Sớ Điệp Công Văn - Vietsochunho

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Sớ Điệp Công Văn

Sơ lược về KHOA PHẠM CÔNG VĂN . Chúng ta đã từng nghe: những lời Phật dạy, những lời Pháp ngữ, những bản Linh văn trong chốn Thiền môn đã làm cho người sống an vui,bớt đau khổ và người quá cố thoát được cảnh tam đồ, siêu thăng Tịnh độ. Ðó là một sự huyền diệu và là một khoa phạm đặt biệt có khả năng tiêu trừ nghiệp chướng, giải kết oan khiên để độ thế. Thật là một khoa phạm rất hữu ích vậy. Nói đến Khoa Phạm Công Văn trong Phật giáo Việt nam là đề cập đến nghi thức, nghi lễ và mẫu mực tất cả các loại giấy tờ được dùng trong các lễ tiết của dân tộc. Tất cả nghi thức và ý nghĩa các lễ trong Phật giáo đều phát xuất từ kim khẩu đức Phật, hoặc chư Tổ được ghi lại trong kinh điển. Về sau quý vị Cổ Ðức đã sang định lại cho phù hợp với nghi lễ cổ truyền của mỗi dân tộc mà không mất mục đích tối thượng của Ðạo Phật là giải thoát và lợi sanh. Không cổ xuý hay thoả hiệp những điều mê tín dị đoan sẵn có của dân tộc đó, ngược lại còn dùng Phật pháp để soi sáng và đẩy lùi bóng tối mê tín dị đoan. Bằng cách áp dụng phương tiện hết sức thiện xảo trong nghi lễ, luôn luôn khế cơ, khế lý cho mỗi một chúng sanh hầu cứu vớt họ ra khỏi tam đồ, lục đạo và không bỏ rơi một chúng sanh nào cả. Nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam chúng ta ít nhiều cũng đã ảnh hưởng nghi lễ Trung quốc, nhưng với tinh thần Quốc gia ,Dân tộc, tiền nhân đã gạn lọc để giữ lại những tinh túy phù hợp với tâm lý, đạo lý làm người và cuộc sống hàng ngày của dân tộc để phát triển, và loại bỏ những điều quá câu nệ, phức tạp, hình thức không cần thiết. Các ngài đã lập nên những bộ sách Gia Lễ cho toàn dân xử dụng như Thọ Mai Gia Lễ do ngài Hồ Sĩ Dương hiệu Thọ Mai người tỉnh Hải Dương -Bắc Việt viết vào đới Trần, bộ Thành Luận Gia Lễ do ngài Lê Quý Ðôn viết vào đời Lê.v.v...và cận đại cũng có rất nhiều sách nói về nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Nhưng Phật giáo được truyền vào Việt nam sớm hơn những thời điểm này rất xa, nên nghi thức Phật giáo đã hoà nhập vào nghi lễ phổ thông của quần chúng Việt nam một cách êm đẹp mà không thấy có bất cứ một điều gì nghịch lý cả. Nghi lễ Phật giáo đã chứa đựng nhiều mặt sinh hoạt của xã hội và con người Việt nam. Trong phạm vi bài này chỉ khảo sát về phương diện công văn mà thôi. Khi đọc qua những tài liệu này, chúng ta cũng hiểu được phần nào công việc hoằng dương đạo pháp và phương pháp hành trì của người xưa qua phương diện nghi lễ, hầu rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm mà ứng phú đạo tràng trong hiện tại và tương lai, bất cứ ở đâu. Khoa phạm Công văn trong Phật giáo Việt nam là những cách thức, mẫu mực giấy tờ dùng để biểu bạch lên Tam bảo,hoặc tâu trình lên Thánh, Thần, Linh, Cô hồn.v.v...trong pháp giới lục đạo. Mục đích là giúp cho trai tín chủ tóm tắt những lời phát nguyện, những lời sám hồi tội khiên, cùng những ước nguyện hòng vun trồng công đức, tu hành. Những loại văn bản sau đây hiện đang áp dụng: 1/ SỚ: Một tờ điều trần dâng lên bậc bề trên, trong Phật giáo Việt nam gọi là sớ hay sớ đầu, có tính cách như một lời phát nguyện dâng lên Tam bảo. 2/BIỂU: Nói đầy đủ là Biểu bạch, nêu rõ ràng sự kiện cần trình bày lên Tam bảo hoặc chư vị Bồ Tát. 3/ TRẠNG: Bài văn giai bày sự việc trình lên Thánh, Thần. 4/ HỊCH: Lời của người trên hiểu dụ (kêu gọi) người dưới “vd:Hịch Nguyễn Trãi”. 5/ ÐIỆP: Bản văn có tinh cách làm sáng tỏ vấn đề để người xử dụng được dễ dàng trong việc đi lại hay thi hành nhiệm vụ. 6/ DẪN: Một thể văn dùng để nói đến một sự việc khác. 7/ PHAN: Một khổ vải dài rũ xuống có ghi chữ trên đó tuỳ theo mục đích của buổi lễ “vd: như Chẩn tế, bạt độ...”. 8/ BẢNG: Dùng để yết thị chương trình hành lễ (ngày nay gọi là chương trình). 9/ NHO: Một lá cờ có ghi tên của các vị Thần ngũ phương dùng để triệu thỉnh các Ngài trong một công việc nào đó. 10/ BÀI VỊ: Tên chung của một thông báo về chỗ ngồi của chư vị Thần, Linh.v.v... 11/ THIẾP: Một bản văn để làm tin. A/ Hình thức: a/ Màu sắc: Sớ, Biểu, Trạng, Dẫn đều được viết trên giấy bản màu vàng. Còn các loại khác viết trên giấy màu đỏ hoặc trắng. b/ Kích thước: Ngày xưa quy định tờ giấy bản dài khoảng 64 phân tây (cm), rộng 40 phân tây (cm), gấp làm đôi theo chiều ngang, gấp xong, bề dài là 40 cm, bề ngang là 32 cm, xếp thành 4 khổ bằng nhau. Mỗi khổ 8 cm bằng khoảng 4 ngón tay như người xưa đã dạy:”tiền nhất chưởng, hậu bán trương”. c/ Cách trình bày: Phải viết đúng theo khuôn phép đã được người xưa quy định như: chỉ được viết một mặt mà thôi, viết chữ chân, không được viết chữ thảo. Hồng danh chư Phật, Bồ Tát, tên kinh, chú phải viết hoa lên hàng đầu hoặc giữa hàng gọi là Ðài hay Ðài lọng (nếu viết theo kiểu chữ nho xưa). Phía trên đầu tờ giấy phải chừa một khoảng trống bằng một lóng tay giữa (khoảng 3 cm), phía dưới cùng tờ giấy phải chừa một khoảng nhỏ nhất cũng phải đủ đường cho một con kiến bò (khoảng 2 cm) như người xưa đã căn dặn:”Thượng thông thiên đường, hạ triệt nghị tẩu”.Phần cuối cùng ghi ngày, tháng, năm và vị dâng sớ ký tên và đóng dấu. B/ Nội dung: a/ Nội dung của Sớ, Biểu.v.v...căn cứ vào bài kệ trong phảm “Biểu Bạch” ở tập luận “Thuyết pháp Minh nhẫn” như sau: Biểu bạch Tam bảo cảnh. Ðồng biệt trú trì Phật. Tiên tán tu thiện thể, Tứ thán thí chủ ý. Thánh linh thành Bồ đề, Thánh chúng nguyện thành tựu. Hồi hướng pháp giới chúng, Chư Thiên tăng uy quang. Nghĩa là: Tờ sớ, biểu dâng lên Phật, Bồ Tát...(Tam bảo) là phải nêu rõ dâng lên vị nào: đồng trú trì Phật hay biệt trú trì Phật, tức là dâng lên một đức Phật hay nhiều đức Phật. Ðiều trước tiên là phải tán dương công đức tu thiện của ngài, sau đó nói rõ và ca ngợi thành ý của thí chủ, cầu nguyện bậc Thánh Linh phát tâm Bồ đề, lắng nghe cùng độ trì cho lời nguyện của chúng sanh được thành tựu. Tiếp theo là hồi hướng khắp thảy chúng sanh và cầu nguyện chư Thiên đều được tăng phần oai nghiêm, sáng lạn. b/ Văn thể: Các lòng sớ, biểu... đều tuỳ cơ duyên mà trước thuật, phải hợp vào cảnh huống lúc khấn nguyện, tức là khế cơ và khế lý, nên chư Tổ ngày xưa, các vị Cổ Ðức, các vị thiện trí thức, Cư sĩ, Phật tử uyên bác đã trước thuật nội dung các lá sớ, biểu.v.v... để dâng cúng Phật, chư Bồ Tát. Theo quan niệm chư Phật là bậc Thế tôn, nên cách hành văn cho đến văn thể đều có quy cách nhất định, thường theo thể văn Biền ngẩu đối nhau rất sát (đối câu, đối chữ, đối ý...). Ví dụ: Nhứt niệm chí thành đối Thập phương cảm cách. Ta bà Giáo chủ hoằng khai giải thoát chi môn đối Cực lạc Ðạo sư tiếp dẫn vãng sanh chi lộ. Phước, thọ, khương, ninh nãi nhân tâm chi tự nguyện đối Tai, ương, hạn, ách bằng Phật lực dĩ siêu thăng.v.v... Hầu hết các lòng văn sớ, điệp...của Phật giáo Việt nam đang xử dụng đều ở trong bộ Tâm Nang và Thiện bổn. Nhưng càng về sau càng có nhiều việc xẩy ra như lễ thành hôn tại chùa chẳng hạn, dù lòng sớ đã được trước tác nhưng chưa được ghi vào các bộ công văn của Thiền môn để áp dụng. Do đó bất cứ ai, dù xuất gia hay tại gia có văn tài liễu đạt nghĩa kinh đều có thể trước thuật và làm bản văn mẩu mực cho người sau tùy duyên mà sử dụng sau khi đã được các ngài Cao tăng, Ðại đức trong giới Thiền môn chấp nhận. Tóm lại: Sớ, Biểu, Trạng, Hịch...là những án văn chương tuyệt tác, có vần có điệu được trình bày một cách hợp đạo, khiến người đọc cảm thấy hòa mình vào mà tự phát nguyện dâng trọn niềm tin lên chư Phật, chư Bồ Tát, xem như phương tiện dắt người vào đạo. Trên phương diện tinh thần là những yếu tố gây niềm tin một cách vững chắc đối với trai tín chủ. Khoa phạm công văn trong Phật giáo Việt nam là một công việc khá năng nề, đòi hỏi người đảm trách phải có kiến thức chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để ứng phó và giải quyết tất cả mọi vấn đề từ trên bàn thờ đến tận nhà bếp, và phải có tinh thần cầu tiến, thường xuyên học hỏi với các bậc tôn túc, các vị chuyên khoa nghi lễ về các ngành thuộc khoa đó như: cách xử dụng các loại pháp khí, am hiểu các cung điệu, lễ nhạc, am tường khoa nghi, ý nghĩa các bài kệ để xử dụng đúng chỗ, đúng lễ, biết cách tổ chức các loại đàn tràng hầu giúp trai chủ hoàn thành sở nguyện. Ðăc biệt nhất là phải sang bằng tất cả mọi trở ngại xẩy ra trong tiến trình cung hành nghi lễ để tránh bỏ mất bất cứ một lễ lạc nào đã có trong chương trình. Ðược như vậy thì âm dương đều lợi lạc. Cách ghi tháng của công văn. 1/ Những danh từ chỉ tháng (có tính cách văn chương). Tháng 1: Thần duy Dần nguyệt, tiết thuộc mạnh Xuân, liễu đính hoàng kim, mai khai bạch ngọc. Tháng 2: Thần duy lan nguyệt, tiết thuộc trung hòa, oanh chuyển như hoàng, hoa phi tợ cẩm. Tháng 3: Thần duy đào nguyệt, tiết thuộc mộ Xuân, đào vũ phiên hồng, bính tinh điểm lục. Tháng 4: Thần duy mạch nguyệt, tiết thuộc thanh hòa, hòe ấm dinh đình, hà hương mãn chiểu. Tháng 5: Thần duy bồ nguyệt, tiết thuộc đoan dương, lựu hỏa thư đơn, ngải kỳ dương lục. Tháng 6: Thần duy thử nguyệt, tiết thuộc quang dương, tử kết liên phòng, hương lưu lệ phố. Tháng 7: Thần duy qua nguyệt, tiết thuộc lan thu, ngọc vũ sinh lương, kim phong đản thứ. Tháng 8: Thần duy quế nguyệt, tiét thuộc trung thu, quế ảnh phù cơ, thiềm quang hiệu khiết. Tháng 9: Thần duy cúc nguyệt,tiết thuộc trùng dương, lý cúc phiên hương, giang phong thấu cẩm. Tháng 10: Thần duy dương nguyệt,tiết thuộc mạnh đông, nhứt tuyến thiêm trường, tam dương phục thủy. Tháng 11: Thần duy gia nguyệt, tiết thuộc trọng đông, tuyết điểm hàng mai, gia phi ngọc quản. Tháng 12: Thần duy lạp nguyệt, tiết thuộc quý đông, trúc diệp phù bôi, mai hoa ánh tịch. 2/ Cách ghi thông thường._ Mỗi mùa có 3 tháng: Tháng đầu mùa là “Mạnh”,tháng giữa mùa là “Trọng”,tháng cuối mùa là “Quí”. Do đó, vị công văn chỉ ghi tháng và mùa là đủ. Ví dụ; Lễ được tổ chức vào tháng 7 thì ghi “Thần duy mạnh nguyệt, tiết thuộc Thu thiên” là được rồi.
Cách đóng dấu (ấn triện). 1/ Dấu Tam bảo: Dấu hình vuông, mỗi cạnh khoảng 7cm5 (7phân rưỡi tây), dùng để đóng trên sớ điệp và trên bì các loại công văn. Dấu chỉ được đóng khi nào đã được vị chứng minh hay chủ sám duyệt qua và đồng ý. Tuyệt đối không được đóng dấu trước (khống chỉ). Vị trí dấu đóng phải cách trên đầu công văn một khoảng cách bằng cạnh con dấu. Dấu Tam bảo khắc dương 4 chữ “PHẬT PHÁP TĂNG BẢO” theo lối chữ triện. 2/ Dấu niêm phong: Dấu hình vuông, mỗi cạnh 6cm5 (6 phân rưỡi tây), dùng để đóng phía dưới bì sớ điệp ở mặt trước. Dấu khắc dương 2 chữ “CẨN PHONG” cũng theo lối chữ triện. 3/ Dấu đóng trên Ðiệp: Dấu hình chữ nhật, chiều dài khoảng 8cm5 (8 phân rưỡi tây), rộng 4cm5 (4 phân rưỡi tây); dùng để đóng trên 4 chữ mở đầu và 3 chữ kết thúc của tờ điệp. Dấu đóng cách trên đầu tờ điệp cở 5 phân tây. Dấu khắc dương 4 chữ “PHẬT TỔ GIA PHONG”. 4/ Dấu của vị chứng minh hay chủ sám: Dấu hình chữ nhật, chiều dài khoảng 3cm (3 phân tây), có hai loại: a/ Loại dấu dương: khắc Pháp danh vị Tỳ kheo theo lối chữ triện, chữ nổi lên khi đóng dấu. Loại dấu này dùng để đóng trên sớ khi biểu bạch lên Tam bảo. b/ Loại dấu âm: khắc Pháp hiệu của vị Tỳ kheo cũng theo lối chữ triện, chữ chìm trong dấu, khi đóng chữ không dính mực. Loại này dùng để đóng trên các điệp văn cấp cho Linh. 5/ Vị trí đóng dấu: Dấu được đóng ngay trên Pháp danh hay Pháp hiệu và chữ ký của vị Chứng minh hay Chủ sám.
CÁCH XƯNG HÔ. A/ Cách xưng hô với người được dâng cúng: Sống Chết Cha Hiển khảo (đã mai táng rồi) Cố phụ (khi còn trên đất, chưa chôn) Mẹ Hiển tỷ (đã chôn rồi) Cố mẫu (chưa mai táng) Ông nội (đời thứ 3) Hiển tổ khảo Bà nội Hiển tổ tỷ Ông cố (đời thứ 4) Hiển tằng tổ khảo Bà cố Hiển tằng tổ tỷ Ông cao (đời thứ 5) Hiển cao tổ khảo Bà cao Hiển cao tổ tỷ Từ đây trở lên, mỗi đời thêm một chữ “cao” và chỉ thêm tố đa là 2 chữ nữa mà thôi. Nếu trên 3 chữ cao thì chỉ dùng thêm một chữ “thượng” nữa. Ví dụ: Thượng cao cao cao tổ khảo. Con Hiển thệ tử (con trai) Hiển thệ nữ (con gái) Cháu nội (3 đời) Hiển đích tôn (cháu nội trưởng) Hiển nội tôn (cháu nội thứ) Cháu cố (4 đời) Hiển tằng tôn Cháu cao (5 đời) Hiển huyền tôn B/ Cách xưng hô của người đứng cúng: a/ Cha chết, con trai xưng: Cô tử (chưa chôn) con gái xưng: Cô nữ Mẹ chết, con trai xưng: Ai tử con gái xưng: Ai nữ Cha, mẹ đều chết (một người đã chết trước, nay thêm một người nữa) Con trai xưng: Cô ai tử Con gái xưng: Cô ai nữ Con gái đã có chồng: Giá nữ b/ Cha,mẹ chết chôn cất xong xuôi, từ đây về sau. Con trai xưng: Hiếu tử hay Thân tử Con gái xưng: Hiếu nữ hay Thân nữ Rễ xưng: Nghĩa tế Dâu xưng: Hôn Cháu nội trưởng (cha chết trước ông bà) : Ðích tôn thừa trọng Cháu nội trưởng (cha chưa chết): Ðích tôn Cháu nội : Nội tôn Cháu gọi bằng cố (4 đời) : Tằng tôn Cháu gọi bằng cao (5 đời) : Huyền tôn Cháu 6 đời: Lai tôn Cháu 7 đời: Côn tôn Cháu 8 đời: Nhưng tôn Cháu 9 đời: Vân tôn Cháu 10 đời: Nhĩ tôn Dòng trực hệ, cháu gọi là tôn, sau đời thứ 10 đều gọi là Tự tôn. Vợ của cháu thêm chữ hôn sau chữ tôn; ví dụ: vợ của cháu nội là nội tôn hôn Cháu gái thêm chữ nữ sau chữ tôn; ví dụ: cháu nội gái là nội tôn nữ. Chồng của cháu gái thêm chữ tế sau chữ tôn; ví dụ: chồng của cháu nội gái là nội tôn Tế. .Dòng bàng hệ, hậu duệ tôn, cháu gọi là Ðiệt.
CÁCH GHI LÝ DO NHỮNG LỄ THÔNG THƯỜNG TRONG SỚ ÐIỆP. 1.LỄ AN VỊ TÔN TƯỢNG PHẬT VÀ BỒ TÁT: Thỉnh Phật đăng đài, cung nghinh an vị, tịch triêu chiêm phụng, sám hối kỳ an, nghênh tường tập phước sự... 2.LỄ VỀ NHÀ MỚI: Lạc thành tân trạch, tống trừ (nhương tống) Ngũ quỉ, an trấn linh phù, thỉnh Phật thăng đài, cung nghinh an vị, tiến thí Cô hồn, phóng sanh chư loại, sám hối kỳ an, nghinh tường tập phước sự... 3.LỄ BẠT ÐỘ, TRUY TIẾN TIÊN LINH, CHẨN TẾ: Truy tiến Tiên linh, giải oan đoạn nghiệp, tuyết thích tiền khiên, chẩn tế Cô hồn, phóng sanh thục mạng, sám hối nguyện kỳ, âm siêu dương thái, bảo an hậu duệ sự... 4.LỄ TẠ LĂNG MỘ: Kiến lập lăng mộ, sự dĩ hoàn long, lễ tạ Thổ Thần, thù nguyện Tiên Linh, kỳ âm siêu dương thái sự... 5.CẦU AN ÐẦU NĂM: Minh niên Xuân thủ, sám hối kỳ an, (nhương tinh, giải hạn, bảo mạng kỳ an), đồng niên nghinh đường tập phước sự.. 6.CẦU AN BẢO BỆNH: Kỳ nguyện...(tên họ bệnh nhân) đương lâm bệnh chứng, thân thể bất an, tứ chi trầm trọng, vô phương khả đảo khả cầu, kim nhật qui đầu Phật Thánh, năn phò năng cứu... 7.ÐẠI LỄ VU LAN: ( Tại chùa hoặc khuôn hội ): Phụng vị: Thất thế phụ mẫu, đa sanh phụ mẫu, hiện tại tứ thân phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, chư linh liệt vị, bổn khuôn (tự) hội viên, thiện nam tín nữ quá cố chư linh liệt vị. ( Tại nhà ): Bổn âm đường thượng, khứ hệ Tiên linh,...(họ) gia tôn thân quyến thuộc, chư linh liệt vị. 8.ÐÁM TANG: Thiên cửu hỏa táng (hoặc an thổ)...chi lễ...kỳ siêu độ sự. 9.TUẦN TRONG KHI CHƯA CHÔN HOẶC CHƯA THIÊU: Thiên cửu...(tuần thứ mấy) thất chi trai tuần... 10.LỄ HIỆP KỴ HỌ, PHÁI: Bổn âm đường thượng, khứ thệ Tiên Linh &(họ) gia Tôn Tổ, lịch đại quá cố, nam nữ chư tôn linh liệt vị...
Sớ Điệp Công Văn :Lời Dẫn :Nhân trong thời gian nghiên cứu về Phật Giáo Việt Nam hiện đại để viết luận án tiến sĩ của mình , tôi có dịp tiếp xúc với những bản văn sớ điệp mà chư tăng và cư sĩ ở Huế đang dùng đến trong những nghi lễ cúng cầu an hay cầu siêu cho các Phật tử tại gia . Ở Huế người ta đang dùng những bản khắc gỗ để lưu hành những văn bản có gía trị này . Khi nghiên cứu sâu vào nội dung của các văn bản này , tôi mới thấy rằng người soạn ra chúng quả thật rất uyên thâm giáo lý Phật Giáo qua những lời lẽ , ngôn từ được dùng trong đó , Tôi nghĩ đây cũng là một kho tàng văn hoá Phật Giáo Việt Nam mà chúng ta cần phải lưu giữ nó . Hơn thế nữa , việc nghiên cứu về nguồn gốc văn bản , phiên dịch và chú thích nội dung của chúng cũng là việc làm rất cần thiết để có sự lưu hành rộng rãi hơn cho bất cứ ai có quan tâm đến văn hoá Phật Giáo Việt Nam . Trong thời gian có hạn vì những bận rộn nghiên cứu khác , tôi chỉ đánh máy vi tính và phiên âm nội dung tiếng Việt mà thôi . Căn cứ trên nội dung của những văn bản này , tôi tạm chia ra làm 4 phần chính : SỚ - ĐIỆP - TRẠNG – Các loại VĂN khác . Trong phần SỚ gồm có sớ dành cho cầu an , cầu siêu , và một vài loại sớ khác như là : Sớ cúng ngoại cảnh ngoại càng , sớ cúng sao , sớ cúng Quan Thánh , v…v. Về phần ĐIỆP thì được chia làm 2 loại , điệp dùng cho cầu siêu và điệp đặc biệt dùng cho trong lúc hành TANG LỄ , mà theo từ chúng ta thường hay gọi là điệp cúng ĐÁM . Trong các bản TRẠNG VĂN thì gồm các thể loại như : Dẫn thuỷ sám tiên hạt , văn hịch thuỷ , văn cúng hậu Thổ v…v. Tôi xin được chân thành giới thiệu đến quý Đạo hửu Thiện nam tín nữ , và cho những ai có quan tâm sâu sắc đến kho tàng văn hoá này . Cũng vì lớn tuổi nên đánh máy có phần hơi chậm mong quý bạn hoan hỷ . Mục Lục : 1 - SỚ CẦU AN : 1 - Sớ cầu an ( Phật nãi ) 2 - Sớ cầu an ( Nhất niệm tâm thành ) 3 - Sớ cầu an ( Thoại nhiễu liên đài ) 2 - SỚ CẦU SIÊU : 1 - Sớ cầu siêu ( Ta bà giáo chủ ) 2 - Sớ cầu siêu ( Vạn đức từ tôn ) 3 - Sớ cầu siêu chẩn tế ( Tịnh bình ) 4 - Sớ cúng ngọ khai kinh ( Phong túc diêu đàn ) 5 - Sớ chẩn tế ( Thắng hội hoằng khai ) 6 - Sớ tụng kinh Thuỷ sám ( sám viên minh ) 7 - Sớ cúng Tiêu Diện ( Biến thể diện nhiên ) 8 - Sớ giải oan bạt độ ( Chuẩn Đề thuỳ phạm ) 9 - Sớ Vu lan 1 ( Thu lai nguyệt đáo ) 10 - Sớ Vu lan 2 ( Phật từ mẫn thế ) 3 - CÁC LOẠI SỚ KHÁC : 1 - Sớ cúng ngoại cảnh ngoại càng ( Càng khôn hiển thị ) 2 - Sớ cúng cầu ngư ( Thiên địa thuỷ phủ ) 3 - Sớ cúng vớt đất ( Hoàng thiên giáng phước ) 4 - Sớ cúng giao thừa ( Diêu hành tam giới ) 5 - Sớ cúng lễ thành ( Quyền tri bắc hải ) 6 - Sớ cúng Hội Đồng thánh Mẫu ( Thánh cảnh cao diêu ) 7 - Sớ cúng sao 1 (Đảng đảng châu thiên ) 8 - Sớ cúng sao 2 ( Tai tinh thối độ ) 9 - Sớ cúng bà Bổn mạng ( Phương phi tiên nữ ) 10 - Sớ cúng Quan Thánh ( Trung huyền nhật nguyệt ) 4 - ĐIỆP CẦU SIÊU : 1 - Điệp cầu siêu ( Tư độ vãng sanh ) 2 - Điệp cúng cô hồn ( Khải kiến pháp diên ) 3 - Điệp cấp ( Tư độ linh diên ) 4 - Điệp cấp phóng sanh ( Khải kiến pháp diên ) 5 - Điệp cấp thuỷ sám ( Tư độ đạo tràng ) 6 - Điệp thăng kiều ( Tư độ đạo tràng trai diên ) 7 - Điệp Thượng phan ( Tư độ đạo tràng ) 8 - Điệp tam thế tiền khiên ( Tư độ đạo tràng ) 9 - Điệp Vu lan ( Tư độ vãng sanh ) 10 - Điệp cúng Tuần ( Tư độ vãng sanh ) 11 - Điệp cúng vớt chết nước ( Tư độ đạo tràng ) 12 - Điệp cúng chết cạn ( Tư độ đạo tràng tế đàn ) 13 - Điệp cúng bà cô thân ruột ( Tư độ linh diên ) 5 - ĐIỆP CÚNG ĐÁM : 1 - Điệp thành phục ( Tư minh siêu độ ) 2 - Điệp triêu điện ( Tư độ linh diên ) 3 - Điệp tịch điện 1 ( Tư độ linh diên ) 4 - Điệp tịch điện 2 ( Tư minh siêu độ ) 5 - Điệp khiển điện ( Tư độ linh diên ) 6 - Điệp Tế Đồ trung ( Tư độ linh diên ) 7 - Điệp cầu siêu cáo yết Từ đường ( Mộ tùng căn trưởng ) 8 - Điệp an linh phản khốc ( Tư độ linh diên ) 6 - TRẠNG : 1 - Trạng đảo bệnh ( Thiết cúng đảo bệnh kỳ an ) 2 - Trạng cúng Phù sứ ( Linh bảo đại pháp ty ) 3 - Trạng lục cung ( Cúng khẩm tháng ) 4 - Trạng cúng quan sát ( Khởi kiến pháp diên ) 5 - Trạng tống mộc ( Khởi kiến pháp diên ) 6 - Trạng cúng đất ( Thiết cúng tạ thổ kỳ an ) 7 - Trạng cúng khai trương ( Thiết cúng khai trương kỳ an ) 8 - Trạng cúng hoàn nguyện ( Thiết cúng hoàn nguyện ) 9 - Trạng cúng Tiên sư ( Khởi kiến pháp diên ) 10 - Trạng tạ mộ ( Khởi kiến pháp diên ) 7 - CÁC LOẠI VĂN : 1 - Dẫn thuỷ sám tiên hạt ( Tư độ đạo tràng ) 2 - Văn cúng Hưng tác ( … ) 3 - Văn hịch thuỷ ( Khai giải bạt độ trầm luân tế đàn ) 4 - Văn cáo đạo lộ ( … ) 5 - Văn cúng hậu thổ (… ) 6 – Văn Thượng lương ( … ) SỚ CẦU AN( Phật Nãi )Phục dỉ Phật nãi tam giới y vương năng trừ chúng sanh bệnh khổ , Thánh thị tứ phương lương dược , phục chi tâm thể an tường , thanh tịnh pháp thân thọ tê đại giác . Việt Nam Quốc … (điền : Tỉnh , thành phố , Quận huyện , Xã phường , thôn ấp , nơi mình cư trú ) Ví dụ : Thừa Thiên tỉnh , thành phố Huế , ….. Phường , gia số 001 , Gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh kỳ đảo giải bệnh bảo mạng cầu an sự ……. ( Tên người đứng lễ xin , tuổi âm lịch , xin cho con hay cháu hoặc là đệ tử gia chủ bệnh nhân tên gì…. tuổi âm lịch , sở phạm đau bệnh gì đều viết rõ . ) Kim tướng quang trung phủ thuỳ chiếu giám . Ngôn niệm : Tam nghiệp , lục căn luỵ thế tạo chư tội chướng , Tứ sanh , lục đạo diên niên oan đối cừu thù , hoặc bị tà ma thân thuộc , hoặc trước quỷ mỵ ác thần , khổ não bất an , thân lâm tật bệnh . Toàn bằng Phật Thánh chứng minh từ bi hộ hựu , ngũ tạng điều hoà , tứ chi tráng kiện . Tư giả bổn nguyệt cát nhật , kính thiết phỉ nghi tuyên hành pháp sự , phúng tụng Đại Thừa Pháp Bảo tôn kinh…… Tiêu tai chư phẩm thần chú , Đảnh lễ Tam thân bảo tướng vạn đức kim dung , tập thử lương nhơn , kỳ tăng phước thọ . Kim tắc cẩn cụ sớ văn hoà nam bái bạch . Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Tác Đại Chứng Minh . Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Chứng Minh . - Nam mô Đại Từ bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát . - Nam mô Thượng Trung Hạ Phân Tam Giới Thiên Tào Địa Phủ Dương Gian Liệt Vị Chư Thánh hiền . Diên phụng Chư Tôn Bồ Tát , Hộ Pháp Long Thiên , Già Lam chơn tể , Chư vị Thiện Thần đồng thuỳ chiếu giám , cọng giáng cát tường . Phục nguyện : Tam Bảo chứng minh phóng từ quang nhi ủng hộ , Vạn linh đổng giám , hiện thần lực dĩ phò trì , bệnh tật tảo thuyên , thân cung ninh tĩnh . Ngưỡng lại Phật Thánh chứng minh cẩn sớ . Tuế thứ …..niên………nguyệt……..nhật . Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .2 - SỚ CẦU AN ( Nhất niệm tâm thành )Phục dĩ Nhất niệm tâm thành , bách bảo quang trung vô bất ứng , phiến hương liễu nhiễu , Thập Phương Hiền Thánh tận hư không bái sớ vị . Việt Nam Quốc …… ( Như trên ) gia cư phụng Phật thánh tu hương phúng kinh kỳ an sám hối bảo mạng nghing tường phước huệ sự . đệ tử : … ( họ tên và pháp danh ) . đồng gia quyến nam nữ thượng hạ chúng đẳng , duy nhật bái can . Kim tướng quang trung , phủ thuỳ chiếu giám . Ngôn niệm : Đệ tử đẳng , phao sanh hạ phẩm , mạng thuộc thượng thiên . Hà càn khôn phú tải chi ân , cảm Phật Thánh phò trì chi đức . Tư vô phiến thiện lự hữu dư khiên . Tư giả bổn nguyệt cát nhật , liệt trần hương hoa kiền thành phúng tụng Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh … ( nguyện trì tụng kinh gì thì viết lên để tuyên đọc ) Gia trì tiêu tai chư phẩm Thần chú , đãnh lễ tam thân Bảo tướng vạn đức kim dung , tập thử thiện nhơn kỳ sanh phước quả . Kim tắc cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch . - Nam mô Thập Phương thường Trú Tam Bảo Nhất thiết chư Phật Tôn Pháp Hiền thánh Tăng Tác Đại Chứng minh . - Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Liên Toạ Chứng Minh . - Nam mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ tát . - Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát , Quan Bình thái tử Châu Thương tướng quân . Diên phụng : Tam thừa thượng thánh , Tứ phủ vạn linh , Hộ pháp long thiên , Chư vị thiện thần đồng thuỳ chiếu giám , cọng giáng cát tường . Phục nguyện : Phật thuỳ hộ hựu , Thánh đức phò trì , đẳng chư tai nạn tận tiêu trừ , sa số phước tường giai biện tập , thân cung tráng kiện , mạng vị bình an . Ngưỡng lại Phật Thánh chứng minh cẩn sớ . Phật Lịch : 255….. Tuế thứ….. niên , nguyệt…… nhật , thời . đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .3 - SỚ CẦU AN ( Thoại nhiễu liên đài )Phục dĩ Thoại nhiễu liên đài , ngưỡng chơn như chi huệ giám , hương phù báo triện , bằng tướng hựu chi tuệ quang , nhất niệm chí thành , Thập Phương cảm cách . Sớ vị : Việt Nam Quốc ……… ( Như trên ) . Phụng Phật Thánh tu hương phúng kinh Sám Hối kỳ an phước sự .Kim đệ tử :………………… niên canh………….. hành canh……… Đồng gia quyến đẳng , duy nhật bái can . Kim tướng quang trung phủ thuỳ chiếu giám .Thiết niệm : Đệ tử đẳng , phao sanh hạ phẩm , hạnh ngộ thắng duyên , hà cảm nhị nghi phú tải chi ân , cảm Phật Thánh phò trì chi đức , Tư vô phiến thiện , lự hữu dư khiên , tư giả túc trần tố khổn , phi lịch đơn tâm , khể thủ đầu thành , kiền cần sám hối , phúng tụng….. gia trì…… Chư phẩm thần chú . Đảnh lễ tam thân bảo tướng , vạn đức kim dung , tập thử thiện nhơn , kỳ tăng phước thọ . Kim tắc cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch . - Nam mô thập Phương Thường Trú Tam Bảo Tác Đại Chứng minh . - Nam mô đạo tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Tác Đại Chứng Minh . - Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Tác Đại Chứng minh . - Nam mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh cảm Quán thế Âm Bồ Tát . Diên Phụng : Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát , Đạo tràng Hội Thượng vô lượng Thánh Hiền , cọng giáng oai quang đồng thuỳ gia hộ . Phục nguyện : Thập phương giám cách , Tam Bảo chứng minh , tỷ đệ tử đa sanh nghiệp chướng dĩ băng tiêu , nhất thiết thiện căn nhi thành tựu , Niệm niệm Bồ Đề quả kết , Sanh sanh Bát nhã hoa khai , thường cư tứ tự chi trung , tất hoạch vạn toàn chi phước , Ngưỡng lại ; Phật từ gia hộ , chi bất khả tư nghì dã . Cẩn Sớ . Phật Lịch :…. Tuế thứ….. niên ….. nguyệt……. nhật , thời. Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .4 - SỚ CẦU SIÊU ( Ta bà giáo chủ )Phục dĩ : Ta bà Giáo chủ , hoằng khai giải thoát chi môn , Cực lạc Đạo Sư tiếp dẫn vãng sanh chi lộ , Bái sớ vị , Việt Nam Quốc ………Tỉnh ( thành phố )……. Quận ( Huyện )…… Xã…… Thôn Hiện trú tại ………… Gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh…….. chi thần………..Đại giác thế tôn phủ thuỳ tiếp độ . Thống niệm : Phụng vị ………. Chi hương linh .Nguyện thừa Phật Pháp dĩ siêu thăng , toàn lại kinh văn nhi giải thoát , Tư lâm ………. Chi thần , trượng mạng Lục hoà chi phúng tụng Đại Thừa pháp bảo tôn kinh……… Gia trì vãng sanh tịnh độ Thần chú . Đãnh lễ tam thân Bảo tướng , vạn đức kim dung , tập thử lương nhơn , kỳ cầu siêu độ , Kim tắc cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch . - Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết hiền thánh Tăng Tác Đại Chứng Minh - Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Liên Toạ Chứng Minh . Cung Phụng Quan Âm tiếp dẩn , Thế Chí đề huề , Địa Tạng từ tôn , Tiếp xuất u đồ chi khổ , minh dương liệt Thánh , đồng thuỳ mẫn niệm chi tâm . Phục nguyện : Từ bi vô lượng , lân mẫn hửu tình , tiếp hương linh tây trúc tiêu diêu , phò dương quyến nam sơn thọ khảo . Ngưỡng lại Phật ân chứng minh cẩn sớ . Phật lịch : ……… Tuế thứ…… niên……nguyệt……. nhật , thời Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .5 - SỚ CẦU SIÊU Cúng Tuần ( Vạn đức từ tôn )Phục dĩ : Vạn đức từ tôn , chẩn tế u minh chi lộ , Trai tuần phủ chí kiền kỳ , tiến bạt chi chương . Sớ vị : Việt Nam Quốc……….. ( Như trên ) Gia cư phụng Phật , tu hương hiến cúng phúngkinh……… Chi trai tuần , kỳ siêu độ sự . Kim đệ tử………….. Đại Giác Thế Tôn phủ thuỳ tiếp độ Thống niệm : Phụng vị…………….. Nguyên mạng sanh ư….Niên….nguyệt……nhật…….Hưởng dương…… Đại hạn vu…..niên……nguyệt…….nhật……thầ n…….mạng chung . Trượng Phật ân nhi trực hướng tây hành , y diệu pháp nhi cao đăng lạc quốc. Tư lâm….. chi thần , chánh trị khôn phủ đệ…….. điện….. Minh vương án tiền trình quá , Do thị kiền trượng Lục Hoà chi tịnh lữ , phúng tụng Đại Thừa Pháp Bảo chi kinh văn ……. Gia trì vãng sanh Tịnh Độ thần chú Đãnh lễ tam thân bảo tướng , vạn đức kim dung , tập thử thắng nhân , kỳ sanh an dưỡng , kim tắc cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch : - Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Liên Toạ Tác Đại Chứng Minh . Cung phụng Quan Âm tiếp dẫn , Thế Chí đề huề , Địa Tạng từ tôn , tiếp xuất u đồ chi khổ , Minh dương liệt Thánh , đồng thuỳ mẫn niệm chi tâm . Phục nguyện : Từ bi vô lượng , tế độ vô biên , tiếp hương linh Tây Trúc tiêu diêu , phò dương quyến Nam Sơn thọ khảo . Ngưỡng lại Phật ân chứng minh . Cẩn sớ . Phật lịch…… Tuế thứ…… niên….nguyệt…..nhật , thời . Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ . ------------ @ ------------- SỚ CHẨN TẾ ( Thắng hội hoằng khai )Phục dĩ Thắng hội hoằng khai , Thế Tôn xuất hiện , hàn lâm ký thiết , đới phách lai y , tháo dục thân căn , thừa ân thọ giới , hưởng Tô Đà chi diệu thực , các bảo cơ hư , thính hoa tạng chi huyền văn , tảo đăng giác địa . Sớ vị : Việt Nam Quốc ………… Phụng Phật tu hương phúng kinh……… Đại giác Thế Tôn , phủ thuỳ tiếp độ . Thống niệm : Phục vị : Pháp giới tam thập lục bộ , hà sa nam nữ , vô tự âm cô hồn , tự tha tiên vong , gia thân quyến thuộc , cập bổn xứ viễn cận , vô tự âm cô mộ liệt vị . Phổ triệu giới nội , chiến tranh chiến sĩ trận vong , nhân dân nạn vong , oan hồn uổng tử , nam nữ vô tự âm linh không hành liệt vị . Ngôn niệm : Pháp giới hữu tình đại khai tân tế , quyến bỉ u hồn , tích kiếp cô lộ , cữu trầm trường dạ , nan đắc siêu thăng , trượng thử lương nhân , hạnh mông tế độ , tư giả thần duy…….. Nguyệt tiết giới………. trú chi đạo tràng , hương mãn thập phương chi thế giới . Kim tắc mông sơn hội khải , đại thí môn khai , cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch . - Nam mô đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Liên Toạ Chứng Minh . - Nam mô Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát . - Nam mô Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả . Cung phụng : Diện Nhiên Đại Sĩ , uy quang khắc đáo ư kim tiêu , Địa Tạng từ tôn , thần lực đại chương ư thử dạ , Diêm Vương thập điện , chiếu khai thập bát Địa ngục chi môn , Tả Hữu phán quan , thiêu tận ức kiếp luân hồi chi tịch , Tỷ lục đạo tứ sanh chi vi mạng , khô mộc phùng xuân , sữ cữu huyền thất tổ chi hiệp linh , đồng đăng giác ngạn . Ngưỡng lại Phật ân chứng minh cẩn sớ . Phật lịch…….. Tuế thứ……..niên……nguyệt…….nhật , thời . Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .[SIZE="5"]7 -CÚNG NGỌ KHAI KINH ( Phong túc diêu đàn )[/SIZE]Phục dĩ : Phong túc diêu đàn , cảnh ngưỡng từ quang chi tại vọng , vân khai bảo tọa , kiều chiêm Phật Pháp chi vô biên , phủ lịch đơn thầm , ngưỡng vu liên tọa . Bái sớ vị : Việt Nam : ..... Quốc . Phụng Phật tu hương phúng kinh : ........ Phụnh Phật ân quân mông giải thoát . Tư lâm ( giả ) thần duy : ..... Nguyệt tiết giới : ........ Thiên diên khai : ....... Trú chi liên tiêu , tăng trượng lục hòa chi tịnh lữ . Phúng tụng Đại Thừa Pháp Bảo tôn kinh : ......... Gia trì chư phẩm thần chú , đãnh lễ tam thân bảo tướng vạn đức kim dung , tập thử thù thắng thiện nhân , nguyện kỳ âm siêu dương thái . Kim tắc cẩn cụ sớ , hòa nam bái bạch : - Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng Tác Đại Chứng Minh . - Nam Mô Đạo Tràng giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Tác Đại Chứng Minh . - Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tác Đại Chứng Minh . Cung phụng biến pháp giới chư tôn Bồ tát Ma Ha Tát , Đạo Tràng Hội Thượng cô lượng Thánh Hiền , cọng giáng uy quang đồng thùy tiếp độ . Phục nguyện : Đại viên giáo chủ , vạn đức hồng danh , quyện phong trần nhi chơn nguyên trạm tịch , thâu ba lãng nhi giác hải trừng thanh , kỳ hiện sanh cọng tăng phước huệ chi vô biên , nguyện quá khứ chi hương linh , đồng phó Liên Trì chi thắng hội . Ngưỡng lại Phật ân chứng minh bất khả tư nghì dã . Cẩn sớ . Phật lịch : 255.... Tuế thứ : ........ niên , nguyệt : ........ nhật : ......... , Thời . Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ .8 - CÚNG NGỌ KHAI KINH ( Phong túc diêu đàn )Phục dĩ : Phong túc diêu đàn , cảnh ngưỡng từ quang chi tại vọng , vân khai bảo tọa , kiều chiêm Phật Pháp chi vô biên , phủ lịch đơn thầm , ngưỡng vu liên tọa . Bái sớ vị : Việt Nam : ..... Quốc . Phụng Phật tu hương phúng kinh : ........ Phụnh Phật ân quân mông giải thoát . Tư lâm ( giả ) thần duy : ..... Nguyệt tiết giới : ........ Thiên diên khai : ....... Trú chi liên tiêu , tăng trượng lục hòa chi tịnh lữ . Phúng tụng Đại Thừa Pháp Bảo tôn kinh : ......... Gia trì chư phẩm thần chú , đãnh lễ tam thân bảo tướng vạn đức kim dung , tập thử thù thắng thiện nhân , nguyện kỳ âm siêu dương thái . Kim tắc cẩn cụ sớ , hòa nam bái bạch : - Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng Tác Đại Chứng Minh . - Nam Mô Đạo Tràng giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Tác Đại Chứng Minh . - Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tác Đại Chứng Minh . Cung phụng biến pháp giới chư tôn Bồ tát Ma Ha Tát , Đạo Tràng Hội Thượng cô lượng Thánh Hiền , cọng giáng uy quang đồng thùy tiếp độ . Phục nguyện : Đại viên giáo chủ , vạn đức hồng danh , quyện phong trần nhi chơn nguyên trạm tịch , thâu ba lãng nhi giác hải trừng thanh , kỳ hiện sanh cọng tăng phước huệ chi vô biên , nguyện quá khứ chi hương linh , đồng phó Liên Trì chi thắng hội .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2014 (5)
    • ▼  tháng 12 (4)
      • cuoi
      • tiep
      • Sớ Điệp Công Văn

Từ khóa » Sớ Biểu Di đà