Sơ đồ điện Tủ Lạnh, Tìm Hiểu Những Kiến Thức Cơ Bản - Homecare 24h
Có thể bạn quan tâm
Tủ lạnh là thiết bị rất thông dụng và việc hiểu được sơ đồ điện tủ lạnh sẽ giúp người dùng hiểu rõ về thiết bị và có thể tự mình kiểm tra sửa chữa khi cần thiết với những vấn đề cơ bản. Homecare24h cố gắng phân tích để người dùng hiểu về sơ đồ điện của tủ lạnh.
Nội dung chính
- Các bộ phận trong sơ đồ điện tủ lạnh
- Hoạt động của sơ đồ điện tủ lạnh
- Xem thêm
Các bộ phận trong sơ đồ điện tủ lạnh
Hình trên là sơ đồ điện dạng cơ bản, với mỗi loại tủ lạnh có thể có những đặc điểm khác nhau trong việc sử dụng thiết bị như cảm biến nhiệt tủ lạnh nằm ở đâu, bộ điều khiển nhiệt như nào, bộ xả đá dạng ống nhôm hay thủy tinh, …Tuy nhiên, với sơ đồ điện tủ lạnh ở trên chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu được các loại tủ lạnh khác nhau để sửa chữa những vấn đề cơ bản.
- Power supply: nguồn điện, điện xoay chiều 220V/50hz
- Door s/w: công tắc cửa, bộ phận này giúp đóng ngắt mạch cho đèn sáng trong tủ lạnh khi đóng mở cửa.
- Lamp: đèn sáng trong tủ lạnh, mở cửa đèn sáng, đóng cửa đèn tắt. Mạch điện của đèn sáng được đấu trực tiếp với điện nguồn nên không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị khác trong tủ lạnh.
- Thermostat: đây là bộ điều khiển nhiệt độ của tủ lạnh, thiếu nhiệt thì đóng mạch, đủ nhiệt thì ngắt mạch.
- Fan motor: đây chính là quạt dàn lạnh và sẽ hoạt động cùng với máy nén.
- Def timer: thiết bị này là rơ le thời gian, đóng ngắt mạch theo thời gian, trong thiết bị này có motor nhỏ, các bánh răng, các cơ cấu tiếp điện.
- Def thermo: rơ le xả đá, sò lạnh, thiết bị đóng mạch xả đá khi nhiệt độ dưới âm 4 độ c.
- Heater cord: heater plate: đây chính là thanh điện trở của bộ xả đá.
- Thermal fuse: cầu chì nhiệt, ngắt mạch điện khi nhiệt độ tăng quá cao.
- P.T.C starter – compressor – overload protector: cụm lốc tủ lạnh bồm bộ khởi động điện tử, máy nén và bảo vệ quá tải (còn gọi là tecmid)
Dưới đây là một số hình ảnh cụ thể của các bộ phận trong sơ đồ điện tủ lạnh, chúng ta cùng tìm hiểu để rõ hơn các thiết bị này.
Hình trên là bộ điều khiển nhiệt độ của tủ lạnh, bên trong có 1 cảm biến nhiệt và một bộ phận đóng ngắt tự động theo nhiệt độ. Núm xoay có thể điều chỉnh từ min tới max để thay đổi độ lạnh trong tủ lạnh, min là ấm nhất và max là lạnh nhất.
Đây chính là hình bên trong của thermostat tủ lạnh loại cơ bản, có rất nhiều kiểu thermostat và chúng ta tìm hiểu trong nội dung chi tiết về bộ phận này. Khi đủ nhiệt thì 2 chân của thermostat sẽ được ngắt ra và khi thiếu nhiệt sẽ được đóng lại, nối thông đường điện.
Sò lạnh và sò nóng là thiết bị trong mạch điều khiển bộ xả đá tủ lạnh. Trong đó, sò lạnh còn gọi là cảm biến âm, tức là đóng mạch điện khi nhiệt độ đạt dưới âm 4 độ c và ngắt mạch khi nhiệt độ tăng cao. Sò nóng chính là cầu chì nhiệt, tác dụng là ngắt mạch điện hoàn toàn khi nhiệt độ tăng quá cao, chi tiết này cần thay thế khi trục trặc.
Hình trên là rơ le thời gian sử dụng cho việc chuyển mạch điện từ làm lạnh sang xả đá và ngược lại, thực chất đây chính là bộ hẹn giờ, bộ đếm thời gian để chuyển mạch, tên tiếng anh là defrost timer như trên sơ đồ điện tủ lạnh. Ví dụ, sau khi làm lạnh khoảng 6 tiếng, rơ le thời gian sẽ chuyển mạch sang mạch xả đá và hoạt động trong 15-20 phút, nếu sò lạnh đóng mạch thì bộ xả đá hoạt động, nếu không đóng mạch (tức là chưa có băng tuyết trên dàn lạnh) thì mạch điện sẽ được chuyển sang mạch làm lạnh sớm hơn.
Bộ xả đá tùy theo từng loại tủ lạnh mà có kiểu dáng khác nhau, trên hình là dạng dây điện trở uốn theo dàn lạnh, chúng ta nhìn thấy khá giống đường ống dẫn gas của dàn lạnh. Bộ xả đá là dây điện trở nhiệt có 2 đầu dây điện cấp vào như trên hình.
Quạt dàn lạnh tủ lạnh có tác dụng tạo luồng gió lưu thông đều trong tủ lạnh, hút gió qua dàn lạnh để thổi gió lạnh tới các vị trí trong tủ lạnh, với loại tủ lạnh 2 ngăn chung 1 dàn lạnh thì quạt dàn lạnh nằm trong ngắn đá, thổi gió lạnh qua ngăn đá rồi xuống ngăn mát.
Đây là bộ phận cuối trong sơ đồ điện tủ lạnh, lốc tủ lạnh cũng giống như lốc điều hòa, có chức năng hút và nén gas trong đường ống để tạo ra sự luân chuyển của gas từ dàn nóng tới dàn lạnh tủ lạnh. Tại dàn nóng, gas dạng lỏng có nhiệt độ cao sẽ được xả nhiệt ra môi trường, tại dàn lạnh gas dạng khí nhiệt độ rất thấp để hấp thụ nhiệt trong luồng không khí đi qua dàn lạnh.
Hoạt động của sơ đồ điện tủ lạnh
Dưới đây là 2 sơ đồ điện tủ lạnh trong 2 trường hợp : tủ lạnh làm lạnh và tủ lạnh xả đá. Màu xanh là dây mát, màu đỏ là dây nóng, mình họa như vậy cho người dùng dễ hiểu nguyên lý hoạt động.
Trong giai đoạn tủ lạnh làm lạnh, thời gian tương đối dài khoảng 4-6 tiếng tùy tủ lạnh, các bộ phận hoạt động là quạt dàn lạnh, cụm lốc tủ lạnh, motor rơ le thời gian hoạt động. Sau khi rơ le thời gian đếm đủ thời gian cần thiết cho quá trình làm lạnh, mạch điện chuyển từ chân 4 sang chân 2 để cấp điện cho mạch xả đá và ngắt điện mạch làm lạnh.
Nếu tại vị trí sò lạnh – cảm biến âm tủ lạnh – đạt nhiệt độ dưới âm 4 độ c (thường là vậy) thì sò lạnh sẽ đóng mạch điện để cấp điện cho cụm điện trở nhiệt xả đá. Nếu độ lạnh chưa đạt tức là chưa có đá thì sò lạnh vẫn chưa đóng mạch, khi đó nguồn điện vẫn cấp cho rơ le thời gian và sau khoảng vài phút sẽ tự động chuyển mạch sang chân 4, cấp điện cho hệ thống làm lạnh.
Trường hợp sò lạnh cấp điện cho bộ xả đá, nhiệt độ điện trở tăng lên, đá trên dàn lạnh tan dần và nhiệt độ tăng dần, khi đó sò lạnh sẽ tự động ngắt mạch vì nhiệt độ của sò lạnh đã tăng. Thời gian tiếp theo khoảng 10-15 phút rơ le thời gian sẽ tự động chuyển mạch từ chân 2 sang chân 4 để cấp điện cho mạch làm lạnh.
Như vậy là chúng ta đã hiểu cơ bản về sơ đồ điện tủ lạnh và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, Bạn cần biết thêm vấn đề gì hoặc cần xử lý nhanh chóng các trục trặc của tủ lạnh, hãy liên hệ trực tiếp đến Homecare24h. Hy vọng các thông tin trên có nhiều hữu ích với người dùng.
Xem thêm
- Bình nóng lạnh gián tiếp là gì? (10)
- Nồi cơm điện 5 lít nấu được bao nhiêu gạo (0)
- Tại sao điều hòa có mùi hôi, người dùng cần làm gì để điều hòa thơm tho (0)
- Tổng hợp các công nghệ trên máy lạnh Mitsubishi Electric (0)
- Cảm biến tủ lạnh toshiba (0)
- Công suất đèn sưởi nhà tắm, một số vấn đề bạn cần lưu ý khi sử dụng (4)
- Tại sao quạt gió điều hòa không quay, tìm hiểu các nguyên nhân sau (1)
- Cách tính tốc độ motor điện và những yếu tố làm thay đổi vận tốc (3)
Từ khóa » Sơ đồ Mạch Xả đá Tủ Lạnh
-
Sơ Đồ Xả Đá Tự Động Ở Tủ Lạnh Quạt Gió Bá Đạo
-
Sơ đồ Mạch điện Và Cấu Tạo , Chức Năng Các Linh Kiện Trong Tủ Lạnh
-
Bộ Phận Xả Tuyết, Cách đọc Sơ đồ Mạch điện Tủ Lạnh Chi Tiết Nhất
-
Sơ Đồ Mạch Điện Tủ Lạnh Sanyo, Toshiba, Hitachi, Panasonic, LG ...
-
Sơ đồ điện Tủ Lạnh - Sửa điện Nước
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Sơ đồ Mạch điện Tủ Lạnh
-
Sơ đồ Mạch điện Và Nguyên Lý Hoạt động Của Tủ Lạnh Sanyo
-
Sơ đồ Mạch điện Tủ Lạnh Các Hãng Chi Tiết Nhất Cho AE Thợ
-
Bộ Phận Xả đá Tủ Lạnh, Chức Năng Và Cấu Tạo Chung - Homecare 24h
-
Sơ đồ Mạch điện Và Cấu Tạo , Chức Năng Các Linh Kiện Trong Tủ Lạnh
-
Sơ Đồ Mạch Điện Tủ Lạnh Toshiba
-
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN CỦA TỦ LẠNH
-
Sơ đồ Mạch điện Tủ Lạnh Toshiba - Điện Lạnh Dũng Lê