Sơ đồ Chân Và Chức Năng Các Chân Của Họ 8051
Có thể bạn quan tâm
Hình 2.2. Sơ đồ chân của họ 8051 2.2.3. Sơ đồ cấu trúc AT89S52
Trung tâm của 89S52 vẫn là vi xử lý trung tâm (CPU). Để kích thích cho toàn bộ hệ thống hoạt động, 89S52 có bộ tạo dao động nội với thạch anh được ghép từ bên ngoài với tần số khoảng từ vài Mhz đến 24 Mhz. Liên kết các phần tử với nhau là hệ thống BUS nội, gồm có BUS dữ liệu, BUS địa chỉ và BUS điều khiển. 89S52 có 8K ROM, 256 bytes RAM và một số thanh ghi bộ nhớ… Nó giao tiếp với bên ngoài qua 3 cổng song song và một cổng nối tiếp có thể thu, phát dữ
liệu nối tiếp với tốc độ lập trình được. Hai bộ định thời 16 bit của 89S52 còn có 2 ngắt ngoài cho phép nó đáp ứng và xử lý điều kiện bên ngoài theo cách ngắt quãng, rất hiệu quả trong các ứng dụng điều khiển. Thông qua các chân điều khiển và các cổng song song 89S52 có thể mở rộng bộ nhớ ngoài lên đến 64Kb dữ liệu. Sau đây là sơ đồ khối Vi điều khiển họ 89S52:
Hình 2.3. Sơ đồ khối Vi điều khiển họ 89S52
2.3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHÂN IC 89S52
IC 89S52 có 40 chân. Có đến 32 chân làm nhiệm vụ xuất nhập, truyền dữ liệu. Các chân phục vụ ngắt, các chân Timer, trong đó 24 chân làm 2 nhiệm vụ khác nhau. Mỗi chân có thể là đường xuất nhập, đường điều khiển
hoặc là một phần của địa chỉ hay dữ liệu. Thiết kế thường có bộ nhớ ngoài hay các thiết bị ngoại vi sử dụng những Port để xuất nhập dữ liệu. Tám đường trong mỗi Port được sử dụng như một đơn vị giao tiếp song song như máy in, bộ biến đổi tương tự số…. Hoặc mỗi đường cũng có thể hoạt động độc lập trong giao tiếp với các thiết bị đơn bit khác như: transistor, LED, switch….
Hình 2.4. Hình dạng sơ đồ IC 89S52 2.4. CHỨC NĂNG CÁC CHÂN IC 89S52
Sau đây là phần giới thiệu chức năng các chân, các Port tương ứng, chân PSEN, chân ALE, chân RESET…
2.4.1. Port 0 :
Port 0 là cổng song song dùng cho 2 mục đích, nó là các chân từ 32. Trong những thiết kế nhỏ nó được dùng trong các cổng xuất nhập bình thường. Ở những thiết kế có sử dụng bộ nhớ ngoài, nó vừa là Bus dữ liệu vừa là bytes thấp của Bus địa chỉ. Nó còn được dùng chứa những bytes mã khi nạp ROM nội.
Hình 2.5. Cấu trúc Port 0 2.4.2. Port 1:
Port 1 dành cho cổng xuất nhập và chỉ dành cho mục đích này mà thôi. Nó dùng để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi theo từng bit hoặc bytes . Port 1 chiếm các chân từ 1 đến 8.
2.4.3. Port 2:
Port 2 (chân 21÷ 28) là Port có 2 chức năng. Ngoài mục đích dành cho xuất nhập thông thường nó còn dùng làm bytes cao cho các địa chỉ bộ nhớ ngoài.
Hình 2.7. Cấu trúc Port 2 2.4.4. Port 3( P3.0-P3.7) :
Mỗi chân trên Port 3 ngoài chức năng xuất nhập còn có một chức năng riêng cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Chức năng các chân của Port3 Bit P3.0 P3.1 P3.2 P3.3 P3.4 P3.5 P3.6 P3.7 Tên RXD TXD INT0 INT1 T0 T1 /WR /RD Chức năng
Dữ liệu nhận cho Port nối tiếp. Dữ liệu truyền cho Port nối tiếp. Ngắt bên ngoài 0.
Ngắt bên ngoài 1.
Ngõ vào của Timer/count 0. Ngõ vào của Timer/count 1. Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài. Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài.
2.4.5. Chân /PSEN( Program Store Enable)
Chân/PSEN là chân điều khiển đọc chương trình bộ nhớ ngoài, nó được nối với chân /OE để cho phép đọc các byte mã lệnh trên ROM ngoài. /PSEN sẽ ở mức thấp trong thời gian đọc mã lệnh. Mã lệnh được đọc từ bộ nhớ ngoài qua bus dữ liệu (Port 0) thanh ghi lệnh để được giải mã.
Khi thực hiện chương trình trong ROM nội thi /PSEN ở mức cao.
2.4.6. Chân ALE ( Address Latch Enable)
ALE là tín hiệu điều khiển chốt địa chỉ có tần số bằng 1/6 tần số dao động của vi điều khiển. Tín hiệu ALE được dùng để cho phép vi mạch chốt bên ngoài như 74373, 74573 chốt byte địa chỉ thấp ra khỏi bus đa hợp địa chỉ /dữ liệu( Port0).
2.4.7. Chân /EA( External Access)
Tín hiệu /AE cho phép chọn bộ nhớ chương trình là bộ nhớ trong hay ngoài vi điều khiển. Nếu /AE ở mức cao( nối với Vcc) thì vi điều khiển thi hành trong ROM nội. Nếu /AE ở mức thấp( nối với GND ) thì vi điều khiển thực hiện chương trình từ bộ nhớ ngoài.
2.4.8. RST( Reset)
Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ reset của 8051. Khi tín hiệu này được đưa lên mức cao ( trong ít nhất 2 chu kì máy) , các thanh ghi trong bộ vi điều khiển được tải những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống.
2.4.9. XTAL1, XTAL2
AT89S52 có một bộ dao động trên chip, nó thường được nối với bộ dao động thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHz, thông thường là 12MHz.
2.4.10. Vcc, GND
AT89S52 dùng nguồn một chiều có dải điện áp từ 4V đến 5.5 V được cấp qua chân 40 và 20.
2.5. HOẠT ĐỘNG ĐỊNH THỜI2.5.1. Giới thiệu2.5.1. Giới thiệu2.5.1. Giới thiệu 2.5.1. Giới thiệu
Các bộ định thời(Timer) được sử dụng rất rộng rãi trong các ứng dụng đo lường và điều khiển.Có thể coi một bộ định thời n bit là bộ đếm n bit được tạo ra bởi n flip_flop mắc nối tiếp với nhau. Đầu của bộ định thời chính là đầu vào của flip_flop đầu tiên...
AT89S52 có 3 bộ định thời 16 bit trong đó hai bộ Timer 0,Timer 1 có 4 chế độ hoạt động. Timer 2 có 3 chế độ hoạt động. Các bộ định thời dùng để định khoảng thời gian(hẹn giờ), đếm sự kiện xảy ra bên ngoài bộ vi điều khiển hoặc tạo tốc độ baud cho cổng nối tiếp.
Trong các ứng dụng định khoảng thời gian, Timer được lập trình sao cho sẽ tràn sau một khoảng thời gian và thiết lập cờ tràn bằng 1. Cờ tràn được sử dụng bởi
chương trình để thực hiện một hành động tương ứng như kiểm tra trạng thái của các ngõ vào hoặc gửi các sự kiện ra các ngõ ra.
Đếm sự kiện dùng để xác định số lần xảy ra của một sự kiện. Trong ứng dụng này người ta tìm cách quy các sự kiện thành sự chuyển mức từ 1 xuống 0 trên các chân T0 hoặc T1 hoặc T2 để dùng các Timer tương ứng đếm các sự kiện đó.
2.5.2. Các thanh ghi của bộ định thời2.5.2.1. Các thanh ghi của Timer0, Timer12.5.2.1. Các thanh ghi của Timer0, Timer12.5.2.1. Các thanh ghi của Timer0, Timer1 2.5.2.1. Các thanh ghi của Timer0, Timer1
- Thanh ghi chế độ định thời (TMOD).
Thanh ghi TMOD chứa hai nhóm 4 bit dùng để đặt chế độ làm việc cho Timer0 và Timer1.
7 6 5 4 3 2 1 0
TMOD không có bit định vị, nó thường load một lần bởi phần mềm ở đầu chương trình để khởi động mode Timer. Sau đó sự định giờ có thể dừng lại, được khởi động lại như thế bởi truy xuất của các thanh ghi chức năng đặc biệt của Timer khác.
- Thanh ghi điều khiển Timer (TCON).
TCON.7 TCON.6 TCON.5 TCON.4 TCON.3 TCON.2 TCON.1 TCON.0
TF1 TR1 TF0 TR0 IT1 IE1 IT0 IE0
Bit 7 6 5 4 3 2 1 0 Tên GATE1 C/#T1 M1 M0 GATE0 C/#T0 M1 M0 Timer 1 1 1 1 0 0 0 0 Mô tả
Bit mở cổng cho timer 1.
Bit chọn chế độ Counter/Timer 1. 1=bộ đếm sự kiện.
0=bộ định khoảng thời gian. Bit 1 chọn chế độ của Timer1. Bit 0 chọn chế độ của Timer1. 00: Chế độ 0- Timer 13bit. 01: Chế độ 1-Timer 16bit.
10: Chế độ 2- 8 bit tự động nạp lại. 11: Chế độ 3-tách timer.
Bit mở cổng timer 0,khi được đặt bằng 1 thì Timer0 chỉ chạy khi chân INT0 ở mức cao.
Bit chọn chế độ counter/timer của Timer0. Bit 1 chọn chế độ của Timer0.
Bit Kí hiệu Chức năng
TCON.7 TF1 Cờ báo tràn của Timer1, được đặt bởi phần cứng khi có tràn,được xóa bởi phần cứng hoặc mềm khi bộ xử lí chỉ đến chương trình ngắt
TCON.6 TR1 Bít diều khiển Timer hoạt động
TCON.5 TF0 Cờ báo tràn Timer 0
TCON.4 TR0 Bít điều khiển Timer 0 hoạt động
TCON.3 IT1 Cờ ngắt do Timer 1
TCON.2 IE1 Cờ ngắt ngoài 1
TCON.1 IT0 Cờ ngắt do Timer 0
TCON.0 IE0 Cờ ngắt ngoài 0
Thanh ghi TCON chứa các bit trạng thái và các bit điều khiển Timer0 và Timer1. Bốn bit cao trong TCON (TCON.4-TCON.7) được dùng để điều khiển các bộ định thời hoạt động hoặc ngưng(TR0,TR1) hoặc để báo các bộ định thời tràn(TF0,TF1).
Bốn bit thấp của TCON (TCON.0-TCON.3) không dùng để điều khiển các bộ định thời, chúng được dùng để phát hiện và khởi động các ngắt ngoài.
- Các thanh ghi chứa giá trị của các bộ định thời.
Các Timer0 và Timer1 đều là các Timer 16 bit, mỗi Timer có thanh ghi 8 bit dùng để chứa giá trị khởi tạo hoặc giá trị hiện thời của các Timer.
Timer 0
TH0(8bits) TH0(8bits) Timer 1
TH1(8bits) TL1(8bits)
2.5.2.2. Các thanh ghi của Timer2
T2CON .7 T2CON .6 T2CON .5 T2CON .4 T2CON .3 T2CON .2 T2CON .1 T2CON .0 TF2 EXP2 RCLK TCLK EXEN2 TR1 C/#T2 CP/#RL 2
Bit Kí hiệu Địa chỉ Mô tả
T2CON.7 TF2 CFH Cờ báo tràn của Timer 2, được đặt khi tràn và xóa bằng phần mềm, không được thiết lập khi TCLK hoặc RCLK được đặt bằng 1
T2CON.6 EXF2 CEH Cờ ngắt ngoài của Timer2, được xóa bởi phần mềm.
T2CON.5 RCLK CDH Bit chọn Timer cung cấp xung nhịp cho đường nhận của cổng nối tiếp.
T2CON.4 TCLK CCH Bit chọn Timer cung cấp xung nhịp cho đường truyền của cổng nối tiếp.
T2CON.3 EXEN2 CBH Bit điều khiển hoạt động của Timer2. T2CON.2 TR2 CAH Bit điều khiển hoạt động của Timer2.
T2CON.1 C/#T2 C9H Bit chọn chế độ đếm hoặc định thời của Timer2
T2CON.0 CP/#RL2 C8H Bit chọn chế độ thu nhận hay nạp lại của Timer2
Thanh ghi T2MOD:
T2MOD có địa chỉ 0C9H, thanh ghi này không định địa chỉ bit.
Thanh ghi TH2 và TL2,RCAP2H và RCAP2L:
Cũng giống như TH0, 1 và TL0, 1, TH2 và TL2 chứa giá trị đếm của Timer 2, tuy nhiên khác nhau là Timer 0,1 có thể dung THx để chứa giá trị nạp lại còn Timer 2 dùng RCAP2H và RCAP2L để chứa giá trị cần nạp lại.
Bit T2MOD.7 T2MOD.6 T2MOD.5 T2MOD.4 T2MOD.3 T2MOD.2 T2MOD.1 T2MOD.0 Tên T2OE DCEN Mô tả Không sử dụng. Không sử dụng. Không sử dụng. Không sử dụng. Không sử dụng. Không sử dụng.
Cho phép đầu ra khi sử dụng timer 2 để tạo xung(chế độ tạo xung – clock out).
Bit cho phép Timer 2 hoạt động như một bộ đếm tiến/lùi.
2.5.3. Các chế độ của bộ định thời
2.5.3.1. Các chế độ của Timer0 và Timer1
Chế độ 0
Chế độ 0 là chế độ định thời 13bit, chế độ này tương thích với các bộ vi điều khiển trước đó, trong các ứng dụng hiện nay chế độ này không còn thích hợp.
Hình 2.9. Hoạt động của Timer0 và Timer1 ở chế độ 0
.
Chế độ 1
Trong chế độ 1,bộ Timer dùng cả hai thanh ghi TH và TL để chứa giá trị đếm, vì vậy chế độ này còn được gọi là chế độ định thời 16bit. Bit MSB sẽ là bit D7 của TH còn bit LSB là D0 của TL.
Hình 2.10. Hoạt động của Timer0 và Timer1 ở chế độ 1
Hình 2.10. mô tả hoạt động của các Timer ở chế độ 1: Nguồn xung clock được đưa tới Timer từ một trong cách phụ thuộc vào bit C/#T trong thanh ghi TMOD.
+ Nếu C/#T=1, xung clock sẽ được lấy từ bên ngoài qua chân Tx(T0,T1,T2). + Nếu C/#T=0, xung clock sẽ được lấy từ bộ chia tần trong chip,tần số của xung ở đây là 1/12 tần số của dao động thạch anh.
Nguồn xung clock trên sẽ được điều khiển để đưa tới các Timer bằng các bit: TR,GATE và mức logic trên các chân INTx.
+ Nếu TRx=0, các Timer sẽ bị cấm mà không cần quan tâm tới GATE và mức logic trên các chân INTx ( thể hiện bằng cổng “AND”).
+ Nếu TRx=1, các Timer sẽ hoạt động khi hoặc là bit GATE=0 hoặc là bit GATE=1 và trên chân /INTx có mức logic 1.
Với chế độ 1, giá trị lớn nhất mà các Timer chứa được là 65535, khi đếm quá giá trị này sẽ xảy ra tràn, khi cờ tràn TF sẽ được đặt =1. Sau khi xảy ra tràn, nếu muốn Timer tiếp tục đếm, chương trình phải có câu lệnh nạp lại giá trị khởi tạo sau khi đã dừng Timer bằng cách xóa bit TR.
Chế độ 2
Hình 2.11. Hoạt động của Timer0 và Timer1 ở chế độ 2
Trong chế độ 2, bộ Timer dùng TL để chứa giá trị đếm và TH để chứa giá trị nạp lại vì vậy chế độ này được gọi là chế độ tự nạp lại 8 bit. Sau khi đếm quá 255 sẽ xảy ra tràn,khi đó TF được đặt bằng 1 đồng thời giá trị của Timer tự động được nạp lại bằng nội dung của TH.
Với nguồn xung clock,cách điều khiển Timer ở chế độ 2 hoàn toàn giống chế độ 1.
Chế độ 3
Hình 2.12. Hoạt động của Timer0 ở chế độ 3
Trong chế độ 3, Timer0 được tách thành hai bộ Timer hoạt động độc lập, chế độ này sẽ cung cấp cho bộ vi điều khiển thêm bộ Timer nữa.
Bộ Timer thứ nhất với nguồn xung clock được lấy từ bộ chia tần trên chip hoặc từ bộ tạo xung bên ngoài qua chân T0 tùy thuộc vào giá trị của bit C-/T0. Việc
điều khiển hoạt động của bộ thứ nhất do bit GATE, bit TR0 và mức logic trên chân INT0 ( giống chế độ 0,1,2 ).
Giá trị đếm của Timer được chứa trong TL0, khi xảy ra tràn, cờ TF0=1 và gây ra ngắt do Timer0 (nếu được đặt).
Bộ Timer thứ hai với nguồn xung clock được lấy từ bộ chia tần trên chip. Việc điều khiển hoạt động của bộ thứ hai chỉ là việc đặt giá trị của bit TR0. Giá trị đếm của Timer được chứa trong TH0, khi xảy ra tràn, cờ TF1=1 và gây ra ngắt do Timer1(nếu được đặt).
Khi Timer0 được tách thành hai Timer 8 bit thì Timer1 vẫn có thể hoạt động bình thường ở các chế độ 0,1,2, tuy nhiên khi xảy ra tràn cờ TF1 không được thiết lập bằng 1. Như vậy trong trường hợp này Timer1 chỉ có thể sử dụng cho các ứng dụng không cần đến ngắt(TF1=1), chẳng hạn như tạo tốc độ baud cho port nối tiếp.
2.5.3.2. Các chế độ của Timer 2
Timer 2 có 3 chế độ hoạt động là chế độ thu nhận (Captuer), chế độ tự nạp lại (auto – reload) và chế độ cung cấp tốc độ baud cho cổng nối tiếp (Baud Rate Generator). RCLK + TCLK TR2 CP/#RL2 CHẾ ĐỘ 0 0 0 X 0 1 X X 1 1 1 0
16-bit Auto-reload: 16 bit tự nạp lại. 16-bit Capture: 16bit thu nhận
Baud Capture: cung cấp tốc độ baud (off)
Chế độ thu nhận (capture)
Hình 2.13. Timer 2 ở chế độ thu nhận
Khi CP/#RL2 = 1, chế độ thu nhận của Timer 2 được chọn bởi bit EXEN2. Xung clock cấp cho Timer 2 cũng được lấy từ một trong hai nguồn và được điều khiển bởi C/#T2 (tưng tự Timer 0, Timer 1). Điều khiển sự hoạt động của Timer 2 cũng là bit TR2. Giá trị đếm của Timer được chứa trong TH2 và TL2 (Timer 2 hoạt động như một Timer 16 bit ). Khi xảy ra tràn TF2 được đặt bằng 1.
Giá trị hiện thời của Timer 2 nằm trong TH2 và TL2 sẽ được chuyển tương ứng vào RCAP2H và PCAP2L khi bit EXEN2 được đặt bằng 1 và có sự chuyển mức từ 1 xuống 0 trên chân T2EX. Sự chuyển mức này kết hợp với việc đặt bit EXF2 =1 sẽ gây ra ngắt ngoài do Timer 2.
Chế độ tự nạp lại
Trong chế độ này, khi bit DCEN =0 Timer 2 hoạt động như một Timer 16 bit tự nạp lại. Giá trị nạp lại được chứa trong RCAP2H và RCAP2L. Sự kiện này lại xảy ra khi :
Hoặc là xảy tràn tức là có sự chuyển số đếm từ FFFFH sang 0.
Hoặc là có sự chuyển mức từ 1 xuống 0 trên chân T2EX khi EXEN2 đã được đặt bằng 1. Sự chuyển mức này cũng đồng thời đặt EXF2 =1.
Hình 2.15. Timer 2 ở chế độ tự nạp lại (DCEN=1)
Từ khóa » Sơ đồ Chân 8051
-
Sơ đồ Chân Và Chức Năng Các Chân Của Chip 8051: - Tài Liệu Text
-
CHỨC NĂNG CÁC CHÂN 8051
-
[PDF] Chương 1: GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN 8051
-
[PDF] HỌ VI ĐIỀU KHIỂN 8051
-
Bài 3-1: Thiết Kế Mạch Hoạt động Cho Vi điều Khiển 8051
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Vi điều Khiển 8051 - Blog Mecsu
-
Bài 1: Điều Kiện Cần Và đủ để Mạch Vi điều Khiển 8051 Hoạt động
-
Mạch đèn Giao Thông Sử Dụng Vđk 8051
-
Đế Ra Chân 8051 DIP40 Breakout V1
-
[PDF] Họ#vi#điều#khiển# 8051