Sơ đồ Mạch đèn Huỳnh Quang Và Nguyên Lý Hoạt động Của Nó

Biết sơ đồ mạch đèn huỳnh quang và nguyên lý hoạt động của nó sẽ giúp việc tự tay sửa chữa, thay thế sẽ diễn ra nhanh chóng và an toàn. Vì trong quá trình hoạt động khi bóng đèn huỳnh quang được sử dụng nhiều thì hỏng hóc là điều khó tránh khỏi. Bài viết này Điện Nước Đô Thị sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang.

Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang và nguyên lý hoạt động của nó Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang và nguyên lý hoạt động của nó

Đèn huỳnh quang là gì?

Bóng đèn Huỳnh quang còn được gọi là đèn Tuýp. Nếu đèn Huỳnh quang nhỏ có thể gọi là đèn compact. Bóng đèn huỳnh quang là một ống thủy hai đầu có 2 sợi tóc bóng đèn (sợi vonfram). Người ta hút chân không làm cho trong bóng chỉ còn một lượng khí nhỏ, pha thêm vào đó một ít khí hiếm (khí trơ – ví dụ Agon). Với các loại khí trơ khác nhau sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau. Khi đóng nguồn, có dòng điện chạy qua các sợi tóc đèn làm chúng nóng lên, phát xạ các điện tử thành dạng đám mây bao quanh tóc bóng đèn

Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang

So với đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang ngày nay được cấu tạo từ 3 phần tử để có thể phát sáng: (1) điện cực, (2) khí và (3) bột huỳnh quang. Cả 3 phần tử này đều đặt bên trong bóng thủy tinh có áp suất thấp.

Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang

  • Điện cực: được dùng để phát điện tử. Loại điện cực hiện nay dùng điện cực từ dây Vonfram quấn xoắn chúng phát xạ điện tử khi được nung nóng đến khoảng 900oC. 2 đầu điện cực này được nối với mạch điện xoay chiều.
  • Một lớp bột huỳnh quang: bột huỳnh quang hay phosphor là một hợp chất hóa học được quét bên trong thành ống. Bức xạ tím do điện cực và hơi thủy ngân phát ra tác động vào lớp bột huỳnh quang; tạo nên ánh sáng với bước sóng nằm trong vùng nhìn thấy được. Tùy thuộc vào hỗn hợp phosphor, các nhà sản xuất có thể thay đổi màu ánh sáng hoặc phổ của đèn.
  • Các chất khí : Thủy ngân và khí trơ ( như argon hay neon,.. )
  • Vỏ đèn có chiều dài 0,6m - 1,5m.

Thiết bị trong mạch điện của bóng đèn Huỳnh quang

  • Cầu chì : Là thiết bị đảm bảo hiện tượng không bị đoản mạch.
  • Công tắc : Là thiết bị dùng để tắt hay mở nguồn điện trong mạch điện của bóng đèn.
  • Tăng phô ( Chấn lưu ) : Là thiết bị giúp ổn định nguồn điện hoạt động bên trong bóng đèn. Giúp làm tăng tuổi thọ khi sử dụng bóng đèn. Đồng thời giúp cho bóng đèn không bị nhấp nháy khi sử dụng.
  • Tắt te : Tự động ngắt mạch khi điện áp giảm và nối mạch khi điện áp cao.
  • Bóng đèn huỳnh quang : Là thiết bị quan trọng nhất trong sơ đồ mạch điện Dùng để phát sáng.

Bạn có biết? Cơ sở Sửa chữa điện nước tại quận Cầu Giấy của Điện nước Đô Thị đã được bằng khen xuất sắc 2020 của Tổng công ty

Cách mắc dây trong mạch điện bóng đèn huỳnh quang

Cách mắc dây trong mạch điện bóng đèn huỳnh quang

  • Hai đầu dây điện từ ngoài vào ( tạm gọi là dây nguồn) thì 1 đầu sẽ qua Tăng-Phô rồi từ Tăng-Phô đi lên 1 chân của đầu đèn huỳnh quang ( 1 đầu có 2 chân => có tới 4 chân).
  • Đầu dây thứ 2 của dây nguồn từ ngoài vào sẽ vào trực tiếp 1 chân ở đầu bên kia của đèn
  • Còn dư 2 chân ở 2 đầu đèn thì sẽ được nối với nhau thông qua con chuột ( con mồi), Con mồi ở giữa 2 chân đèn.

Mạch điện trong nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang nói trên nói cụ thể là mạch mắc nối tiếp 3 phần tử: tăng phô (cuộn tăng áp) – đèn ống – tắc te. Tắc te ở đây đóng vai trò cái đóng ngắt điện tự động.

Chi tiết hơn về nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang

Ánh sáng phát ra được tạo ra trong ống thủy tinh có hình trụ bịt kín. Bên trong ống thủy tinh có một chút chân không và được thêm đầy khí hiếm và sạch khác; thường dùng khí argon và argon-neon. Mặt bên trong của ống được phủ bởi một lớp bột huỳnh quang. Điện cực ở hai đầu ống được nối với mạch điện xoay chiều.

nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang

Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te; xuất hiện sự phóng điện giữa 2 thanh kim loại bên trong tắc te. Sự phóng hồ quang này làm cho 2 thanh kim loại nóng lên, biến dạng và tiếp xúc với nhau. Mạch điện kín này làm đốt nóng các điện cực, tích lũy năng lượng điện tự cảm bên trong chấn lưu.

Khi thanh kim loại nguội đi dẫn đến hở mạch; ngay lập tức xuất hiện điện áp cảm ứng trong chấn lưu tác động lên 2 đầu điện cực. Hiệu điện thế cảm ứng này đủ lớn để phóng điện qua chất khí trong đèn. Sự phóng điện này duy trì do thủy ngân đã ở trạng thái plasma; liên tục có dòng ion dẫn điện qua lại giữa 2 đầu điện cực.

Qua bài viết Điện nước Đô Thị đã giới thiệu về đèn huỳnh quang là gì? Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang và nguyên lý hoạt động của nó. Hiện nay, công nghệ chiếu sáng đã phát triển rất nhiều và tất cả những nhược điểm trên đều khắc phục bởi sử dụng các loại đèn led âm trần có chất lượng tốt để thay thế đèn huỳnh quang trong gia đình.

Điện Nước Đô Thị - đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt, thay thế sửa chữa đèn LED âm trần, đèn LED chiếu sáng chất lượng nhất thủ đô. Chỉ cần gọi chúng tôi 0963.668.959, sau 30 phút mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

  • Cam kết 100% chất lượng thiết bị là an toàn.
  • Hội tụ đầy đủ nhân viên sửa điều hòa tại nhà giá rẻ chuyên nghiệp với 5 năm kinh nghiệm trở nên.
  • Hàng ngàn thiết bị gặp sự cố khó xử lí nhất cũng đều được giải quyết bởi bàn tay thần kỳ từ đội ngũ chuyên nghiệp tại Điện Nước Đô Thị xử lý hiệu quả.
  • Đội ngũ tư vấn khách hàng, Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc. Chia sẻ kinh nghiệm về thiết bị điện nước. Giúp khách hàng có sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Xem thêm:

  • Sửa chữa điện nước tại Mai Dịch
  • Sửa chữa điện nước tại Nghĩa Đô

Từ khóa » Nguyên Lý Mạch điện đèn Huỳnh Quang