Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Thời Trần: Điểm Tích Cực & Hạn Chế

Mỗi triều đại khác nhau sở hữu một bộ máy nhà nước riêng biệt, đặc trưng cho chế độ, cho giai cấp, đồng thời phản ánh rõ rệt đời sống của nhân dân thời bấy giờ. Thời Trần được coi là một trong những triều đại lâu dài nhất ở Việt Nam, do đó có những ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống cũng như nhận thức của người dân. Cùng chúng tôi phân tích sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần xem có gì nổi bật nhé!

sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

Những điểm nổi bật trong sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

Nội dung bài viết

  • 1 Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
  • 2 Điểm tích cực trong sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
  • 3 Hạn chế của xã hội thời Trần

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

Thời Trần, Vua chính là người nắm giữ mọi quyền hành. Tuy nhiên trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu nên có thể xem triều đại này tồn tại 2 vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước.

Tại đây, tất cả những chức vụ quan trọng đầu giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy mà nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ những công việc chủ chốt trong triều đình, quyền lực đều tập trung trong tay chính quyền. Nhờ đó mà chế độ quân chủ trung ương tập quyền càng được củng cố.

Bộ máy nhà nước tại địa phương sau khi trải qua 2 lần cải cách được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Theo đó, nhà Trần đổi 24 lộ thành 12 lộ, dưới lộ là các phủ, châu, huyện, xã. Đứng đầu các lộ là an phủ sử, tại phủ là các tri phủ, trấn phủ rồi đến những viên chức như thông phán, thiên phán, tào, vận lệnh úy,…

Các châu sẽ được quản lý bởi chuyển vận sứ, thông phán, ở huyện sẽ là lệnh úy, chủ bạ cai quản. Chế độ quan xã phổ biến tại các xã, với người đứng đầu là đại tư xã và tiểu tư xã. Các viên xã quan đều được tuyển chọn trong hàng ngũ những người có phẩm hàm ngũ phẩm trở lên (đại từ xã) và từ lục phẩm trở lên (tiểu tư xã). Dưới tiểu tư xã là xác xã trưởng, xã giám giúp đỡ việc sổ sách.

vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời trần

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

Người tôn thất sẽ được phong tước vương hoặc tước quân vương, còn việc phong các quan văn võ trong triều thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,… Dưới hoàng đế là 3 chức đứng đầu: thái sư, thái phó và thái bảo. Tả hữu tướng quốc bình chương sự (nắm giữ việc chính trị, quân sự), về sau chức này được gọi là tể tướng. Giúp việc cho tể tướng là các chức hành khiển, kiêm cả chức thượng thư, tả hữu bộc xạ, tả hữu gián nghị đại phu. Tiếp sau đó là các chức tư không, thiếu phó, thiếu bảo, thiếu úy, nội điện và ngoại điện đô trị sự, kiểm hiệu bình chương sự. 

Các quan được chia làm 2 ban văn, võ được tổ chức chặt chẽ thành các bộ, đài, viện,… Đây là những chức vụ quan trọng nhất cận kề với nhà vua, giúp vua quản lý đất nước.

Đặc biệt, chế độ tuyển chọn binh lính được vua Trần vô cùng quan tâm. Các cuộc tuyển chọn đều được tổ chức thường niên, với sự tham gia của các trai tráng trên 18 tuổi.

Điểm tích cực trong sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

 – Thứ nhất, có thể thấy, tất cả các chức vụ quan trong triều đình thời Trần đều được giao cho vương hầu quý tộc. Nhờ đó mà quyền lực được tập trung trong tay nhà nước trung ương. Nhờ đó củng cố được sự vững chắc của vương triều, đảm bảo được tính thuần nhất của dòng họ, bảo vệ được sự bền vững của ngôi vị.

 – Thứ hai, bộ máy hành chính đã thể hiện được tính chất thân dân. Theo đó, nhà nước không tiến hành thu thuế theo từng hộ dân, mà coi cộng đồng làng, xã là một tập thể để thu thuế. Nhà Trần có chế độ thái ấp, điền trang là hình thức sở hữu đặc biệt của tầng lớp quý tộc. Theo đó, thái ấp là ruộng nhà vua ban cấp cho quý tộc, trân danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà nước và triều đình hoàn toàn có quyền lấy của người này ban phát cho người khác.

sơ đồ bộ máy nhà trần

Chế độ thái ấp điền trang mang đến những tác động tích cực về mặt chính trị

Quý tộc có quyền sử dụng đất và hưởng hoa lợi từ đất đai cũng như thu tô thuế, xây dựng phủ đệ trên đó,… Do tính chất hạn chế về việc chiếm dụng ruộng đất, nên thái ấp không có khả năng làm phát triển những cát cứ chống lại chính quyền. Bên cạnh đó, chế độ điền trang cũng phát triển mạnh mẽ.

Trong suốt hàng trăm năm tồn tại, chế độ thái ấp và điền trang mang đến những tác động lớn về mặt chính trị. Chúng góp phần xây dựng nên một triều đình thống nhất, đoàn kết, góp phần giữ vững nền độc lập dân tộc.

Thực tế chứng minh những chủ nhân của thái ấp đã hoàn thành tốt vai trò của mình, không trở thành lãnh chúa địa phương như xã hội châu Âu cùng thời. Bên cạnh đó, đất phân cho các vương hầu quý tộc vẫn luôn gắn liền với ruộng đất công của làng xã, với nông dân nên luôn duy trì được mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Nhờ đó mà xã hội thời Trần vẫn giữ được sự ổn định về kinh tế, quy trì giữa công hữu và tư hữu, giữa quyền lực nhà nước với các cấp quý tộc quan liêu và khối bình dân làng xã.

Hạn chế của xã hội thời Trần

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng không thể không kể đến những hạn chế của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Trần:

Thứ nhất, việc trao quyền cho tầng lớp vương hầu quý tộc vẫn tiềm ẩn nguy cơ phân quyền. Cụ thể, vào thời Dụ Tông, nhà Trần rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, khi mâu thuẫn nội tại của chế độ điền trang, thái ấp được đẩy lên đến đỉnh điểm. Quý tộc nhà Trần ngày càng thoái hóa và biến chất, nông nô và tỳ nô bị áp bức, bóc lột nổi dậy chống đối. Cùng lúc đó, thiên tai xảy ra liên tiếp khiến sản xuất đình đốn, dân tình khốn khổ.

sơ đồ bộ máy nhà nước dưới thời trần

Sự suy thoái của nhà Trần dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân

Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng cao làm dấy lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân, đòi quyền trở thành nông dân tự do.

Bên cạnh đó, đội ngũ quý tộc bị tha hóa cả về trình độ, năng lực lẫn tài đức. Vua Trần thời hậu kỳ đều không biết cách chiêu mộ nhân tài, tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn thì không một ai có thể đứng ra chống giặc mà phải dựa vào một vị tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê).

Thứ hai, chính là bất cập về chế độ hôn nhân đồng tộc. Trong triều đại Trần có hàng loạt những biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Thể chế quân chủ quý tộc cũng từ đó bị khủng hoảng nặng nề, kìm hãm sự phát triển của quốc gia.

Sau đó, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính mang tính phân tán, chế độ quân chủ quan liêu trung ương bị hạn chế, đòi hỏi phải có sự thay đổi để phát triển. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, thay thế chế độ quân chủ quý tộc bằng thiết chế mới quân chủ quan liêu là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết.

sơ đồ bộ máy nhà nước thời nhà trần

Cải cách nhà nước của Hồ Quý Ly là cần thiết và đúng đắn

Nhìn chung, mô hình nhà nước thời Trần đã thể hiện được những bước tiến rõ rệt trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, góp phần đưa triều đại nhà Trần tới thời kỳ đỉnh cao của hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam. Việc 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên chính là minh chứng cụ thể nhất. Tuy nhiên, mô hình nhà nước này vẫn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn nội tại, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự suy thoái của triều đại này trong lịch sử nước nhà.

Tuy nhiên, xét cho cùng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần là hoàn toàn phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Chính nó đã đóng góp cho kho tàng lý luận pháp lý Việt Nam một tư duy cấu trúc nhà nước phong kiến với nhiều giá trị lịch sử.

||Tham khảo bài viết khác:

  • Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?
  • Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng
  • Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông?

Từ khóa » Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Thời Trần Lớp 10