Chánh nguyệt, thân duy Dân Nguyệt, tiết giới Mạnh Xuân, liễu đĩnh hoàng kim, mai khai bạch ngọc (正月、辰維寅月、節屆孟春、柳錠黃金、 梅開白玉), tháng Giêng, thời vào tháng Dần, tiết thuộc Mạnh Xuân [đâu Xuân], Liễu dệt vàng ròng, Mai bày ngọc trăng). Hay tháng 5 là “‘Ngũ nguyệt: Thân duy Bô Nguyệt, tiết giới Đoan Dương, lựu hỏa thư đơn, ngải kỳ dương lục (五月、辰維蒲月、節屆端陽、榴火舒丹、 艾旗楊綠, tháng Năm, thời vào tháng Bồ, tiết thuộc Đoan Dương [giữa Hạ], hoa Lựu đỏ hoe, ngải cờ màu lục…v.v.
  • Các Lòng Văn Sớ: nội dung chương nầy có thể chia ra như sau: 

     + Các văn Sớ, Điệp, Biểu, Dan, Hịch, V.V., dùng cho các Đại Trai Đàn, như Hoàng Đế Nhị Tôn Khai Kinh Sớ, Đồng Khánh Hoàng Đế Thỉnh Điệp, Thủy Sám Hoàn Quyển Biểu, Cáo Đẩu Văn, Ngoại Từ Bạt Độ Vong Linh Hịch, Đạo Tràng Bảng, v.v

     + Từ lòng văn số 39 đến 54 là nội dung các vãn Sớ, Điệp dâng cúng cho vị thầy đã viên tịch, như Trai Tuần Tôn Sư Cúng Phật Sớ, Quải Chân Dung Sớ, Tạ Thổ Trạng, Thí Thực Điệp, v.v. Tất cả đều do Hòa Thượng Thích Huệ Pháp, Trụ Trì chùa Diệu Đế soạn. 

     + Một số văn cúng đặc biệt hiếm thấy như Đương Kim Chúc Thọ Thù Nguyện Sớ (當今祝壽酬願疏),Sớ Cúng Hoàn Nguyện Chúc Thọ Đương Kìm Hoàng Đế) số 55; Kỳ Đảo Bảo An (祈禱保安疏,Sớ Cúng Cầu Đảo Bỉnh trì) số 56; Tụng Tạng Sớ (誦藏疏,Sớ Tụng Đại Tạng Kỉnh) số 60.

    + Ba mẫu văn cúng Thiên Y Thánh Mẫu Sớ(天依聖母疏)số 57, Huệ Nam Điện Tứ Phủ Sớ(惠南殿四府疏); số 58, Huệ Nam Điện Đĩnh Cúng Thiên Sớ(惠南殿庭供天疏); số 59, là các văn Sớ cúng tại Điện Hòn Chén(còn gọi là Huệ Nam Điện), được soạn với sắc chỉ của triều đình. Ngôi điện nầy thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na của Đạo Mẫu Việt Nam. Thông thường, các văn cúng tại đây lẽ ra do các tu sĩ Đạo Giáo soạn; nhưng ở đây lại do tu sĩ Phật giáo soạn. Đó là điểm đặc biệt cần lưu ý.

    + Điểm đáng lưu ý ở đây là đồ hình Đàn Tràng Chẩn Tế số 38. Đây là một tài liệu rất quý giá để giúp học giả nghiên cứu về Đàn Tràng Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn trong kho tàng nghi lễ Phật Giáo Việt Nam.

  • VII: Tam Thập Lục Bộ Quỷ Vương Tánh Danh: nội dung phần nây nêu rõ tên họ 36 vị quỷ vương, thường được nhăc đên trong các Sớ Điệp cúng Thí Thực.
  • VIII: Phụng Vong Linh Đối Liễn: đây cũng là tư liệu bổ ích về những câu đối liễn thiết trí tại bàn thờ vong linh.

VỀ TÁC GIẢ:

Sau khi biết rõ nội dung của thư tịch nầy, chúng ta có thể suy ra tác giả các lòng văn cúng cũng như nghi thức…v.v, ngoại trừ ngài Huệ Pháp soạn những văn cúng cho tôn sư viên tịch; vị đó chính là Tổ Giác Tiên.

Trong phần giới thiệu về chư vị tôn túc chứng minh cho các Đại Trai Đàn tại Kiên Thái Vương Từ, Quận Công Từ, có đoạn cho biết rõ các vị cao đức đương thời tại xứ Huế là Hòa Thượng Thanh Thái Phước Chỉ chùa Tường Vân; ngài Tăng Cang chùa Thiên Mụ; Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh, Tăng Cang chùa Diệu Bế; Hòa Thượng Thích Tâm Khoan, Trụ Trì chùa Báo Quốc; và Hòa Thượng Thích Tuệ Pháp, Trụ Trì chùa Diệu Đế.

Trong đấy không ghi rõ ai là vị Công Văn cho các Đại Trai Đàn ấy. Thấy Công Văn là người đóng vai trò rất quan trọng sau vị Chủ Sám, chuyên trách vê các văn cúng, thiết trí đàn tràng, cho thật chu tât, hoàn bị; cho nên, vị nầy cũng góp phần lớn cho đàn tràng được viên mãn tốt đẹp. Với nội dung vừa nêu trên, chúng ta có thê suy định được răng người làm Công Văn cho các Đại Trai Đàn ấy chính là Tổ Giác Tiên.

Xem thêm >>> Sớ Điệp Công Văn Tập 3 Xem thêm >>> Sớ Điệp Công Văn Tập 4 Xem thêm >>> Sớ Điệp Công Văn Trọn bộ 4 tập

————- Bản in lại theo nguyên gốc cuốn Sớ Điệp Công Văn tập 2, chỉ còn vài bộ. Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà. Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán. Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Sớ điệp Huế