Sổ đỏ đứng Tên Người đã Chết Có Vay Ngân Hàng được Không?

Có được vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người đã chết?

Để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc người thừa kế phải đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ (theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013).

Đồng thời, khi một người đã chết mà chưa chia thừa kế thì Sổ đỏ đó vẫn thuộc về người đã chết đó. Mà khi đã chết, người đó không còn không năng lực hành vi dân sự, không thể thực hiện các giao dịch, quyền, nghĩa vụ dân sự, không thể tự mình ký tên vào hợp đồng thế chấp, phiếu đăng ký thế chấp...

Do đó, có thể thấy, mặc dù có thể sử dụng Sổ đỏ của người khác để thực hiện thế chấp cho người thứ ba vay vốn nhưng không có ngân hàng nào đồng ý lấy tài sản của người chết đi thế chấp vay vốn tại ngân hàng mà chưa chia thừa kế.

Và cũng không có tổ chức hành nghề công chứng nào công chứng hợp đồng thế chấp khi bên thế chấp là người đã chết.

Do đó, khi Sổ đỏ đứng tên người đã chết mà chưa chia thừa kế hoặc chưa đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ mang tên người sống (có thể là người thừa kế hoặc người khác thông qua giao dịch mua bán, tặng cho... với người thừa kế sau khi đã chia di sản là quyền sử dụng đất) sẽ không thể vay vốn tại ngân hàng.So do dung ten nguoi da chet co duoc vay ngan hang khong

Làm sao để vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết?

Như phân tích ở trên, nếu Sổ đỏ vẫn đứng tên người chết và các đồng thừa kế chưa thực hiện phân chia di sản thừa kế để sang tên cho người thừa kế hoặc sau đó bán, tặng cho... người khác thì không thể vay vốn ngân hàng.

Đồng nghĩa, dù Sổ đỏ đứng tên người chết nhưng đã có đủ điều kiện để sang tên cho người sống thì ngân hàng chắc chắn sẽ xem xét duyệt khoản vay cho người có yêu cầu. Để thực hiện được điều đó, người có nhu cầu phải thực hiện 02 thủ tục:

- Phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và sang tên Sổ đỏ cho người còn sống.

- Thế chấp Sổ đỏ đã mang tên người sống tại tổ chức tín dụng có nhu cầu.

Dưới đây là chi tiết thủ tục vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết:

1- Phân chia di sản thừa kế

Có hai hình thức phân chia di sản thừa kế là theo di chúc (nếu người chết có để lại di chúc) và theo pháp luật (nếu không có di chúc, có nhưng di chúc không có hiệu lực...) cụ thể: Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc và thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

2- Thế chấp tại ngân hàng

Sau khi thực hiện phân chia di sản thừa kế, người thừa kế phải thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ. Khi đã có Sổ đỏ mang tên mình, người này có thể thực hiện thủ tục thế chấp tại ngân hàng theo thủ tục nêu tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN với các hồ sơ sau đây:

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận hộ khẩu...

- Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ hoặc sổ hồng.

- Phương án sử dụng vốn.

- Giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay: Đăng ký kinh doanh, giấy mua hàng, hợp đồng mua chung cư, mua đất, mua xe ô tô...

- Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.

Xem chi tiết: Vay vốn ngân hàng: Không khó nếu có các điều kiện sau

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt các khoản vay. Việc phê duyệt các khoản vay sẽ phụ thuộc vào chính sách riêng của từng ngân hàng cũng như thoả thuận với người vay.

Sau khi khoản vay được phê duyệt, khách hàng sẽ được yêu cầu ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, biên bản giao nhận tài sản...

Và trước khi ngân hàng giải ngân khoản vay cho khách hàng, khi thế chấp Sổ đỏ, người vay phải làm thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Một Cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Thủ tục chi tiết tại đây

Trên đây là quy định về việc Sổ đỏ đứng tên người đã chết có được vay ngân hàng không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh, chính xác

Từ khóa » Sổ đỏ đứng Tên Người đã Mất Có Vay Ngân Hàng được Không