Sơ đồ Bấm Huyệt Lòng Bàn Chân & Cách Xoa Bóp Chữa Bách Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Bấm huyệt lòng bàn chân là phương pháp tạo áp lực nhẹ lên các vị trí dây thần kinh dọc theo bàn chân nhằm giúp mô cơ được thư giãn, dễ chịu. Đây là bộ phận có nhiệm vụ gánh vác toàn bộ cơ thể nên rất dễ xuất hiện các dấu hiệu tê chân, căng cứng, đau nhức. Bên cạnh đó, việc thực hiện động tác thường xuyên cũng hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bài viết sau đây của Tree Boss sẽ đề cập sâu hơn đến tác dụng của cách trị liệu này. Xem ngay nhé!
1. Sơ đồ các huyệt đạo lòng bàn chân
Bàn chân sở hữu nhiều vị trí huyệt với nhiệm vụ duy trì các cử động linh hoạt khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Việc nắm được sơ đồ và cách bấm huyệt lòng bàn chân sẽ giúp chữa được các bệnh lý.
1.1. Huyệt Thương khâu
– Vị trí: Nằm dưới hõm mắt cá chân phía trong.
– Tác dụng: Hỗ trợ điều trị các chứng khó tiêu, đầy bụng, viêm ruột, táo bón, tiêu chảy, dạ dày… Ngoài ra, còn có khả năng dưỡng lá lách, giúp khí huyết di chuyển từ vị trí huyệt đến các kinh mạch và ngược lại.
– Cách bấm huyệt: Bấm huyệt và giữ trong 3 phút đến khi có cảm giác tê mỏi. Bạn nên thực hiện mỗi ngày từ 3 đến 5 lần với mỗi chân.
1.2 Huyệt Bát phong
– Vị trí: Giữa các vị trí đầu 5 ngón chân tiếp giáp nhau (Đại thành). Đây là huyệt ngoài kinh gồm có 8 huyệt chạy xen kẽ các đốt ngón chân. Các ngón chân được đẩy lại gần nhau và lấy da ở 4 đầu ngón chân, các cơ tương ứng với da khớp của da mu và da bàn chân.
– Tác dụng: Điều trị các triệu chứng viêm đốt ngón chân, cước chân, bàn chân sưng đỏ, sưng đau, tê thấp, chẩn thấp.
– Cách bấm huyệt: Bạn thực hiện bấm và day từng huyệt trong khoảng 1 phút. Mặt khác, châm cứu 0,1 – 0,2 tấc và có thể hút lượng máu nhỏ nếu bàn chân bị sưng lên khi rút kim ra.
>>>> ĐỌC NGAY: Kỹ thuật massage bàn chân thải độc tố “Cực Đơn Giản” tại nhà
1.3 Huyệt Nội đình
– Vị trí: Huyệt nội đình ở trên mu bàn chân, cách nửa thốn từ kẽ ngón chân cái đến ngón giữa lên mu bàn chân.
– Tác dụng: Điều trị các chứng đau răng hàm dưới, đầy bụng, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 và chảy máu cam, sốt cao.
– Cách bấm huyệt: Bấm và giữ huyệt lòng bàn chân phải từ 1-3 phút nhẹ nhàng. Đổi chân và thực hiện lại động tác.
1.4 Huyệt Dũng tuyền
– Vị trí: Dũng tuyền là một trong các huyệt lòng bàn chân nằm cách gan bàn chân ⅓ về phía trước thuộc điểm thấp nhất của cơ thể.
– Tác dụng: Hỗ trợ trong việc dưỡng thận, giải độc và điều hòa cơ thể
– Cách bấm huyệt: Khi bấm huyệt lòng bàn chân này, bạn cần dùng lực hợp lý vì đây là trong 36 yếu huyệt. Bạn sử dụng ngón cái day và ấn nhẹ khoảng 5 phút. Lưu ý nên thực hiện trong khoảng từ 5 đến 7 giờ sáng là hợp lý và uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.
1.5 Huyệt Thái xung
– Vị trí: Nằm ở mu bàn chân, từ khe ngón chân cái và áp út đo lên 2 thốn.
– Tác dụng: Huyệt này có liên quan đến điều dưỡng hoạt động của gan. Bấm huyệt Thái xung giúp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, mất ngủ, ù tai, hen phế quản, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt, đau khớp cổ chân…
– Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái ấn một lực vừa phải, thực hiện trong khoảng 4 phút. Thực hiện đến lúc có cảm giác hơi đau nên dừng lại.
>>>> ĐỌC THÊM: 5 cách mát xa toàn thân cho nam giới tại nhà thoải mái từ A – Z
1.6 Huyệt Giải khê
– Vị trí: Nằm ở giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.
– Tác dụng: Điều trị chứng đau khớp cổ chân, tê liệt, đau dây thần kinh tọa
– Cách bấm huyệt: Dùng lực tay ấn và day huyệt nhẹ nhàng 1 – 3 phút tùy mức độ bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp các động tác xoa bóp thư giãn để tăng hiệu quả
2. Bấm huyệt lòng bàn chân có tác dụng gì?
Bấm huyệt lòng bàn chân có tác dụng gì? Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích nên thực hiện bấm huyệt mỗi ngày để đem đến lợi ích “thần kỳ” cho cơ thể.
- Giúp đả thông kinh mạch, máu được bơm lên các cơ quan của cơ thể.
- Giúp thư giãn, xua tan áp lực căng thẳng trong cơ thể. Từ đó, tinh thần trở nên phấn chấn, mang đến năng lượng làm việc hiệu quả.
- Việc thực hiện bấm huyệt lòng bàn chân không chỉ thư giãn mà còn ngăn ngừa chấn thương, giảm đau MS và hóa trị.
- Phương pháp hỗ trợ giảm chứng rối loạn chức năng gan, dị ứng, táo bón, tiêu chảy,… giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
- Tăng cường tốc độ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể nhờ massage bấm huyệt lòng bàn chân đúng cách.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh sốt nhẹ do cảm lạnh.
- Liệu pháp bấm huyệt bàn chân giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ nhờ các dây thần kinh được kích thích thư giãn.
- Cuối cùng, ấn huyệt ở lòng bàn chân còn giúp âm dương trong cơ thể cân bằng, điều hòa khí huyết.
>>>> KHÔNG THỂ BỎ QUA: Massage bấm huyệt toàn thân tốt không? 4 mẹo xoa bóp tại nhà
3. Cách bấm huyệt ở lòng bàn chân chữa bệnh tại nhà
Bấm huyệt là giải pháp không còn xa lạ được nhiều người áp dụng vì hiệu quả mang lại rất cao. Sau đây Tree Boss sẽ gửi đến quý bạn đọc một số cách bấm huyệt ở lòng bàn chân trị bệnh hiệu quả tại nhà.
3.1 Bấm nguyệt lòng bàn chân chữa nóng trong, bốc hỏa
Nhiệt độ cơ thể thường tăng giảm theo thời tiết. Vì vậy, tình trạng nóng trong, nổi mụn, bốc hỏa thường xuất hiện phổ biến. Thời điểm này, bạn hãy thực hiện bấm huyệt lòng bàn chân như sau:
- Cách bấm huyệt: Bạn sử dụng ngón tay cái từ từ với lực nhẹ bấm lên huyệt thái xung nằm trên mu bàn chân, cách 2 đốt ngón tay từ khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2.
- Thời gian và số lần: Thực hiện trước khi đi ngủ 20 phút, mỗi chân massage 3 – 4 phút, đến khi cảm thấy hơi đau thì dừng lại.
3.2 Xoa bóp bấm huyệt lòng bàn chân chữa ho
Khi bị ho, bạn có thể xoa bóp, bấm huyệt tại huyệt Dũng tuyền trên phần lõm ngay ⅓ trước gan bàn chân. Cụ thể như sau:
- Cách bấm huyệt: Bạn thực hiện co bàn chân và các ngón chân lại. Sau đó, dùng lực ngón tay và bàn tay ấn, day, xoa bóp để làm nóng huyệt.
- Thời gian và số lần: Thực hiện khoảng 15 phút cho mỗi bên chân.
3.3 Massage bấm huyệt giúp thư giãn, chữa phù chân
Bàn chân là nơi chịu trọng lực của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sức khỏe. Vì thế, bạn hãy thường xuyên bấm huyệt lòng bàn chân để cơ thả lỏng, thư giãn, giảm thiểu tối đa các bệnh lý trong cơ thể.
- Cách bấm huyệt: Đầu tiên, dùng tinh dầu xoa quanh bàn chân sau đó giữ chặt bàn chân. Dùng bàn tay miết nhẹ nhàng từ cổ chân đến các ngón chân. Tiếp theo, bạn kéo tay từ trên cổ chân xuống gót chân và dùng ngón cái vừa di chuyển theo vòng tròn vừa ấn nhẹ quanh mắt cá chân. Cuối cùng, dùng ngón tay cái bấm huyệt ở lòng bàn chân theo chiều hướng về ngón chân hoặc theo vòng tròn.
- Thời gian và số lần: Thực hiện 5 phút mỗi ngày ở hai chân đến khi cảm thấy được thư giãn
Ngoài ra, việc sử dụng ghế massage cũng giúp hỗ trợ trị liệu, bấm huyệt lòng bàn chân hiệu quả và phục hồi nhanh chóng. Cụ thể, thiết bị chăm sóc sức khỏe sẽ có tác dụng cụ thể sau:
- Giúp giảm đau xương khớp.
- Hỗ trợ hoạt động hệ hô hấp, tuần hoàn được đều đặn, nhịp nhàng.
- Thúc đẩy lượng máu trong cơ thể được lưu thông, giảm tình trạng tắc nghẽn.
- Giảm stress, hỗ trợ đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Phục hồi tinh thần thoải mái, tại tạo nguồn năng lượng bị kìm hãm trong cơ thể.
Đặc biệt, ghế massage từ thương hiệu Tree Boss có sử dụng công nghệ túi khí ôm trùm toàn bộ cơ thể. Sản phẩm được cài đặt các bài tập bấm huyệt trị liệu phù hợp với yêu cầu người dùng. Ngoài ra, chế độ nhiệt hồng ngoại giúp xoa bóp chuyên sâu các tình trạng đau nhức và tê bì chân tay ở người cao tuổi. Hơn nữa, tính năng định vị chính xác các huyết đạo cũng được trang bị “cực kỳ” thông minh và tiện lợi.
4. Một số lưu ý khi bấm nguyệt lòng bàn chân
Trước khi thực hiện phương pháp xoa bóp này, bạn cần tìm hiểu kỹ từng điểm huyệt dưới lòng bàn chân và động tác chính xác. Điều này giúp đôi chân tránh các hậu quả không đáng có như chấn thương, đau nhức do thực hiện sai kỹ thuật. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi bấm huyệt:
- Khi cơ thể vừa ăn no hoặc mới sử dụng chất có cồn, bạn không nên bấm huyệt dưới bàn chân ngay. Hãy nghỉ ngơi sau 1 giờ đồng hồ mới thực hiện các động tác xoa bóp.
- Không day, bấm huyệt khi cơ thể bị đau hoặc đang chấn thương.
- Các bệnh ung thư, viêm cấp tính, phụ nữ có thai hay cơ thể đang bị sốt cũng cần tránh bấm huyệt bàn chân.
- Không thực hiện xoa bóp quá mạnh khiến chân bị đau, ê ẩm và sưng phù. Nếu bạn áp dụng sai kỹ thuật có thể dẫn đến trật khớp.
- Sau khi tập thể dục xong, bạn nên xoa bóp bấm huyệt lòng bàn chân nhẹ nhàng để được thư giãn.
- Nắm vững các vị trí huyệt ở lòng bàn chân trước khi tiến hành xoa bóp.
- Khi bấm huyệt lòng bàn chân nên thực hiện bên trái trước, phải sau để đem lại hiệu quả cao.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bấm huyệt lòng bàn chân đã được chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể áp dụng xoa bóp huyệt đạo chính xác. Việc thực hiện phương pháp này mỗi ngày có tác dụng rất lớn đến sức khỏe. Thêm vào đó, nếu bạn có nhu cầu mua ghế trị liệu, hãy liên hệ ngay với TREE BOSS qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 nhé!
>>>> KHÔNG NÊN BỎ QUA
- 6 cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà dễ dàng, dứt điểm
- 6 bài tập giãn cơ bắp chân giúp chắc khỏe đơn giản cho người mới
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Chúng tôi thành lập công ty với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người
Từ khóa » Các Huyệt Trên Lòng Bàn Chân
-
Tìm Hiểu Về Các Huyệt ở Bàn Chân | Vinmec
-
Xoa Bóp, Bấm Các Huyệt ở Gan Bàn Chân | Vinmec
-
#Các Huyệt Ở Bàn Chân | Vị Trí, Sơ Đồ, Cách Bấm Huyệt Chuẩn
-
Những Huyệt đạo Trên Bàn Chân Cực Kì Quan Trọng Bạn Cần Chú ý
-
Top 6 Loại Huyệt Bàn Chân Chữa Bệnh Tốt Nhất - Vật Lý Trị Liệu
-
Huyệt Bàn Chân - Tiết Lộ điều Gì Về Sức Khoẻ Của Bạn ?
-
Các Huyệt ở Bàn Chân Và Cách Massage Bấm Huyệt Bàn Chân Hiệu Quả
-
Xoa Bóp - Bấm Huyệt Vùng Chân: Những Sự Kỳ Diệu Không Ngờ!
-
Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân Và Cách Massage Bấm Huyệt
-
Sơ đồ Huyệt Bàn Chân Và Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Bệnh ...
-
Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân Và Cách Bấm Huyệt Bàn Chân Trị Mọi Bệnh
-
VTC14 | Bảo Vệ Sức Khỏe Cho đôi Bàn Chân - YouTube
-
Bản đồ Huyệt Lòng Bàn Chân Có Hình Dạng Như Thế Nào? - Sieuthitaigia