Sơ đồ Các Huyệt ở Bàn Chân Và Cách Xoa Bóp, Bấm Huyệt điều Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Đông Y, lòng bàn chân giống như một bản đồ thu nhỏ của cơ thể, nó có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong. Vì thế mà biết sơ đồ các huyệt đạo ở bàn chân cũng như cách bấm huyệt sẽ giúp chúng ta chữa bệnh hiệu quả. Đây là phương pháp không cần dùng thuốc cũng không cần các thiết bị y tế hỗ trợ nhưng có tác dụng phòng, chữa nhiều bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
>>>Thuốc Bắc là gì, phân biệt với thuốc nam
Sơ đồ huyệt ở bàn chân có tác dụng gì?
Mối quan hệ giữa bàn chân và các cơ quan nội tạng
Các ngón chân có liên quan nhất định đến một bộ phận nào đó bên trong cơ thể:
- Ngón cái liên quan đến gan, tì. Ngón thứ 4 của bàn chân cũng liên quan Gan, tì liên quan đến ngón cái. Vì thế khi xoa bóp những ngón chân này đúng cách thì có thể chữa được các chứng đau lưng, táo bón.
- Lòng bàn chân có mối liên quan với thận.
- Mu của ngón út có liên hệ với bàng quang. Nếu bấm huyệt ở đây thì có thể điều trị các triệu chứng tiểu buốt, bí tiểu.
- Ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày. Bấm huyệt ở khu vực này có thể chữa chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua.
Ngoài ra, nếu bấm huyệt ở xung quanh bàn chân còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác. Tất nhiên phải biết bấm đúng cách, đúng chỗ. Đó là lý do chúng ta cần nắm rõ sơ đồ huyệt bàn chân để chọn đúng huyệt.
Các huyệt đạo ở chân, tác dụng và cách bấm huyệt
Trong hơn 300 huyệt ở trên cơ thể thì lòng bàn chân chứa khá nhiều huyệt nhưng thường chỉ dùng đến 20 huyệt bàn chân để trị liệu, trong đó có 6 huyệt thông dụng nhất.
1. Thương khâu
- Vị trí: phía dưới hỗm mắt cá chân trong.
- Tác dụng: chữa bệnh khó tiêu, nôn nao, viêm dạ dày, ruột, các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa. Bên cạnh đó huyệt này còn có ích cho lá lách, giúp lá lách vận chuyển khí huyết tốt hơn.
- Cách thực hiện: xoa bóp, bấm huyệt đến khi tê mỏi là được, thường mất 3 phút, mỗi ngày từ 3 – 5 lần cho cả hai chân.
2. Huyệt Dũng tuyền
– Vị trí: nằm ở phía dưới lòng bàn chân, cách các ngón chân khoảng 1/3 bàn.
– Tác dụng: tốt cho thận, điều hòa, cân bằng trạng thái của cơ thể
– Cách xoa bóp: vì là yếu huyệt nên cần dùng lực vừa phải, nhẹ nhàng bằng ngón tay cái. Mỗi ngày thực hiện 5 phút vào khoảng thời gian tư 5 – 7 giờ sáng. Trước khi bấm thì cần uống nước ấm để thận lọc chất thải tốt hơn.
Cách xoa bóp, bấm huyệt ở bàn chân để chữa bệnh hiệu quả
3. Huyệt Thái xung.
– Vị trí: mu bàn chân
– Tác dụng: huyệt thái xung liên quan đến gan nên khi xoa bóp sẽ có tác dụng hạ huyết áp, bí tiểu, rối loạn chu kì kinh, hen, đau khớp, ù tai,…và giúp điều hòa các hoạt động của cơ thể.
– Cách xoa bóp: Tác động một lực vừa phải lên ngón cái rồi bấm huyệt trong vòng 4 phút đến khi cảm giác đau thì thôi.
4. Huyệt Bát phong
- Vị trí: ở kẽ các đốt ngón chân, có đến 8 huyệt
– Tác dụng: kháng viêm ở các đốt ngón chân
– Cách trị liệu: Bấm, day huyệt khoảng 1 phút nếu bị viêm chân.
5. Huyệt Nội đình
– Vị trí: trên mu bàn chân.
– Tác dụng: chữa đau răng, đầy bụng, sốt, chảy máu cam hay bị tê liệt thần kinh nhất là dây thần kinh ngoại biên số VII,
– Cách làm: bấm và giữ theo thứ tự từng chân trong 3 phút
6. Huyệt Giải khê
– Vị trí: điểm chính giữa cổ chân.
– Tác dụng: giúp chữa chứng tê liệt chân, đau xương khớp cổ chân, đau dây thần kinh tọa.
– Cách bấm huyệt: bấm và giữ trong 1 – 4 phút tùy mức độ nặng nhẹ.
Bác sĩ Y học Cổ truyền – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyên nên kết hợp bấm huyệt với xoa bóp toàn bộ bàn chân vừa để thư giãn vừa để phát huy công dụng khi bấm huyệt.
Cách xoa bóp và bấm huyệt trị bệnh hiệu quả
Để đạt hiệu quả cao thì cần kết hợp bấm huyệt với xoa bóp bàn chân để giảm đau mỏi chân. Đây là cách vừa giúp thư giãn vừa tăng khả năng trị liệu bệnh.
Ngâm chân
Chỉ cần ngâm chân với nước ấm đã rất tốt cho cơ thể vì chân có liên quan đến thận nên việc ngâm chân sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn, tăng cường các chức năng của thận. Khi chúng ta ngâm chân với thảo dược thì lại càng hỗ trợ đắc lực trong công cuộc trị liệu. Một số loại cây cỏ có thể dùng để làm nước ngâm chân như: ngải cứu, xương sông, lá lốt, muối,…Có thể dùng một loại hoặc gộp nhiều loại lại với nhau. Cách ngâm chân đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả cao đó là ngâm bằng nước muối pha loãng cùng với các thảo mộc đã được ủ để các tinh dầu của nó ngấm vào nước muối. Đó là công thức được các chuyên gia Y tế nghiên cứu và kiểm chứng có hiệu quả. Tác dụng của việc ngâm chân là: chữa chứng tê cứng, cước chân, lạnh chân, bệnh khớp, các bệnh tê thấp.
Cách thực hiện
- Cho thảo dược vào nước lạnh rồi đem đun nóng. Sau đó tắt bếp và để đến lúc nhiệt độ vừa có thể thả chân vào. Bạn bắt đầu cho một phần chân từ từ vào nước ngâm lút bàn chân. Lưu ý nước không quá nóng đến mức làm bỏng da nhưng vẫn đủ nhiệt để hơi nước bốc lên. Khi nước nguội hơn thì cho cả bàn chân vào ngâm đến lúc nước nguội thì thôi.
- Nếu muốn ngâm chân bằng nước muối kết hợp cùng thảo dược thì chỉ cần làm tương tự rồi cho muối vào lúc nước đang nóng là được. Khi ngâm chân có thể thực hiện thêm động tác xoa bóp nhẹ giúp chân được thư giãn hoặc có thể massage khu vực cẳng chân và bắp chân bằng cách tát nước lên.
Có một cách giúp bạn phát huy hiệu quả tối đa đó là ngâm chân rồi xoa bóp và bấm huyệt. Cứ kiên trì với cách này trong một thời gian nhất định thì bạn sẽ nhận được kết quả hết sức ngạc nhiên của cách trị liệu đơn giản, có thể áp dụng tại nhà này.
Xoa bóp
Bên cạnh với ngâm chân thì xoa bóp chân cũng là các giúp tăng tác dụng của bấm huyệt đạo ở bàn chân. Đây là cách rất cần thực hiện cả trước và sau bấm huyệt. Nó là bước đệm không thể thiếu để cơ thể làm quen dần trước và sau khi bị bấm, giữ huyệt. Không chỉ xoa bóp ở mu bàn chân mà cần tác động lên toàn bộ bàn chân, cách này thực sự hiệu quả với người bị phù chân.
Xoa bóp mu bàn chân
- Để làm được động tác này người bệnh cần ngồi ở tư thế co chân trái lên, gấp đầu gối lại, áp bàn chân trên ghế. Sau đó lấy bàn tay phải đặt lên mu rồi dùng bàn tay còn lại xoa bóp theo dọc các khớp ở cổ chân.
- Tiếp đến, bạn sử dụng cả ngón cái, trỏ để bóp và day các ngón chân, giữa các kẽ ngón chân trong 5 phút rồi lại ấn dọc lên phía trên mu bàn chân rồi dùng lòng bàn tay vỗ lên đó.
- Các huyệt cần bấm khi xoa bóp mu bàn chân là: Thái xung, Giải khê,… Thời gian ấn khoảng 1 phút/ huyệt hoặc có thể hơn tùy mức bệnh.
- Thực hiện tương tự như thế với chân còn lại và đều đặn 20 phút mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Xoa bóp gan bàn chân
- Để xoa bóp gan bàn chân thì bệnh nhân cần chuẩn bị tư thế chân trái đặt lên đầu gối của chân phải rồi dùng tay trái giữ chân phải còn tay phải đặt lên gan bàn chân.
- Xoa bóp dọc bàn chân rồi tăng tốc đến lúc nào có cảm giác ấm.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái để nắn bóp, nắm hờ các ngón chân rồi cả bàn chân và cuối cùng xuống phần gót chân, thực hiện như thế trong 5 phút.
- Bắt đầu bấm các huyệt ở chân, bấm vuông góc, day theo chiều kim đồng hồ rồi xoa nhẹ cả bàn chân.
- Một cách có tác dụng tương tự như xoa bóp chính là đi bộ trên sỏi nhỏ hoặc dép massage mà bạn có thể thực hiện.
>>> Những cây cỏ hoang dã nhưng là loài thuốc quý hiếm ở Việt Nam
>>> Các bài tập phục hồi chức năng đơn giản thực hiện ngay tại nhà
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Từ khóa » Sơ đồ Các Huyệt ở Lòng Bàn Chân
-
#Các Huyệt Ở Bàn Chân | Vị Trí, Sơ Đồ, Cách Bấm Huyệt Chuẩn
-
Sơ đồ Bấm Huyệt Lòng Bàn Chân & Cách Xoa Bóp Chữa Bách Bệnh
-
Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân Và Cách Massage Bấm Huyệt
-
Tìm Hiểu Về Các Huyệt ở Bàn Chân | Vinmec
-
Những Huyệt đạo Trên Bàn Chân Cực Kì Quan Trọng Bạn Cần Chú ý
-
Sơ đồ Huyệt Bàn Chân Và Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Bệnh ...
-
Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân Và Cách Bấm Huyệt Bàn Chân Trị Mọi Bệnh
-
Cách Bấm Huyệt Lòng Bàn Chân Nâng Cao Sức Khỏe Tốt Nhất
-
Cách để Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân - WikiHow
-
Bản đồ Huyệt Lòng Bàn Chân Có Hình Dạng Như Thế Nào? - Sieuthitaigia
-
Các Huyệt ở Lòng Bàn Chân
-
Top 6 Loại Huyệt Bàn Chân Chữa Bệnh Tốt Nhất - Vật Lý Trị Liệu
-
Huyệt Bàn Chân - Tiết Lộ điều Gì Về Sức Khoẻ Của Bạn ?