Sơ đồ Cấu Trúc Máy Tính Gồm Máy Phận

Trắc nghiệm: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm:

A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra

B. Bàn phím và con chuột

C. Máy quét và ổ cứng

D. Màn hình và máy in

Lời giải:

Đáp án đúng: A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra

Giải thích: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra. Trong đó CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, nó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

Cùng Top tài liệu tìm hiểu về các bộ phận cấu trúc của máy tính qua bài viết dưới đây nhé.

a. CPU là gì?

CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU đóng vai trò như não bộ của một chiếc Laptop, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của Laptop.

Sơ đồ cấu trúc máy tính gồm máy phận

b. Cấu tạo bên trong của CPU gồm những gì?

CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ.

Trung tâm của CPU được chia làm 2 khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU).

+ Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác.

+ Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.

Sơ đồ cấu trúc máy tính gồm máy phận

a. Thiết bị vào (input device) là thiết bị có chức năng chuyển dữ liệu từ dạng con người hiểu dược (ví dụ như giá trị số, kí tự, hình ảnh, âm thanh,…) sang dạng mã nhị phân gồm một dãy các bit 0 và 1 để MTĐT có thể hiểu được và truyền vào bộ nhớ. Tương ứng với các dạng dữ liệu khác nhau sẽ có các thiết bị vào khác nhau.

– Sau đây là một số thiết bị vào thông dụng:

+ Bàn phím (keyboard): là thiết bị dùng để đưa dữ liệu dạng số và kí tự vào MTĐT trực tiếp. Bàn phím gồm nhiều phím khác nhau. Khi một phím được nhấn, tín hiệu được truyền cho máy tính thông qua bộ lập mã tương ứng với kí tự của phím dược ấn đó.

+ Chuột (mouse): là một thiết bị vào, mặt dưói có một viên bi lăn được trên mặt phẳng. Khi di chuyển chuột trên mặt phẳng, chiều và độ dài lăn được của viên bi được truyền vào máy tính dưới dạng các xung điện. Chương trình xử lí các dữ kiện này sẽ tạo ra một hình ảnh (thường thể hiện dưới dạng mũi tên gọi là định vị hay con trỏ) tương ứng trên màn hình. Khoảng cách và chiều di chuyển của con trỏ trên màn hình cũng tương tự như khoảng cách và chiều di chuyển của chuột. Vì vậy, có thể dùng chuột điều khiển con trỏđể chỉ định các đối tượng làm việc trên màn hình. Trên chuột còn có nút chuột trái và nút chuột phải. Nhấp

nút chuột sẽ giúp người sử dụng thực hiện một thao tác nào dó trên màn hình. Thường là nhấp nút chuột trái để chọn đối tượng, chẳng hạn chọn một mục trong menu. Nhấp nút chuột phải thường dùng đế mở bảng chọn tác vụ trên một đối tượng. Dùng chuột cũng có thể thay thế cho một số thao tác bàn phím. Ngày nay có nhiều loại chuột như chuột quang, chuột từ,…

+ Bên cạnh hai thiết bị vào phố biến là chuột và bàn phím, bất cứ thiết bị nào cho phép chuyển thông tin vào bộ nhớ trong đều gọi là thiết bị vào. Một số loại thiết bị vào khác như máy đọc ảnh (scanner), webcam, máy ghi âm, máy đọc mã vạch,…

b. Thiết bị ra là các thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. Có nhiều loại thiết bị ra như: màn hình, máy in,…

+ Màn hình (monitor): là thiết bị hiển thị hình ảnh tương tự như màn hình ti vi. 800 X 1280 điểm ảnh với từ 28 đến 224 sắc độ màu khác nhau. Màn hình có độ phân giải càng cao và càng nhiều màu thì chất lượng hình ảnh càng đẹp. Một tính năng khác mà hầu hết các màn hình ngày nay đều phải có. Khi máy tính làm việc, thông tin hiển thị trên màn hình bởi tập hợp các điểm ảnh (pixel). Mỗi điểm ảnh có độ sáng tối và màu sắc khác nhau, số lượng điểm ảnh trên màn hình được gọi là độ phân giải màn hình. Ví dụ, màn hình có độ phân giải 800 X 600 được hiểu là màn hình có thể hiển thị 600 dòng, mỗi dòng có 800 điểm ảnh. Các tính năng của màn hình không chỉ phụ thuộc vào chính nó mà còn phụ thuộc vào thiết bị điều khiển màn hình (video card). Các màn hình Super VGA thông thường hiện naỵ cho độ phân giải tới là khả năng tiết kiệm năng lượng. Khi ngừng làm việc với máy tính một thời gian đủ dài, các màn hình có khà năng ngừng hoạt động.

Màn hình có hai loại phổ biến là màn hình tia catot và màn hình tinh thể lòng (plasma). Ngày nay, loại màn hình thứ hai được dùng rất phổ biến trong cả máy tính bàn và máy tính xách tay. Màn hình tinh thể lỏng tuy giá thành đắt hơn nhưng có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm điện hơn so với màn hình tia catot.

+ Máy in (printer): cũng là loại thiết bị đầu ra phổ biến, được dùng để in thông tin từ máy tính lên các tờ giấy in. Có một số loại máy in thường gặp sau:

– Máy in dòng (Line Printer) sử dụng bộ chữ tạo sẵn và có tốc dộ in nhanh. Loại máy in này không in ảnh được vì các con chữ tạo hình sẵn từ trước. Mảy in dòng hay dùng ở những nơi cần in nhiều nhưngchỉ in chữ (ví dụ các giấy tờ hoá đơn).

– Máy in kim (Dot Printer) sử dụng một bộ các kim in ảnh, chữ được tạo bàng các chấm do kim in đập bảng mực in vào giấy. Do giá thành rẻ và cấu tạo nhỏ gọn nên máy in kim được dùng phổ biến trong công tác văn phòng, mặc dù chất lượng ảnh không thật đẹp.

– Máy in laser (Laser Printer) dùng kĩ thuật laser để tạo ảnh từng trang trên một trống tĩnh điện. Ưu điểm của loại máy này là chất lượng ảnh rất cao. Ngày nay giá thành của máy in laser đã khá rẻ nên chúng được sử dụng rộng rãi trong gia đình và văn phòng.

– Máy in phun mực (Inkjet Printer) phun ra tia mực siêu nhỏ. Máy in phun mực có chất lượng ảnh khá cao lại không ồn. Giá máy không đắt nhưng giá mực khá đắt.

– Ngoài ra còn có có nhiều loại thiết bị ra khác như máy vẽ, máy fax, máy chiếu,… Một số thiết bị vừa có thể là thiết bị vào vừa có thể là thiết bị ra như: các thiết bị dọc/ghi đĩa; các modem dể nối các máv tính với nhau theo đường điện thoại.

a. Bộ nhớ trong là gì?

Bộ nhớ trong (Internal Memory) là khái niệm chỉ các loại bộ nhớ được lắp đặt sẵn và sử dụng trong các thiết bị như máy tính, điện thoại hay máy tính bảng. Bộ nhớ trong thường có 2 loại chính: Bộ nhớ chính (RAM, ROM) và bộ nhớ đệm (Cache).

Sơ đồ cấu trúc máy tính gồm máy phậnBộ nhớ trong là loại bộ nhớ được lắp đặt sẵn và sử dụng trong

b. Bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Có chức năng gì?

Bộ nhớ ngoài của máy tính hay còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp hoặc ổ cứng gắn ngoài, thường được nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng thể rắn, đĩa CD/DVD. Bộ nhớ này có thể tháo rời đồng nghĩa cũng có thể sử dụng cho các máy tính khác. Phương pháp này còn được gọi là lưu trữ dữ liệu khác với bộ nhớ trong.

Sơ đồ cấu trúc máy tính gồm máy phậnBộ nhớ ngoài có thể tháo rời và có thể sử dụng cho các máy tính khác

Những thiết bị này có thể gắn trực tiếp vào hệ thống của máy tính. Bộ nhớ ngoài của máy tính có những chức năng:

– Lưu trữ dữ liệu

– Lưu trữ thông tin rộng (có thể lắp vào máy tính khác)

– Chia sẻ “gánh nặng” giúp bộ nhớ trong

Từ khóa » Sơ đồ Cấu Trúc Cơ Bản Của Máy Tính