Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân Và Cách Massage Bấm Huyệt

Đông Y cho rằng lòng bàn chân là bộ phận cực kỳ quan trọng trên cơ thể con người. Nơi này được ví như một bản đồ thu nhỏ, có quan hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vì thế, nếu có hiểu biết về sơ đồ huyệt đạo bàn chân và cách massage bấm huyệt, bạn có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của mình cũng như người thân trong gia đình. Phương pháp bấm huyệt giúp bạn không cần dùng thuốc mà vẫn có thể khỏi được cơ số bệnh. Nếu bạn đang tò mò, hãy tìm hiểu thông tin chi tiết với chúng tôi qua bài viết này nhé.

Xem thêm >>>

  • 108 huyệt đạo trên cơ thể
  • Cách massage bấm huyệt bàn tay

Xem nhanh nội dung

Toggle
  • Mối quan hệ giữa huyệt đạo bàn chân với các bộ phận trên cơ thể 
  • Các huyệt đạo quan trọng trong bàn chân 
    • Huyệt đạo trên bàn chân 
      • Huyệt Thương Khâu 
      • Huyệt Thái Xung
      • Huyệt Nội Đình
      • Huyệt Thái Khê
    • Huyệt đạo lòng bàn chân 
      • Huyệt Dũng Tuyền
      • Huyệt Bát Phong
  • Lợi ích của việc bấm huyệt bàn chân đối với sức khỏe 
  • Một số lưu ý khi bấm huyệt bàn chân 
  • Kinh nghiệm mua máy massage chân loại tốt
    • Xác định nhu cầu sử dụng.
    • Chất liệu máy mát xa chân an toàn
    • Công suất và các chế độ massage
    • Giá thành phù hợp
    • Thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ

Mối quan hệ giữa huyệt đạo bàn chân với các bộ phận trên cơ thể 

Cũng theo Đông y, nhiều vị thầy thuốc đều cho rằng các huyệt đạo bàn chân có liên quan trực tiếp đến cơ quan nội tạng của cơ thể người. Cụ thể như sau:

  • Ngón chân cái sẽ liên hệ với gan và lá lách. Ngón thứ 4 trong bàn chân cũng vậy. Khi xoa bóp. bấm huyệt đúng cách các ngón chân này sẽ giúp bạn khỏi đau lưng, táo bón, giải độc gan hiệu quả.
  • Lòng bàn chân, hay gan bàn chân có mối quan hệ mật thiết với thận.
  • Mu của ngón chân út sẽ liên kết với bàng quang. Nếu bấm huyệt ở phần này sẽ trị được chứng đái rắt, đi tiểu buốt, bí tiểu.
  • Ngón chân thứ 2 cạnh ngón cái sẽ kết nối với dạ dày, bấm huyệt sẽ chữa được chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng ợ chua.
Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân Min
Sơ đồ Huyệt đạo Bàn Chân

Bên cạnh đó, việc bấm huyệt đạo bàn chân cũng mang lại nhiều công dụng có lợi khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, phải hiểu rõ sơ đồ huyệt đạo bàn chân và biết bấm đúng cách. Bạn nên tìm tới các cơ sở y tế Đông Y để được các bác sĩ thực hiện bấm huyệt. Nếu tự thực hành tại nhà, bạn hãy tham khảo cách massage bấm huyệt cũng như sơ đồ huyệt đạo dưới đây nhé.

Các huyệt đạo quan trọng trong bàn chân 

Huyệt đạo trên bàn chân 

Huyệt Thương Khâu 

Huyệt đạo Bàn Chân Huyệt Thương Khâu Min
Huyệt Thương Khâu

Vị trí: Huyệt Thương Khâu nằm ngay gần lõm mắt cá chân.

Công dụng: Bấm huyệt này sẽ giúp trị các chứng khó tiêu, các bệnh về hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày. Ngoài ra, bấm huyệt Thương Khâu cũng sẽ giúp lá lách (tức tỳ) khỏe hơn.

Cách bấm huyệt: Bấm vào chỗ huyệt đạo cho đến khi cảm thấy hơi tê, thực hiện 3 – 5 lần/ngày cho hai bên bàn chân.

Huyệt Thái Xung

Huyệt đạo Bàn Chân Huyệt Thái Xung Min
Huyệt Thái Xung

Vị trí: Huyệt thái xung nằm trên mu bàn chân, gần khu vực khe giữa ngón chân cái và áp út.

Tác dụng: lưu thông khí huyết điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, trị chứng đái rắt, mất ngủ, kinh nguyệt không đều, khớp cổ tay chân bị đau.

Cách bấm huyệt: Bấm vào huyệt đạo trong vòng 4 phút, khi đau thì dừng lại.

Huyệt Nội Đình

Huyệt đạo Bàn Chân Huyệt Nội đình Min
Huyệt Nội Đình

Vị trí: Huyệt Nội Đình nằm trên mu bàn chân, ở vị trí giữa ngón chân cái và ngón giữa.

Tác dụng: Bấm huyệt giúp trị các chứng đau răng, đầy bụng, liệt dây thần kinh số 7. Đồng thời còn có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng sốt cao, chảy máu cam.

Cách bấm huyệt: Bấm giữ 3 phút với mỗi bên bàn chân.

Huyệt Thái Khê

Huyệt đạo Bàn Chân Huyệt Thái Khê Min
Huyệt Thái Khê

Vị trí: Huyệt Thái Khê vị trí ở ngay dưới mắt cá chân trong, vùng lõm gần khu vực gót chân.

Tác dụng: Hỗ trợ nguyên khí ở thận, có công hiệu đối với những người nam giới bị yếu sinh lý, giảm đau lưng,…

Cách bấm huyệt: Xác định vị trí và bấm huyệt, day mạnh cho trong khoảng 1 phút, dừng 3 – 4s rồi lặp lại thao tác trên.

Huyệt đạo lòng bàn chân 

Huyệt Dũng Tuyền

Huyệt đạo Bàn Chân Huyệt Dũng Tuyền Min
Huyệt Dũng Tuyền

Vị trí: Huyệt đạo nằm ở dưới lòng bàn chân, khoảng giữa gan bàn chân. Đây là điểm thấp nhất trên cơ thể. Nằm ở dưới lòng bàn chân, điểm thấp nhất của cơ thể, giữa gan bàn chân khoảng ⅓ về phía trước.

Tác dụng: trị các chứng mất ngủ, trúng gió, đau đầu.

Cách bấm huyệt: Nên bấm huyệt vào buổi sáng, dùng ngón cái ấn và day huyệt Dũng Tuyền khoảng 5 phút. Thực hiện ở cả 2 bên bàn chân.

Huyệt Bát Phong

Huyet Dao Ban Chan Huyet Bat Phong Min 2
Huyệt Bát Phong

Vị trí: Có 8 vị trí huyệt đạo ở giữa các kẽ chân của hai bên bàn chân, mỗi bàn chân có 4 huyệt.

Tác dụng: Trị các bệnh do gió độc gây ra, trị bệnh ở mu bàn chân, chữa chân và ngón chân bị tê liệt. Ngoài ra còn hỗ trợ chữa đau dạ dày, đau răng, mất kinh ở phụ nữ.

Cách bấm huyệt: sử dụng kim châm cứu, đâm sâu vào huyệt khoảng 0,2 tấc, sau đó rút ra. Nếu chữa sưng chân thì khi rút kim ra sẽ thấy lượng máu nhỏ chảy ra.

Lợi ích của việc bấm huyệt bàn chân đối với sức khỏe 

Bấm huyệt ở bàn chân sẽ giúp bạn chữa căng thẳng, nhức mỏi hiệu quả. Đây là giải pháp trị liệu giúp bạn lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Điều đầu tiên bạn có thể thấy là cơ bắp sẽ linh hoạt và ít bị căng cơ hơn trước.

Ngoài ra, bấn huyệt đạo bàn chân hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, lại có lợi cho nhiều bộ phận khác của cơ thể. Như vậy cơ thể sẽ có năng lượng hoạt động cả ngày dài mà không mệt mỏi.

Ngoài ra, bấm huyệt lên các huyệt đạo bàn chân cũng sẽ giúp cơ quan trong cơ thể được hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn sẽ giúp hạn chế các tế bào ung thư phát triển.

Cuối cùng, massage bấm huyệt mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cũng nhờ đó mà luôn vui vẻ, tươi mới và cuộc sống của bạn cũng sẽ có nhiều thay đổi tích cực hơn.

Một số lưu ý khi bấm huyệt bàn chân 

  • Bạn nên tìm hiểu về các điểm bấm huyệt trên bàn chân thật kỹ càng để tránh nhầm lẫn khi bấm huyệt. Việc nhầm lẫn huyệt đạo dẫn đến bấm nhầm có thể làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
  • Không uống rượu bia, không ăn no khi thực hiện bấm huyệt bàn chân.
  • Khi tập thể dục xong cũng là lúc bàn chân bị nhức mỏi nhiều nhất, vì vậy cần massage cho chân để thư giãn.
  • Bấm huyệt bên chân trái trước, sau đó đến chân phải.
  • Người bị sốt, ung thư, viêm nhiễm, mẹ bầu không nên thực hiện bấm các huyệt đạo bàn chân.
  • Thực hiện bấm huyệt, day ấn nhẹ nhàng, nếu dùng lực quá lớn sẽ khiến bạn bị đau chân, khó di chuyển sau buổi trị liệu. 

Kinh nghiệm mua máy massage chân loại tốt

Xác định nhu cầu sử dụng.

Nếu bạn thường xuyên đi lại, vận động nhiều, thường mỏi chân thì nên mua máy massage lòng bàn chân. Đối với người lớn tuổi cần chăm sóc chuyên sâu hơn sẽ phù hợp với máy massage bắp chân hoặc máy massage được tích hợp khả năng điều trị suy giãn tĩnh mạch, mang đến cảm giác thư giãn nhiều hơn.Kiểu dáng, thiết kế máy mát xa chânHiện nay dòng máy massage chân đều rất hiện đại, sang trọng với mẫu mã và kích thước đa dạng giúp bạn dễ dàng lựa chọn. Bạn hãy lựa chọn những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để dễ dàng di chuyển.

Chất liệu máy mát xa chân an toàn

Bạn hãy ưu tiên lựa các loại sản phẩm làm từ nhựa ABS hoặc nhựa PP chất lượng cao để có độ bền tốt và đảm bảo an toàn. Đồng thời, chất liệu nhựa ABS và PP còn giúp bạn dễ dàng vệ sinh cho máy giữ được độ sáng bóng lâu dài.

Công suất và các chế độ massage

Công suất hoạt động của máy mát xa chân khoảng 50W trở lên để có khả năng massage hiệu quả.Bảng điều khiển và đèn hiển thị rõ ràngMáy massage chân thường có loại cơ bấm nút hoặc cảm ứng. Nếu bạn chọn máy sử dụng bảng điều khiển cảm ứng thì hãy lựa chọn máy có cảm ứng nhạy bén, đèn thị rõ ràng để người cao tuổi có thể quan sát và sử dụng.

Giá thành phù hợp

Máy massage chân hiện nay rất phổ biến trên thị trường và có xuất xứ từ nhiều hãng nổi tiếng. Giá tốt đi kèm chất lượng cao là một tiêu chí để người dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm

Máy có nhiều phân khúc giá khác nhau từ thấp đến cao với những tính năng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm mua máy massage chân phù hợp với kinh phí của mình nhé.

MsMs1

Máy massage chân nhiệt hồng ngoại 4D OJUGU TPU-900 – Nâng niu sức khỏe bàn chân Việt

Thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ

Trên thị trường có đa dạng các loại thương hiệu máy massage. Vì vậy, trước khi mua bạn hãy tìm hiểu rõ về thương hiệu và lựa cho mình thương hiệu uy tín, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng.

Như vậy việc biết rõ sơ đồ huyệt đạo bàn chân cùng cách massage bấm huyệt sẽ giúp ích rất lớn cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian tự thực hiện công việc massage này mỗi ngày. Giải pháp hoàn hảo dành cho bạn chính là sử dụng máy massage chân. Đây sẽ là sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình mỗi ngày cực kỳ tiện lợi. Bạn có thể tham khảo thông tin trên website để tìm hiểu về máy massage chân nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (2)

Bấm huyệt đạo bàn chân có tác dụng gì với sức khỏe? Bấm huyệt đạo bàn chân mang lại những lợi ích sau đối với cơ thể:
  • Giảm tình trạng căng thẳng, nhức mỏi.
  • Cơ bắp linh hoạt hơn, giảm tình trạng căng cứng cơ bắp
  • Thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, có lợi cho nhiều bộ phận khác của cơ thể.
  • Mang lại năng lượng hoạt động cả ngày dài mà không mệt mỏi.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Bấm huyệt đạo bàn chân tác động vào những yếu tố nào? Các huyệt đạo bàn chân nên chú ý như:
  • Huyệt đạo bàn chân: Nội Đình, Thương Khâu, Thái Xung, Thái Khê
  • Huyệt đạo lòng bàn chân Dũng Tuyền, Bát Phong

Từ khóa » Các Huyệt Vị ở Lòng Bàn Chân