Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

4.5/5 - (134 bình chọn)

Bộ máy nhà nước Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong lãnh đạo đường lối của Đảng cộng sản; bảo đảm bình đẳng và đoàn kết dân tộc. Vậy bộ máy nhà nước Việt Nam là gì? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mục lục Ẩn
  • 1. Bộ máy nhà nước là gì?
    • 2. Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
  • 2. Tổ chức các phân hệ của bộ máy nhà nước Việt Nam
    • 2.1. Quốc hội
    • 2.2. Chủ tịch nước
    • 2.3. Chính phủ
    • 2.4. Các cơ quan xét xử
    • 2.5. Các cơ quan kiểm sát
    • 2.6. Chính quyền địa phương

hinh-anh-bo-may-nha-nuoc-viet-nam-1

1. Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

2. Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thông thường trong bộ máy nhà nước Việt Nam nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

  • Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).
  • Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).
  • Cơ quan tư pháp bao gồm: Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…) và các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương).

Tham khảo: Nhà nước pháp quyền là gì? Đặc trưng của nhà nước pháp quyền

2. Tổ chức các phân hệ của bộ máy nhà nước Việt Nam

Nhìn tổng quát, sơ đồ bộ máy nhà nước việt nam hiện nay được tổ chức thành các phân hệ sau:

2.1. Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013.

2.2. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86); nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013.

2.3. Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở Hiến pháp và luật.

hinh-anh-bo-may-nha-nuoc-viet-nam-3

2.4. Các cơ quan xét xử

Các cơ quan xét xử gồm:

  • Tòa án nhân dân tối cao.
  • Tòa án nhân dân địa phương.
  • Tòa án quân sự.
  • Các tòa án do luật định.

Nhiệm vụ là xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình… để bảo vệ trật tự pháp luật. Nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật.

Hiện tại Luận Văn Việt đang cung cấp các dịch vụ hỗ trợ luận văn chuyên ngành quản lý nhà nước. Nếu bạn đang gặp khó khăn và có nhu cầu cần thuê viết luận văn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn báo giá viết luận văn thuê tốt nhất.

2.5. Các cơ quan kiểm sát

Các cơ quan kiểm sát gồm:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
  • Viện kiểm sát quân sự.

Nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luậtthực hiện quyền công tố nhà nước trong phạm vi thẩm quyền do luật định, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Tham khảo dịch vụ thuê viết luận văn tốt nghiệp.

2.6. Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114).

hinh-anh-bo-may-nha-nuoc-viet-nam-4

Xem thêm:

  • Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Qua bài viết trên, Luận Văn Việt giúp bạn giải đáp thắc mắc bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là gì? Mong rằng thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu có bất cứ khó khăn gì trong quá trình làm tiểu luận thì hãy liên hệ ngay với độ ngũ chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể nhé.

2.4/5 (5 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )

CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.

Post Views: 57.377

Từ khóa » Trình Bày Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam