Sơ đồ Cấu Trúc Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân ở Nước Ta Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta có thể thấy hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay đang được phát triển dựa trên các cấp bậc cụ thể từ đó có thể góp phần giáo dục và đào tạo ra các tầng lớp thế hệ mới cho tương lai đất nước. Vậy để hiểu thêm về Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay cụ thể được phân cấp như thế nào? Hoạt động ra sao?
Cơ sở pháp lý: Luật giáo dục 2019
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Hệ thống giáo dục quốc dân:
- 2 2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay:
- 2.1 2.1. Giáo dục mầm non:
- 2.2 2.2. Giáo dục nhà trẻ:
- 2.3 2.3. Giáo dục mẫu giáo:
- 2.4 2.4. Giáo dục phổ thông:
- 2.5 2.5. Giáo dục tiểu học:
- 2.6 2.6. Giáo dục trung học cơ sở:
- 2.7 2.7. Giáo dục trung học phổ thông:
- 2.8 2.8. Giáo dục chuyên biệt:
- 2.9 2.9. Giáo dục nghề nghiệp:
- 2.10 2.10. Giáo dục cao đẳng:
- 2.11 2.11. Giáo dục dự bị đại học:
- 2.12 2.12. Giáo dục đại học:
- 2.13 2.13. Giáo dục sau đại học:
1. Hệ thống giáo dục quốc dân:
Khái niệm này bao gồm tổng thể các bộ phận chuyên trách trong trong quá trình giáo dục đối với công dân. Đã là một hệ thống thì chắc chắn chúng sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là sự tác động qua lại dưới những hình thức nhất định để xây dựng một cơ cấu toàn diện và hoàn chỉnh nhất.
Mục đích của việc ra đời một hệ thống như vậy là để đào tạo học viên theo hệ chính quy hoặc không chính quy. Đồng thời bồi dưỡng cho công dân cả về học thức lẫn ý thức.. Góp phần tạo ra nguồn nhân tài, nhân lực giỏi, xây dựng được dân trí cho toàn đất nước.
Thứ nhất, phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhân dân. Bởi mục đích ra đời là để phục vụ cho dân. Thứ hai, phải liên tục, toàn diện và phổ biến một cách rộng rãi đồng bộ trong cả nước. Vì quyền lợi của mỗi người là như nhau. Thứ 3, cần phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ của quốc gia khác.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay:
Hiện nay sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam gồm các cấp như sau:
2.1. Giáo dục mầm non:
Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
2.2. Giáo dục nhà trẻ:
Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
2.3. Giáo dục mẫu giáo:
Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2.4. Giáo dục phổ thông:
Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học – cấp I , giáo dục trung học cơ sở – cấp II (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông – cấp III (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp):
2.5. Giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở.
2.6. Giáo dục trung học cơ sở:
Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
2.7. Giáo dục trung học phổ thông:
Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở. Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2.8. Giáo dục chuyên biệt:
+ Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu : Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên, như những nhà quản lý giáo dục mong đợi, là nơi chú trọng phát triển năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng thành nhân tài.
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: đây là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, cấp thành phố và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú là các trường nội trú đặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.
+ Trường giáo dưỡng: Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội.
2.9. Giáo dục nghề nghiệp:
+ Giáo dục sơ cấp: Mục đích nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
+ Giáo dục trung cấp: Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở.
2.10. Giáo dục cao đẳng:
Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.
2.11. Giáo dục dự bị đại học:
Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông hay tương đương để có thể trở thành dự bị đại học.
Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).
2.12. Giáo dục đại học:
Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.
2.13. Giáo dục sau đại học:
+ Cao học (Thạc sĩ):
Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
+ Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ):
Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.
Từ những nội dung đưa ra như trên có thể thấy hệ thống giáo dục quốc dân được phân chia thành nhiều hệ thống nhỏ mục đích đó là tạo ra điều kiện phù hợp đối với từng đói tượng tham gia giáo dục ví dụ như các cấp tiểu học sẽ tương ứng với độ tuổi phù hợp. Cụ thể là hệ thống ngoài nhà trường, hệ thống cơ sở quản lí, giám sát giáo dục. Bên cạnh đó còn có hệ thống các cơ quan chuyên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung Ngoài ra còn có những hệ thống nhỏ hơn, quan trọng nhất và gần gũi nhất đối với chúng ta đó chính là hệ thống trong nhà trường. Trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân, đây được coi là đơn vị có cấu trúc cơ bản nhất. Ngoài ra trong giáo dục đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong tư duy cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên đối với học sinh từng cấp học để nâng cao hiệu quả dạy học. Thông thường những tư tưởng mang tính lỗi thời sẽ được xóa bỏ. Thay vào đó là sự sửa đổi bổ sung giáo trình và trang thiết bị mới để phù hợp với văn hóa và văn minh tiếp thu những giá trị của thế giới trong sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại.
Như vậy có thể thấy tại nước ta hiện nay cơ bản đã có cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân khá chặt chẽ và phù hợp đối với mỗi độ tuổi nhất định. Theo quy định thì cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả cụ thể. Chúng ta có thể thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 cấp, được tính từ giáo dục Mầm non đến tầng đào tạo Tiến sĩ. Từ giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng cụ thể đó là từ trung học phổ thông bình thường và trung cấp, đại học theo hướng nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, cao đẳng là một con đường đi lên cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hay trung cấp. Bên ngoài giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên xuyên được thực hiện ở mọi cấp học từ tiểu học trở lên.
Từ khóa » Các Cấp Bậc Trong Bộ Giáo Dục
-
Cơ Cấu Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Việt Nam - Wikipedia
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Bộ GD&ĐT
-
Các Cấp Bậc Của Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Nước Ta Hiện Nay ...
-
Các Cấp Bậc Trong Trình độ đào Tạo Theo Quy định Của Bộ Giáo Dục
-
Cấu Trúc Hệ Thống Giáo Dục Và Khung Trình độ Giáo Dục Việt Nam
-
Khung Cơ Cấu Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Có 4 Cấp, Phổ Thông Học ...
-
Khung Trình độ Quốc Gia Việt Nam Gồm 8 Bậc, Cao Nhất Là Tiến Sĩ
-
Điểm Mới Tại đề án Cơ Cấu Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Của
-
Giáo Dục Phổ Thông Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Bảng Mã Ngạch Viên Chức Ngành Giáo Dục Mới Nhất
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Phòng GD-ĐT