Sơ đồ Hóa Kiến Thức Cơ Bản Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 12 - Bài 7

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7Tóm tắt kiến thức ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn GDCD lớp 12 - Bài 7

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7 tổng hợp kiến thức cơ bản và các bài tập trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 theo các mức độ, giúp các em nắm vững kiến thức về các quyền dân chủ cơ bản của công dân. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 hiệu quả.

  • Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2
  • Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6
  • Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 8
  • Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền dân chủ

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP LUỆN TẬP.

I. Nhận biết:

Câu 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần 2 có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định. Đây là bước thứ mấy trong quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo?

A. Bước 1 B. Bước 2 Bước 3 D. Bước 4

Câu 2: Công dân khiếu nại nhằm mục đích gì?

A. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm.

B. Đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính.

C. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước.

D. Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 3: Công dân tố cáo nhằm mục đích gì?

A. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm.

B. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

C. Đề nghị cơ quan, cá nhân thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

D. Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 4: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định. Đây là bước thức mấy trong quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại?

A. Bước 1 B. Bước 2 C. Bước 3 D. Bước 4

Câu 5: Công dân có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền nào?

A. Khiếu nại. B. Bầu cử và ứng cử. C. Tự do ngôn luận. D. Tố cáo.

Câu 6: Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?

A. Cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền. B. Công dân.

C. Tổ chức phi chính phủ. D. Các tổ chức nhân quyền.

Câu 7: Về cơ bản, quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước?

A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước

Câu 8: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân thuộc hình thức dân chủ nào dưới đây?

A. Gián tiếp. B. Trực tiếp. C. Tập trung. D. Tượng trưng.

Câu 9. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây?

A. Luật hình sự. B. Hiến pháp. C. Luật hành chính. D. Luật dân sự.

Câu 10. Mỗi cử tri đều tự mình viết phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bình đẳng. D. Bỏ phiếu kín.

Câu 11. Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

A. Những người có chức quyền.

B. Mọi công dân.

C. Những người được giao nhiệm vụ.

D. Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 12. Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

B. Quyền chính trị của công dân.

C. Tự do ngôn luận.

D. Tham gia vào đời sống chính trị, xã hội.

Câu 13. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo.

B. Người đang chấp hành hình phạt tù.

C. Người bị xử phạt vi phạm hành chính.

D. Người bị tước giấy phép hành nghề.

Câu 14. Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?

A. 16 tuổi.

B. 18 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 15. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?

A. 16 tuổi.

B. 18 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 16. Ai dưới đây có quyền bầu cử?

A. Người đang bị tạm giam.

B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Người đang chấp hành hình phạt tù.

D. Người đang bị bệnh phải nằm viện.

Câu 17. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền dân chủ cơ bản trong lĩnh vực

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. xã hội.

Câu 18. Công dân thực hiện quyền bầu cử theo nguyên tắc

A. Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.

B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

D. Đoàn kết, bình đẳng, dân chủ.

Câu 19. Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế -xã hội, thuộc quyền

A. bầu cử và ứng cử của công dân.

B. phát biểu ý kiến của cá nhân xây dựng địa phương.

C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

D. khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 20. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?

A. Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.

B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

D. Đoàn kết, bình đẳng, dân chủ.

Câu 21. Quyền bầu cử và ứng cử là quyền

A. dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

B. dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.

C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.

Câu 22. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ

A. trực tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

B. gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

C. quản lí ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

D. kiểm tra ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Câu 23. Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân

A. gián tiếp quyết định công việc của Nhà nước.

B. trực tiếp quyết định công việc của Nhà nước.

C. bầu ra những người đại diện cho mình.

D. giới thiệu những người đại diện cho mình.

Câu 24. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận vào các công việc chung của Nhà nước.

B. các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

C. xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội.

D. giữu gìn an ninh trật và an toàn xã hội.

Câu 25. Thông qua quyền bầu cử và quyền ứng cử, nhân dân thực thi hình thức

A. dân chủ trực tiếp.

B. dân chủ gián tiếp.

C. áp dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

II. Thông hiểu:

Câu 1. Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn cách nào sau đây?

A. Khiếu nại người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc kiện ra toà hành chính.

B. Rút đơn khiếu nại chấm dứt vụ việc.

C. Kiện ra toà hành chính chính thuộc Toà án nhân dân để được giải quyết theo luật.

D. Khiếu nại người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp.

Câu 2. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì chuyển hồ sơ cho cơ quan nào để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự?

A. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát.

B. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát,tòa án.

C. Thanh tra, công an, kiểm sát.

D. Viện kiểm sát, tòa án nhân dân.

Câu 3. Công dân cần phải làm gì để thực hiện tốt các quyền dân chủ của mình?

A. Thường xuyên xem báo, đài.

B. Đấu tranh những việc làm trái pháp luật.

C. Ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

D. Tìm hiểu kỹ những quy định của các luật.

Câu 4. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy hành vi

A. gây thiệt hại cho cộng đồng.

B. tham nhũng.

C. xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cá nhân.

Câu 5. Theo quy định của Luật khiếu nại,Tố cáo người nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo?

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.

D. Cơ quan điều tra

Câu 6. Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo người nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

A. Chủ tịch nước.

B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

D. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 7. Người nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người bị tạm giam.

B. Người chấp hành xong bản án.

C. Người đang bị quản chế.

D. Người chưa xóa án tích.

Câu 8. Người nào sau đây không được thực hiện quyền ứng cử?

A. Người chưa được xóa án tích.

B. Linh mục nhà thờ.

C. Người có đạo.

D. Người dân tộc thiểu số.

Câu 9. Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

A. Hoạt động từ thiện.

B. Góp ý kiến văn bản luật.

C. Góp ý hoạt động của cán bộ xã.

D. Ý kiến dự thảo Luật Hình sự.

Câu 10. Việc làm nào sau đây thuộc quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?

A. Bắt người đang bị truy nã.

B. Tố cáo cán bộ tham nhũng.

C. Ý kiến về việc tăng thuế kinh doanh.

D. Khiếu nại quyết định xử phạt hành chính.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 7 Gdcd 12