Sơ đồ Chân Biến áp Xung Và Tất Tần Tật Về Nguồn Xung!

Nội Dung

  • Biến áp nguồn xung là gì?
  • Cấu tạo nguồn xung là gì?
  • Sơ đồ biến áp xung và nguyên lý hoạt động
    • Sơ đồ biến áp xung gồm những gì?
    • Nguyên lý hoạt động của biến áp xung dựa vào sơ đồ
  • Sơ đồ chân biến áp xung ứng dụng trong thực tế
  • So sánh nguồn xung và nguồn biến áp
  • Cách xác định chân của mạch biến áp nguồn xung
  • Một số sơ đồ biến áp xung phổ biến hiện nay
  • Ưu, nhược điểm sử dụng sơ đồ chân biến áp xung
    • Ưu điểm của mạch sử dụng sơ đồ chân biến áp xung
    • Nhược điểm của mạch sử dụng sơ đồ chân biến áp xung
  • Lạc Việt Audio –  đơn vị âm thanh số 1 Việt Nam

Xin chào tất cả các bạn, biến áp nguồn xung hay còn gọi vắn tắt là biến áp xung, xuất hiện rất nhiều trong các thiết bị âm thanh, thiết bị điện tử thời nay. Chính vì vậy hôm nay mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về tất tần tật về loại mạch này nhé!

Biến áp xung là gì? Nguyên lý hoạt động, sơ đồ biến áp xung thế nào? so sánh biến áp nguồn xung và nguồn biến áp?

Biến áp nguồn xung là gì?

Biến áp nguồn xung là linh kiện được cấu tạo từ cuộn dây quấn trên lõi từ. So với biến áp thông thường thì biến áp xung được sử dụng lõi có chất liệu khác chính là lõi ferit thay cho lõi thép kĩ thuật điện bình thường.

Ngoài ra thiết bị này có thể hoạt động ở dải tần số cao nên được ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn. Biến áp xung có công dụng bảo vệ mạch điều khiển khỏi các sự cố ở mạch thyristor ở các thiết bị điện tử hoặc âm thanh trong thực tế. Một biến áp mà được biết tới nhiều chính là  “biến áp xung nguồn ATX” chắc chắn các bạn đã được nghe đến hoặc sử dụng rồi.

Biến áp nguồn xung giúp bảo vệ mạch và tạo ra dòng điện 1 chiều an toàn

Biến áp nguồn xung giúp bảo vệ mạch và tạo ra dòng điện 1 chiều an toàn

Đặc biệt trong lĩnh vực âm thanh biến áp nguồn xung biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều sau đó đưa đến các bộ phận có chức năng khuếch đại âm thanh của cục đẩy công suất để tăng cường tín hiệu âm thanh khi phát ra loa.

Cục đẩy công suất sử dụng nguồn xung

Cục đẩy công suất sử dụng nguồn xung

Cấu tạo nguồn xung là gì?

Cấu tạo gồm IC, nguồn xung, tụ lọc, chỉnh lưu,..

Cấu tạo gồm IC, nguồn xung, tụ lọc, chỉnh lưu,..

Để tìm hiểu về sơ đồ chân biến áp xung chúng ta cần biết được nguồn xung có cấu tạo thế nào trước đã, dưới đây mình xin trình bày phần cấu tạo của nguồn xung đến các bạn như sau:

1. Biến áp xung

Đây chính là linh kiện quan trọng nhất của toàn bộ bảng mạch, sử dụng lõi ferit thay vì lõi thép kĩ thuật điện. Sự cải tiến này giúp cho biến áp xung có công suất hoạt động cao hơn loại biến áp bình thường rất nhiều, tính ổn định cũng tăng cao đáng kể.

2.Cầu chì

Linh kiện này giúp ổn định và bảo vệ mạch nguồn khỏi tình trạng ngắn mạch, đoản mạch.

3. Sò công suất

Linh kiện điện từ bán dẫn này được sử dụng với vai trò của một công tắc chuyển mạch có nhiệm vụ đóng mở điện từ chân cực dương của tụ lọc sơ cấp tới cuộn dây sơ cấp của biến áp nguồn xung.

4. Tụ lọc nguồn thứ cấp

Đây là nơi tích trữ năng lượng điện được tạo ra từ cuộn thứ cấp của biến áp xung và dẫn nó tới tải để tiến hành tiêu thụ. Giúp các tín hiệu được ổn định hơn.

5. IC quang và IC TL431

Nhiệm vụ chính của hai IC này là khống chế dao động đóng cắt điện vào cuộn sơ cấp ở mức độ chính xác nhất. Điều này giúp cho điện áp sinh ra từ cuộn thứ cấp của biến áp nguồn xung đạt được mức độ ổn định theo đúng yêu cầu.

Sơ đồ biến áp xung và nguyên lý hoạt động

Sau đây mình sẽ chia sẻ với các bạn một sơ đồ biến áp xung gồm những bộ phận quan trọng gì nhé!

Sơ đồ biến áp xung gồm những gì?

Sơ đồ chân biến áp xung hay sơ đồ biến áp xung là một, sơ đồ biểu thụ nguyên lý hoạt động của biến áp nguồn xung một cách trực quan nhất. Với những bộ phận quan trọng không thể thiếu như:

  • Lọc, tụ lọc: Dùng để lọc những tần số nhiễu do tín hiệu điện gây ra.
  • Chỉnh lưu: Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều.
  • Điện trở mồi: Giúp điện áp sụt xuống để phù hợp với chân Vcc.
  • Vcc: Điện thế của nguồn (thế nguồn +).
  • Mosfet: Là chất bán dẫn điều khiển điện áp với dòng điện nhỏ (các bạn đã từng nghe đến mạch công suất chạy mosfet chưa?).
  • IC: Vi mạch điện tử, xử lý tín hiệu điện tử.
  • Diode: chỉ cho phép dòng điện 1 chiều đi qua.

Nguyên lý hoạt động của biến áp xung dựa vào sơ đồ

Nhìn vào sơ đồ biến áp xung chúng ta có thể hiểu về nguyên lý hoạt động như sau:

  1. Đầu tiên điện áp AC sẽ qua một mạch lọc nhiễu cao tần để loại tín hiệu nhiễu cao tần do đường dây điện gây ra.
  2. Sau đó được chỉnh lưu qua cầu diode biến thành điện áp một chiều DC sau đó được san phẳng bởi tụ lọc sơ cấp (thường sử dụng tụ 220uF 450V).
  3. Điện áp sau chỉnh lưu sẽ có điện áp khoảng 300V (nếu điện áp AC vào là 220V hoặc 150V) sau đó sẽ đi qua điện trở mồi và biến áp xung. Điện áp đi qua điện trở mồi sẽ bị sụt áp trên đó để cấp nguồn vào chân Vcc của ic nguồn.
  4. Sau một thời gian điện áp nguồn Vcc của ic nguồn sẽ lấy từ mạch nguồn phụ của biến áp xung. Mạch nguồn phụ này bao gồm một diode và 1 điện trở duy trì để IC nguồn hoạt động .
  5. Khi IC nguồn hoạt động nó sẽ điều khiển Mosfet làm việc ở chế độ đóng mở để tạo ra từ trường bên sơ cấp khi đó sẽ tạo ra điện áp cảm ứng bên thứ cấp của biến áp xung.
  6. Điện áp cảm ứng của biến áp xung bên thứ cấp sẽ được chỉnh lưu thành điện môt chiều và được san phẳng bởi tụ lọc. Tùy vào mạch nguồn có bao nhiêu điện áp ra thì sẽ có bấy nhiêu diode và tụ điện.
  7. Điện áp ra bên thứ cấp sẽ được kết nối với mạch lấy mẫu và mạch phát hiện điện áp lỗi để khống chế điện áp đầu ra .Khi điện áp đầu ra tăng hoặc giảm nó sẽ báo về ic nguồn để ic nguồn điều khiển mosfet khống chế điện áp ra.

Sơ đồ chân biến áp xung ứng dụng trong thực tế

Sơ đồ chân biến áp xung được ứng dụng khá nhiều trong thực tế? Tại sao chúng được ứng dụng nhiều? Ứng dụng ở đâu? Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Để thấy được rõ ràng khả năng ứng dụng thực tế của nó mình sẽ lấy một ví dụ đơn giản, bây giờ chúng ta sẽ đi so sánh sơ đồ chân biến áp xung và sơ đồ nguồn biến áp ( sơ đồ nguồn biến áp quen thuộc hơn với các bạn ).

Sơ đồ chân biến áp thể hiện được nguyên lý hoạt động rõ ràng của mạch

Sơ đồ chân biến áp thể hiện được nguyên lý hoạt động rõ ràng của mạch

So sánh nguồn xung và nguồn biến áp

Dựa vào sơ đồ của biến áp xung và sơ đồ nguồn biến áp chúng ta có thể đưa ra một số kết luận sau:

Tên Biến áp xung Nguồn biến áp
Đặc điểm Chuyển dòng điện xoay chiều sang 1 chiều. Tăng hoặc giảm hiện áp xoay chiều
Ứng dụng Sử dụng trong các thiết bị điện từ, âm thanh như bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện, cục đẩy công suất, vang số,… Sử dụng trong các thiết bị điện từ, âm thanh như bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện, cục đẩy công suất, vang số,…
Độ an toàn Cao, sử dụng trong các thiết bị nhỏ. Không cao, hay xảy ra sự cố.
Giá thành Rẻ hơn so với nguồn biến áp. Phong phú

Bên trên là một số những so sánh nho nhỏ, tóm lại do mức giá rẻ hơn và được sử dụng gọn nhẹ cùng khả năng đảm bảo độ an toàn tốt hơn cho người dùng nên biến áp xung được sử dụng nhiều hơn so với biến áp nguồn nhưng nhược điểm chung của chúng đều là những linh kiện có thiết kế phức tạp nên lúc hỏng lại tốn thời gian sửa chữa.

Cách xác định chân của mạch biến áp nguồn xung

Khi nhìn vào sơ đồ của mạch biến áp xung các bạn có thể xác định được chân của nó. Nhưng mạch biến áp cần được dán mác rõ ràng và cụ thể thì khi nhìn vào bo mạch điện tử mà đang sử dụng biến áp đó là cách chính xác nhất.

Nếu muốn thay thế biến áp xung bạn cần mua đúng loại, đúng chân, đúng trị số vào mạch mới có thể hoạt động được nếu không sẽ bị chập cháy, hư hại mạch nghiêm trọng hơn. Hãy chú ý đến sơ đồ mạch điện trong sách hướng dẫn sử dụng, ở đây bạn có thể nhìn thấy tất cả các cấu tạo và công dụng của mạch.

Một số sơ đồ biến áp xung phổ biến hiện nay

Sơ đồ chân biến áp xung không có mạch lấy mẫu

Sơ đồ chân biến áp xung không có mạch lấy mẫu

Sơ đồ chân biến áp xung tích hợp IC nguồn

Sơ đồ chân biến áp xung tích hợp IC nguồn

Sơ đồ chân biến áp xung nguồn ATX

Sơ đồ chân biến áp xung nguồn ATX

Lưu ý: Để thiết kế được nguồn xung thì ngoài việc các bạn chọn được những thiết bị liên quan, được trang bị các kĩ thuật lắp ráp điện tử cơ bản thì các bạn cần phải tính toán kĩ càng các số liệu liên quan trong mạch để tiến hành thiết kế biến áp xung.

Việc tính chọn biến áp này cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cả mạch. Vì thế mới nói việc sản xuất thiết bị này yêu cầu cao về cả môi trường lẫn kĩ thuật và khả năng chuyên môn.

Ưu, nhược điểm sử dụng sơ đồ chân biến áp xung

Sau đây sẽ là những ưu và nhược điểm của những mạch khi sử dụng sơ đồ chân biến áp xung, các bạn hãy tham khảo thật kĩ trước khi đưa ra quyết định sở hữu những loại mạch này nhé!

Ưu điểm của mạch sử dụng sơ đồ chân biến áp xung

  • Kích thước nhỏ gọn và nhẹ.
  • Hiệu suất cao hơn và ít nóng.
  • Điều chỉnh tốt hơn.
  • Biên độ điện áp vào lớn.
  • Giá thành rẻ.

Nhược điểm của mạch sử dụng sơ đồ chân biến áp xung

  • Một số linh kiện thay thế rất đắt tiền và khó mua được trên thị trường ví dụ như: Mosfet, ic nguồn và biến áp xung.
  • Nhiễu cao tần phát ra từ biến áp xung có thể làm nhiều vấn đề bị gián đoạn..
  • Chế tạo đòi hỏi kĩ thuật cao, thiết kế phức tạp, việc sửa chữa khó khăn cho người mới học.

Lạc Việt Audio –  đơn vị âm thanh số 1 Việt Nam

Nếu quý khách đang tìm những thiết bị âm thanh có sử dụng cục đẩy sử dụng sơ đồ chân biến áp xung thì có thể liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi 0982.655.355 hoặc tới trực tiếp tại địa chỉ Số 8 M6A – TT6 (Đối diện số 1) Đặng Xuân Bảng – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội (bản đồ) để được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và báo giá trực tiếp.

Lạc Việt Audio tự tin với:

  • 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh.
  • Đội ngũ kĩ thuật có chuyên môn cao.
  • Đầy đủ giấy tờ chứng thực sản phẩm nếu khách hàng yêu cầu.
  • Bảo hành 2 năm cho quý khách.
  • Cơ sở minh bạch, rõ ràng tại số 8 – Đặng Xuân Bảng – Hoàng Mai –  Hà Nội

Từ khóa » Sơ đồ Mạch Nguồn Xung Cho Amply