Sơ đồ 2.1 Bộ Máy Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Thạc sĩ - Cao học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 97 trang )
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công tyCổ đông ủy quyền, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Côngty quy định. Đại hội đồng cổ đông có toàn quyền quyết định mọi hoạt động củacông ty và có nhiệm vụ :+ Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty+ Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát+ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do Đại hội đồngcổ đông bầu ra, có nhiệm vụ:+ Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phânphối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng pháttriển và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty.+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty.+ Bầu, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban giám đốc.+ Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty.+ Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.+ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.Hiện tại Hội đồng quản trị có 7 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quảntrị, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 5 thành viên có nhiệm kỳ là 5 năm.- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụkiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tàichính của công ty.-Tổng Giám đốc: Có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:+ Tổ chức và triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạchkinh doanh, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ côngty theo đúng điều lệ, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừcác chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.+ Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo nhiệm vụ và quyền hạn của điều lệcông ty.Học viên: Lê Thị Oanh38Lớp: CH2013-QTKD1-NĐ+ Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinhdoanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị.- Phó tổng giám đốc sản xuất: Phụ trách chung các công việc về kỹ thuật vàsản xuất. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những phần việc đượcgiao.- Phó tổng giám đốc chất lượng: Có trách nhiệm đảm bảo dược phẩm sản xuấtphù hợp với luật và các quy chế của Bộ y tế ban hành và phù hợp với các tiêu chuẩnkỹ thuật đã được thiết lập- Phó tổng giám đốc kinh doanh: Tổ chức phát triển mạng lưới khách hàng, lậpkế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và tiếp thị, quản lý thốngnhất hệ thống phân phối hàng sản xuất và xuất nhập khẩu trên toàn quốc.- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng có chức năng tham mưu đề xuất vớiGiám đốc để xem xét quyết định về tổ chức mô hình bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng,tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ tương ứng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh ngày một phát triển của công ty.- Phòng tài chính - kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới kế toán, sắpxếp, tuyển dụng và đề bạt cán bộ phụ trách mảng hạch toán thuộc các đơn vị trongcông ty; có các biện pháp hữu hiệu tăng cường quản lý điều hành bổ sung các quychế quản lý kinh tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng quản lý tài sản, tiềnvốn, hàng hoá,... đúng chính sách, chế độ, pháp luật Nhà nước, quy chế công ty.- Phòng marketing: Có nhiệm vụ nâng cao hình ảnh và uy tín của công tynhằm làm tăng hiểu biết của khách hàng với công ty và tăng giá trị thương hiệu củacông ty. Giới thiệu cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, hiểu rõ đặc tính ưuviệt của sản phẩm, giá cả, khả năng cạnh tranh đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thịtrường.- Phòng cung ứng điều độ: Đề xuất các kế hoạch sản xuất tháng, quý, nămtheo nhu cầu của thị trường và năng lực của công ty; kế hoạch tập kết vật tư, nguyênnhiên phụ liệu,... đáp ứng cho sản xuất đúng, đủ, kịp thời, đồng bộ, đạt tiêu chuẩnchất lượng; theo dõi tiêu hao vật tư kỹ thuật, thu hồi sản phẩm.Học viên: Lê Thị Oanh39Lớp: CH2013-QTKD1-NĐ- Tổng kho: Đề xuất kế hoạch tổng thể về nhân lực, mặt bằng, phương tiệndụng cụ đáp ứng yêu cầu nhập, xuất, bảo quản hàng hoá theo quy chế chuyên môncủa ngành và quy định của công ty, có các biện pháp quản lý bảo quản hàng hoátheo yêu cầu riêng của từng vật tư; tổ chức nhập, xuất, quản lý vật tư, tài sản, hànghoá nhanh chóng thuận tiện nhất cho sản xuất.-Phòng đảm bảo chất lượng: Chịu trách nhiệm soạn thảo các quy trình chấtlượng; kiểm tra, xem xét và quản lý các quy trình thao tác chuẩn; thiết lập và quảnlý hồ sơ lô sản phẩm; thanh tra quá trình sản xuất tại các phân xưởng trong công ty;kiểm soát môi trường sản xuất.- Phòng kiểm tra chất lượng: Có chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cáctiêu chuẩn và các phương pháp thử phù hợp cho các nguyên phụ liệu, bán thànhphẩm và thành phẩm đang và sẽ có trong các quy trình sản xuất của công ty; tổ chứccác hoạt động chuyên môn, tuân thủ các tài liệu pháp lý để tiến hành kiểm tra sựphù hợp của các nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm có trong các quytrình sản xuất của công ty với các yêu cầu chất lượng đề ra trong các tiêu chuẩn nóitrên.- Phòng nghiên cứu và phát triển: Đề xuất các chương trình, giải pháp thúc đẩytiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ, mẫu mã quy cách đónggói sản phẩm hiện có. Cho ra đời nhiều sản phẩm mới chất lượng tốt với sức cạnhtranh cao trên thương trường; xử lý các vấn đề thuộc kỹ thuật để đảm bảo sản phẩmcủa công ty sản xuất ra ngày một có uy tín với người tiêu dùng.- Các chi nhành: Tổ chức kinh doanh và phân phối các mặt hàng do công tysản xuất, các mặt hàng nhập khẩu; xuất khẩu các thuốc và tinh dầu y cụ; tổ chứcnghiên cứu các mặt hàng mới, thực hiện các thủ tục đăng ký lưu hành. Thực hiệnchặt chẽ các quy chế quản lý tài chính, tiền hàng theo chế độ hiện hành.- Trung tâm thương mại: Có chức năng đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị y tếtrong việc phòng và chữa bệnh cho các đối tượng trong tỉnh.- Các hiệu thuốc trực thuộc: Có chức năng đáp ứng nhu cầu thuốc, thiết bị y tếtrong việc phòng và chữa bệnh cho các đối tượng.Học viên: Lê Thị Oanh40Lớp: CH2013-QTKD1-NĐ- Các phân xưởng: Trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng thuốc hoặc hỗ trợ quá trìnhsản xuất chi tiết theo từng phân xưởng(Nguồn: Phòng thống kê kế toán tài chính)2.2 Phân tích môi trường vĩ mô2.2.1 Yếu tố chính trịViệt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới,mọi sự thay đổi về chính sách quản lý cũng như sự thay đổi về các văn bản quyphạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng nhưcủa các doanh nghiệp trong ngành luôn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt độngcủa Công ty.Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, đang mởrộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, quan hệ kinh tếngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế, củng cố vị thếcủa Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhữngchính sách phù hợp để tập trung phát triển kinh tế xã hội với sự tham gia của cácthành phần kinh tế theo định hướng XHCN, nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDPvới tốc độ cao trong thời gian tới. Quốc hội và chính phủ đang điều hành nền kinhtế một cách năng động và hiệu quả, và cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cảicách hành chính, cải cách toàn diện, hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật liên tụcđược xây dựng và sửa đổi hoàn chỉnh.2.2.2 Yếu tố kinh tếPhân tích môi trường kinh tế bao gồm: Phân tích sự ảnh hưởng của tốc độtăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thấtnghiệp, đầu tư nước ngoài,... Tất cả những ảnh hưởng này sẽ là cơ sở để hoạch địnhchiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của môi trường, tậndụng được những cơ hội và khắc phục được những nguy cơ do môi trường đem lại.a) Phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tếTốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp. GDP tăng trưởng tốt sẽ tác động mạnh mẽ đến cầu các hàng hoávà dịch vụ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.Học viên: Lê Thị Oanh41Lớp: CH2013-QTKD1-NĐTheo số liệu thống kê về tăng trưởng ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cóthể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳvới tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990, tốc độ tăng trưởng GDPtrung bình chỉ đạt 4,9%. Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyểnhoá thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóngvượt qua giai đoạn khó khăn bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDPbình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là9,5% năm 1994.Tuy nhiên do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nên nước ta lạinhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8%năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999.Từ năm 2011-2014 tuy nước ta đã có nhiều đổi mới nhưng chúng ta vẫn chịuảnh hưởng lớn của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thếgiới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưanước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP năm 2011 là 6.24%, năm2012 giảm xuống còn 5.25% và đến năm 2013 tăng nhẹ 5,3%. Sang năm 2014 nềnkinh tế nước ta dần dần hồi phục tính đến thời điểm hiện nay tăng trưởng GDP đạtđược 5.98%.Theo thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và xãhội, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong các năm gần đây như sau:Bảng 2.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2007-2010Năm2011201220132014Tỷ lệ tăng trưởng (%)6,245.255,35,98Tốc độ tăng trưởng GDP có nhiều biến động các năm gần đây có tác độngkhông tốt tới sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất. Trong đó, ngành dượcphẩm nói chung cũng như công ty cổ phần Nam Hà không tránh khỏi sự ảnh hưởngchung đó. Riêng trong lĩnh vực sản xuất dược thì khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế thế giới cũng có tác động trực tiếp đến Công ty. Tốc độ tăng trưởngcủa sản xuất thuốc trong nước khá cao, trị giá thuốc sản xuất trong nước ngày càngHọc viên: Lê Thị Oanh42Lớp: CH2013-QTKD1-NĐtăng đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ, cho dù gần 90% nguyên liệu hoádược phải nhập khẩu từ nước ngoài. 10 năm qua, thị trường dược phẩm Việt Namđáp ứng nhu cầu thuốc cho dự phòng và chữa bệnh và khẳng định chất lượng tronghiệu quả điều trị. Công nghệ bào chế sản xuất thuốc phát triển, các doanh nghiệpứng dụng nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc và kỹ thuậtbào chế hiện đại để sản xuất ra các loại thuốc như thuốc tác dụng tại đích, thuốcphóng thích hoạt chất chậm, thuốc đông khô,…Công ty cổ phần Nam Hà đã đầu tưsản xuất các nhóm thuốc đang tăng tỷ lệ sử dụng, thuốc chuyên khoa (như: thuốctim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, ...). Các dạng bào chế cũng được phát triểnhơn (như : thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ...).Mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng ngành công nghiệp hoáchất, đặc biệt là công nghiệp hoá dầu ở Việt Nam còn yếu nên hầu hết hoá chất chocông nghiệp hoá dược hiện phải nhập ngoại. Đây là cơ hội đồng thời cũng là tháchthức đặt ra cho Công ty trong thời gian tới.2.2.3 Yếu tố văn hóa xã hội tự nhiênTâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàngngoại. Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20%- 30% thuốc nộitrên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt làthuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt hơn thuốc nội. Vìvậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầmnày. Trong khi công nghệ sản xuất dược phẩm ở Việt Nam tiên tiến, tương đươngvới các nước trên thế giới 8. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là sự hiểubiết của người tiêu dùng về thuốc rất hạn chế, thuốc có cùng thành phần nhưng kháctên về biệt dược và không giống tên trong đơn thuốc không dám mua và sử dụng.Trong khi đó một tình trạng đang diễn ra hiện nay mà báo chí thường nhắc đến làcác bác sĩ vẫn thích kê toa thuốc ngoại vì nó cho tác dụng nhanh hơn và chi hoahồng nhiều hơn 9, xu hướng này trong tương lai sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngànhDược nói chung và NAMHAPHARMA nói riêng.Học viên: Lê Thị Oanh43Lớp: CH2013-QTKD1-NĐTrong cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế. Con người ngàycàng quan tâm bảo vệ sức khỏe cho mình từ khi còn đang khỏe mạnh, theo quanniệm phòng bệnh hơn chữa bệnh các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng cácthực phẩm chức năng hơn là thuốc. Tại Việt Nam hiện nay có hơn 3.000 loại thựcphẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường. 10 Bên cạnh đó, theo báo cáo củaILO tỷ lệ lao động nữ đã tăng từ 50,2% - 51,7% (1980-2013) trong đó tỷ lệ nữ đãtham gia vào công việc được trả công tăng từ 42,8%(2010) đến 47,3%(2014). Vàtrong tương lai tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng 11. Và nhu cầu làm đẹp của phụ nữ lànhu cầu tất yếu, vì vậy khi thu nhập của ngày càng ổn định và tăng lên cùng vớicuộc sống ngày càng bận rộn hơn, để tiết kiệm thời gian làm đẹp và chăm sóc sứckhỏe, phòng ngừa các bệnh về sau. Nhiều phụ nữ có thể có xu hướng sử dụng cácsản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm nhiều hơn. Đây là cơ hội cho cáccông ty sản xuất những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu khách hàng.NAMHAPHARMA cũng đang đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triểnsản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm cùng với hệ thống phân phối tốtcông ty có thể vận dụng tốt cơ hội này.2.2.4 Yếu tố công nghệTrong giai đoạn 2006-2014 vừa qua ngành khoa học và công nghệ nước ta đãcó nhiều chuyển biến đáng kể cùng với việc thành lập Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ, với mục đích của quỹ này là hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứngdụng nghiên cứu trong nước, các kết quả nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩmcó tiềm năng thương mại; thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới và nâng cao trình độ côngnghệ 12… Đây là một cơ hội tốt cho ngành dược trong việc vận dụng và đổi mớicông nghệ trong sản xuất.Trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đấtnước ngành công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã có những bước đột phá.Trong sản xuất, nhiều công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng (bao màng mỏng,Học viên: Lê Thị Oanh44Lớp: CH2013-QTKD1-NĐđông khô, thuốc tác dụng kéo dài,...). Có thể nói đây là bước chuyển mình cho cácdoanh nghiệp sản xuất thuốc nói chung và NAMHAPHARMA nói riêng vì có thểtiếp cận được các ngành công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến trên thế giới.2.3 Phân tích môi trường ngành :* Đặc tính kinh tế của ngành:Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngànhdược phẩm vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng với tốc độ trung bình 18.8%/nămtrong giai đoạn 5 năm 09-13. Nhân tố chính tác động đến xu hướng này là do bảnthân dược phẩm là sản phẩm không thể thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sứckhỏe của người Việt cũng tăng cao. Tuy vậy, một sự thật mà ngành dược Việt Namkhông thể phủ nhận là tỉ lệ nhập khẩu dược phẩm đang còn quá cao, chiếm đếnhơn 60% tổng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, dù cung cấpđược 50% nhu cầu nhưng thị trường nội địa chỉ đáp lại 38%, các doanh nghiệptrong nước chuyển sang hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu còn quáthấp, do sản phẩm của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những công thức thuốcthông thường mà nguồn cung trên thị trường quốc tế vẫn đang rất dồi dào, cộng vớiviệc 90% nguyên dược liệu phải nhập khẩu, khiến mặt hàng của Việt Nam thiếutính cạnh tranh. Vì vậy, theo dự báo của BMI, mặc dù Bộ Y Tế đang khuyến khíchdoanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng các dự án mới, trong vòng 5năm tới, doanh nghiệp dược Việt Nam cũng chưa thể có những sự phát triển bứcphá. Kết quả là cán cân thương mại ngành dược phẩm của Việt Nam vẫn chưa thểcó sự tiến triển tích cực. Ngành công nghiệp dược vẫn đang trong giai đoạn đầucủa thời kì phát triển. Danh mục sản phẩm của ngành vẫn còn thưa thớt, nhưng vẫnđang có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp tham gia có quymô nhỏ, vốn đầu tư chưa lớn nên số lượng đạt tiêu chuẩn GMP WHO theo lộ trìnhcủa Bộ Y Tế mới đạt được 80-90%. Nạn thuốc giả còn tràn lan do chính sách và sựkiểm soát còn tương đối lỏng lẻo. Vì vậy, trong những năm tới đây, ngành dượcphẩm mong muốn có sự thay đổi về chiến lược cũng như khung pháp lý để tạo điềukiện thuận lợi cho ngành phát triển. BMI dự báo ngành dược phẩm vẫn tiếp tụcHọc viên: Lê Thị Oanh45Lớp: CH2013-QTKD1-NĐtăng trưởng với tốc độ trung bình 15.5%/năm trong vòng 5 năm tới, và đóng gópđến 2.2% vào GDP vào năm 2017. Tuy sản phẩm ngoại vẫn chiếm ưu thế trongtương lai gần, nhưng các doanh nghiệp nội địa vẫn sẽ tích cực đầu tư sản xuất, tìmkiếm phương thuốc mới, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, cốgắng đạt mục tiêu đến năm 2020, cung cấp được 70% nhu cầu thị trường nội điạnhư Bộ Y tế đã đặt ra.2.3.1 Áp lực từ nhà cung cấpNhà cung cấp cho ngành Dược phẩm bao gồm: Nhà cung cấp về nguyên vậtliệu chế biến thuốc, nhà cung cấp về nguồn lao động.-Trong ngành Dược lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng, vì ngành đòi hỏilực lượng lao động phải có trình độ cao và có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, trongthực trạng ngày nay thì nguồn nhân lực có trình độ cao còn ít, chưa đáp ứng đượcnhu cầu của ngành. “Theo báo cáo ngành dược năm 2010 thì tỷ lệ dược sĩ tại ViệtNam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân” 13.-Về nguồn nguyên vật liệu cho ngành Dược: Hiện nay sức mạnh của các nhàcung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành còn cao vì vậy sức ép từ phíacác nhà cung cấp này lên ngành là cao. Tuy hiện nay có một số doanh nghiệp Dượcđã xây dựng được nguồn nguyên liệu riêng do vậy đã chủ động được một phầnnguồn nguyên liệu để sản xuất nhưng tỷ lệ này là rất thấp. Đa số nguồn nguyên liệudùng cho việc sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Châu Á như : Áo,Ý, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc....Trong đó 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chiếmtỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam với tỷ trọng tươngứng là 25% và 21% (năm 2008) 14. Với hơn 90% nguồn nguyên liệu để sản xuấtthuốc nhập khẩu từ nước ngoài 15, thì sự lệ thuộc về nguyên liệu của các công ty sảnxuất thuốc trong nước là rất lớn và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp nàytăng giá bán.Học viên: Lê Thị Oanh46Lớp: CH2013-QTKD1-NĐ2.3.2 Áp lực từ khách hàngKhách hàng của ngành dược phẩm được phân khúc thành 2 nhóm:2.3.2.1 Nhóm khách hàng gián tiếpNhóm khách hàng này bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong vàngoài nước. Được phân loại thành 2 nhóm chính: Nhóm khách hàng gián tiếp nướcngoài và nhóm khách hàng gián tiếp trong nước. Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoàiNhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang Nhật,Đông Âu. Nhưng theo dự đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp Dượcở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2014 - 2017 sẽ đạt 12%-15%, trong khimức tăng trưởng của thế giới chỉ đạt 6 - 8%16và nhu cầu dược phẩm ở các nướcchâu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh…vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnhtrong thời gian tới vì dân số đông, thu thập bình quân đầu người không ngừng đượccải thiện, vì vậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng. Trongtương lai quy mô của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển.Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài (các nước châu Âu):-Yêu cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm.-Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm. Nhóm khách hàng gián tiếp trong nướcNhư phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày cànggia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vìvậy cho thấy nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềmnăng phát triển.Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước-Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luônmang tâm lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt.Học viên: Lê Thị Oanh47Lớp: CH2013-QTKD1-NĐ-Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, nên cónhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ 17.- Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theolời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng ViệtNam thường mua thuốc theo kinh nghiệm) 18.-Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn nên vấn đềvề sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy người dân ngàynay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như uy tín thương hiệu.-Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước không gây sức ép cho ngành vì dượcphẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu không có sản phẩm thay thế và khôngcó sự mặc cả về giá.2.3.2.2. Khách hàng trực tiếpĐây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành dược. Nhu cầu mua thuốc phụthuộc vào lượng mua của nhóm khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếpcũng được chia thành 2 nhóm nhỏ:-Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp.-Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc(như các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, cácđiểm bán lẻ...)Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp 19:-Bởi vì dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng nên họđòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và uy tín.-Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao.-Họ yêu cầu khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng đãký kết.Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành bởi vì:-Họ mua với số lượng sản phẩm lớn, chiếm doanh số cao trong tổng cácHọc viên: Lê Thị Oanh48Lớp: CH2013-QTKD1-NĐ
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần dược phẩm nam hà đến năm 2020
- 97
- 2,851
- 10
- Tài liệu Quyết định số 7505/QĐ-UB-KT doc
- 1
- 0
- 0
- Tài liệu Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg doc
- 6
- 0
- 0
- Tài liệu Quyết định số 02/1998/QĐ-TTg docx
- 5
- 0
- 0
- Tài liệu Quyết định 14/1998/QĐ-NHNN2 pdf
- 7
- 0
- 0
- Tài liệu Công điện số 338 doc
- 2
- 0
- 0
- Tài liệu Quyết định số 789-TTg pdf
- 4
- 0
- 0
- Tài liệu Thông tư số 06/1997/TT-BXD pdf
- 9
- 0
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.06 MB) - Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần dược phẩm nam hà đến năm 2020 -97 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm
-
Sơ đồ Tổ Chức Công Ty
-
Sơ đồ Tổ Chức | Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung ương CODUPHA
-
Sơ đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex
-
Sơ đồ Tổ Chức | CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN
-
Sơ đồ Tổ Chức | Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nam
-
Sơ đồ Tổ Chức - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW25
-
Sơ đồ Tổ Chức Công Ty – FORIPHARM
-
Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm
-
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC - Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Quảng Bình
-
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAMEX
-
Sơ đồ Tổ Chức | Pharbaco
-
Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần 2022 Mới Nhất - Luật Hoàng Phi
-
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐẢNG BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC