Sơ Đồ Đấu Nối Mạch Điện Khởi Động Sao Tam Giác Chuẩn

Như chúng ta đã biết khởi động chuyển đổi sao tam giác mục đích là để giảm dòng khởi động của động cơ (thay đổi U đặt vào cuộn dây của động cơ). Phương án này được sử dụng rất rộng rãi cho các động cơ từ 20HP trở lên vì kinh tế và dễ bảo trì thay thế.

Để lắp đặt mạch khởi động sao tam giác đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố như sau: – Thông số của motor ghi trên mạc

  • 110/220 chỉ sử dụng khởi động sao tam giác khi có nguồn điện 3P là 110VAC (chạy chế độ sao 3P 220V sau đó chuyển về tam giác 3P 110VAC).
  • 220/380 chỉ sử dụng khởi động sao tam giác khi có nguồn điện 3P là 220VAC (chạy chế độ sao 3P 380V sau đó chuyển về tam giác 3P 220VAC)
  • 380/660 chỉ sử dụng khởi động sao tam giác khi có nguồn điện 3P là 380VAC (chạy chế độ sao 3P 660V sau đó chuyển về tam giác 3P 380VAC)
  • Motor phải có 6 dầu dây hoặc 12 đầu dây

Vì sao: I = U/R muốn I nhỏ thì U lớn hoặc R lớn (vì R đã cố định nên thay đổi điện áp U là giả pháp duy nhất)

Dưới dây là Sơ đồ đấu nối mạch điện khởi động sao tam giác tối ưu nhất

K: Khởi động từ nguồn S: Khởi động từ cho cuộn sao TG: Khởi động từ cho cuộn tam giác RH: Rờ le nhiệt bảo vệ động cơ T: Rờ le thời gian (có cuộn hút 380VAC) DC: Động cơ điện 6 đầu dây 3P CC: Cầu chì bảo vệ điều khiển 2A OFF: Nút nhấn off ON: Nút nhấn on ———————————— K (13-14) Tiếp điểm thường hở của khởi động từ K K (A1-A2) Cuộn hút khởi động từ K TG (11-12) Tiếp điểm thường đóng của khởi động từ Tam Giác TG T (A1-A2) Cuộn hút timer thời gian Y/A T (55-56) Tiếp điểm thường đóng mở chậm của rờ le thời gian T S (A1-A2) Cuộn hút khởi động từu Sao Y TG (13-14) Tiếp điểm thường hở của khởi động từ Tam Giác TG T (67-68) Tiếp điểm thường hở đóng chậm của rờ le thời gian T S (11-12)  Tiếp điểm thường đóng của khởi động từ Sao S RH (95-96) Tiếp điểm thường đóng của rờ le nhiệt RH RH (97-98) Tiếp điểm thường đóng của rờ le nhiệt RH

Xem thêm: Nhà thầu điện lạnh

Từ khóa » Cách đấu Nối Sao Tam Giác