Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần - Everestlaw

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có cơ cấu tổ chức riêng đặc trưng cho loại hình doanh nghiệp đó. Trong đó, Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần thể hiện tính phức tạp nhất trong số cơ cấu tổ chức, quản lý của các loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, để quản lý và kiểm soát tốt hơn hoạt động của công ty cổ phần, chúng ta cần có cái nhìn khái quát về cơ cấu tổ chức công ty CP.

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Sở đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Trong đó:

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cả những cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), đây là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hay một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện những quyền cổ đông của mình căn cứ theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn 1 người đại diện theo uỷ quyền được cử thì cần phải xác định cụ thể số cổ phần và số lượng phiếu bầu của từng người đại diện. Vấn đề cử, chấm dứt hay thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản tới công ty trong thời hạn sớm nhất. Công ty cổ phần phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được thông báo.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, tổ chức này có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác. Và thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông trong công ty .

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm 1 người trong số họ hay có thể thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và các nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty cổ phần không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không quá 5 năm; người này có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của các doanh nghiệp khác.

Ban kiểm soát

Đối với công ty cổ phần có hơn 11 cổ đông là cá nhân hay có cổ đông là tổ chức sở hữu lớn hơn 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên nếu trong Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm; thành viên của Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Những thành viên Ban kiểm soát bầu 1 người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú tại Việt Nam và phải có ít nhất 1 thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần cũng như thành lập công ty cổ phần, quý khách hàng hãy liên hệ ngay tới Hotline của Everestlaw.

Từ khóa » Sơ đồ Cty Cổ Phần