Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang Và Cách Lắp đặt Chi Tiết, Dễ Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Sơ đồ mạch điện cầu thang cơ bản khá đơn giản nhưng với những người chưa có kinh nghiệm lắp đặt hoặc lần đầu thực hiện có thể bị lúng lúng và gặp một số khó khăn. Khi sử dụng sơ đồ mạch điện cầu thang, bạn có thể bật tắt công tắc đèn chiếu sáng cầu thang ở mỗi tầng khác nhau.
Đối với những người thợ và kĩ sư nhìn qua hẳn là có thể hiểu và làm được ngay. Còn đối với mọi người bình thường sẽ có chút khó hơn. Điều này là dễ hiểu và có thể khắc phục được. Vậy sau đây chúng tôi sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi xoay quanh sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang. Hy vọng các bạn có được thêm những kinh nghiệm để có thể tự lắp đặt hoặc giúp ích trong thiết kế ngôi nhà của mình nhé!
Sơ đồ mạch điện cầu thang
Một trong những sơ đồ điện cơ bản và thông dụng nhất ở Việt Nam là sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang. Hầu hết căn nhà nhiều tầng đều được sử dụng để người dùng có thể bật tắt đèn chiếu sáng cầu thang dù đang ở các tầng khác nhau.
- Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra các thiết bị cần thiết trong sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang:
- Công tắc với hai chiều (hay có cách gọi khác là công tắc đảo chiều hoặc công tắc điện 3 cực).
- Bóng đèn chiếu sáng ở cầu thang: số lượng – 1 cái
- Cầu chì, áp-tô-mát giúp bảo vệ ngắn mạch ( thiết bị này có thể có hoặc không sử dụng): số lượng – 1 cái.
Hình trên chính là sơ đồ cách đấu điện cầu thang :
- Dây trung tính (dây mát – dây nguội) sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn.
- Dây pha (hay còn gọi là dây nóng) sẽ được đấu cùng với cực L (line) của công tắc với ba cực. Một dây đôi được đấu từ cực L1( đó là của công tắc tầng 1) nối đến cực L1 (với công tắc cầu thang tầng 2). Tương tự, một dây khác đấu với cực L2 của (của công tắc tầng 1) đến cực L2 ( đó là công tắc tầng 2). Còn cực L (line) của công tắc tầng 2 thì đấu với một bóng đèn.
- Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách trên bởi mỗi cách sẽ có những ưu nhược điểm riêng khi lắp đặt:
- Cách 1: Dây nối đi giữa hai công tắc đơn giản hơn khi lắp đặt. Do chỉ cần sử dụng một dây đơn để có thể kết nối cực L của cả 2 công tắc ở 2 tầng.
Tuy nhiên khó khăn chính là khi người dùng muốn lắp thêm thiết bị như áp-tô-mát để chống ngắn mạch.
- Cách 2: Cách lắp đặt này logic hơn và có thể dễ dàng sử dụng thêm các thiết bị chống ngắn mạch như cầu chì, át tô mát.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang công tắc 2 cực
Sau đây là sơ đồ mạch điện cầu thang sắt lắp đặt với công tắc 2 cực. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên lý hoạt động cần biết của các mạch điện cầu thang.
- Thiết bị cần chuẩn bị:
- 1 Cầu chì
- 2 Công tắc 3 cực
- 1 Bóng đèn
Sơ đồ mạch điện công tắc 2 cực
- Sơ đồ mạch điện cầu thang có công tắc 2 cực khá là đơn giản như trên hình. Một đầu của nguồn điện lưới điện – 220V (dây trung tính – pha âm) nối vào một chân của đèn, đầu còn lại của bóng đèn nối với phần tiếp điểm chung của công tắc thứ nhất.
- Đầu nguồn điện 220V ( ứng với pha dương) được nối qua cầu chì. Từ cầu chì được nối với tiếp điểm chung của công tắc thứ 2. Hai tiếp điểm còn lại của chính hai công tắc còn thừa ra sẽ được nối với nhau.
Có thể bạn quan tâm :
- Sơ đồ lắp mạch điện 1 công tắc, 1 ổ cắm, 1 bóng đèn an toàn
- Cách đấu tủ điện 3 pha { Dân Dụng, Công Nghiệp } chi tiết từ A – Z
Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn
Sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 1 bóng đèn có tác dụng là để đồng thời tắt bật bóng đèn được ở hai vị trí không cùng nhau.
Có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ cụ thể sau: Một công tắc lắp đặt ở tầng 1, còn một công tắc đặt ở tầng 2. Bóng đèn chiếu sáng được lắp ở vị trí giữa tầng 1 và tầng 2 để có thể chiếu sáng cho toàn bộ cầu thang ở cả 2 tầng (từ tầng 1 đi lên tầng 2). Khi lắp mạch điện theo sơ đồ 2 công tắc 1 bóng đèn thì bạn có thể sử dụng công tắc tắt bật dù đang đứng ở vị trí của ở tầng 1 hay tầng 2 cầu thang.
- Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn các vật dụng cần thiết cho sơ đồ mạch điện này:
- 1 Cầu chì
- 2 Công tắc 3 cực
- 1 Bóng đèn
- Công dụng chính của từng thiết bị trong sơ đồ mạch điện cầu thang:
- Cầu chì – Giúp bảo vệ mạng điện khi không may xảy ra sự cố cháy, chập mạch điện cầu thang. Tùy thuộc vào mỗi công suất của bóng đèn để lựa chọn các loại cầu chì phù hợp ( ví dụ: bóng đèn nhà bạn là 50 – 100W nên chọn loại 1A)
- Công tắc ba cực: Có lẽ đây là thiết bị thường thấy nhất trong lắp đặt đèn cầu thang. Loại công tắc này với 1 cực dẫn vào (hay còn gọi là cực chung) đồng thời có 2 cực ra. Trong một thời điểm nhất định sẽ chỉ có một cực đầu ra được lắp đặt để nối thông với cực đầu vào.
- Bóng đèn: để chiếu sáng cho cầu thang nhà bạn. Những năm trước đây thường dùng loại bóng đèn đó là đèn sợi tóc ( hay đèn bóng vàng). Hiện nay các bóng đèn được ưa chuộng hơn đó là đèn compact hoặc bóng đèn led ( lý giải cho điều này chính bởi giá thành hợp lý, độ bền tương đối tốt và đặc biệt là tiết kiệm điện).
Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn
Cách lắp điện cầu thang
Biết được cách lắp điện cầu thang sẽ giúp ích rất lớn trong việc sửa chữa, thiết kế và tự lắp đặt mạng lưới điện cho ngôi nhà của bạn. Vậy cách đấu mạch điện cầu thang sẽ gồm các bước sau đây:
Bước chuẩn bị
Các dụng cụ cơ bản
- 1 Cầu chì
- Công tắc 3 cực
- 1 Bóng đèn
Hộp nhựa đựng mạch điện
- Hộp nhựa dùng để đựng mạch điện: có tác dụng bảo quản, giữ gìn được các sản phẩm mạch, dây điện để các sản phẩm điện tử này có thể hoạt động tốt nhất, tránh tác động của môi trường bên ngoài gây ra những trục trặc không đáng có.
Hộp nhựa đựng mạch điện
Công tắc chuyển mạch 3 vị trí
- Công tắc chuyển mạch 3 vị trí (hay công tắc xoay): là một thiết bị được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp. Với công dụng chính là để cắt thiết bị từ xa đối với công tắc xoay on – off và đồng thời chuyển mạch đảo chiều trong động cơ 3 pha.
Công tắc chuyển mạch 3 vị trí
Công tắc chuyển mạch 2 vị trí
- Gần giống với công tắc chuyển mạch 3 vị trí, công tắc chuyển mạch 2 vị trí thường được dùng để cắt những thiết bị từ xa đối với công tắc xoay chiều on – off.
- Công tắc chuyển mạch này có cấu tạo khá là đơn giản gồm tiếp điểm và bộ chuyển động giúp điều khiển các tiếp điểm đóng cắt.
- Mỗi công tắc chuyển mạch này sẽ được phân loại theo chức năng riêng của từng công tắc. Một vị trí hoặc hai vị trí, ứng với các nguồn điện sử dụng là 3 pha hoặc 1 pha…
Công tắc chuyển mạch 2 vị trí
Cách lắp đặt công tắc điện cầu thang
Sơ đồ mạch điện cầu thang (hay còn được gọi với tên khác đó là công tắc đảo chiều hay 2 công tắc 3 cực điều khiển duy nhất 1 bóng đèn). Mạch điện này được thiết kế khá đơn giản để sử dụng trong các nhà cao tầng. Với mục tiêu hướng đến đó là giúp người sử dụng có nhiều những tiện ích hơn. Chính nhờ có những bóng đèn được sử dụng cách lắp đặt công mạch điện cầu thang mà việc đi lại của mọi người ở trong nhà cao tầng không còn là vấn đề phiền toái và bất tiện nữa.
Sơ đồ đấu điện cầu thang
Sơ đồ điện cầu thang
Cách đấu công tắc điện cầu thang
Công tắc cầu thang là thiết bị điện được sử dụng để lắp đặt phổ biến nhất ở cả công trình dân dụng và công trình xây dựng công nghiệp. Vậy để đảm bảo cho việc lắp đặt an toàn và đúng kỹ thuật. Thì bạn luôn cần lưu ý đấu công tắc của nguồn điện cầu thang thật chính xác nhé.
Công tắc điện cầu thang
Sơ đồ công tắc điện cầu thang
Vị trí và cách lắp đặt công tắc điện cầu thang là lắp đặt ở cả 2 đầu cầu thang của tầng trên và tầng dưới. Một đầu của nguồn điện lưới điện – 220V (dây trung tính – pha âm) nối vào một chân của đèn, đầu còn lại của bóng đèn nối với phần tiếp điểm chung của công tắc thứ nhất. Đầu còn lại của nguồn điện 220V ( ứng với pha dương) được nối qua cầu chì. Từ cầu chì được nối với tiếp điểm chung của công tắc thứ 2. Hai tiếp điểm còn lại của chính hai công tắc còn thừa ra sẽ được nối với nhau.
Sơ đồ công tắc cầu thang
Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng
Tương tự với sơ đồ cầu thang cơ bản, chúng ta có sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng như sau:
- Chỉ cần sử dụng thêm công tắc và bóng đèn cho cả tầng 3 và tầng 4. Hay nói cách khác chúng ta dùng 4 công tắc bật tắt đèn ở 4 tầng khác nhau. Ứng với mỗi tầng sẽ là 1 công tắc và bóng đèn chiếu sáng sẽ được đặt ở vị trí giữa cầu thang.
- Điều cơ bản nhất chúng ta nên để ý, đó là việc chúng ta ở tầng 3, thì có thể bật được điện tầng 4. Và đồng thời cũng tắt được điện tầng 1. Đó chính là những điều kiện cần và đủ. Cho sơ đồ một mạch điện cầu thang 4 tầng hoàn chỉnh.
- Tương tự như sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng thì sơ đồ mạch điện cầu thang nhiều tầng hơn cũng vậy. Các sơ đồ mạch điện cầu thang tầng cao hơn nữa sẽ có đôi chút phức tạp hơn. Nếu như các bạn để ý kĩ thì sẽ nhận ra đó là phần công tắc sẽ luôn có thêm 1 điểm chung nữa.
Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về sơ đồ mạch điện cầu thang đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng có thể giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà. Tham khảo thêm các bài viết khác tại .Bất kỳ thắc mắc cần giải đáp vui lòng để lại câu hỏi dưới phần comment chúng tôi sẽ gửi tới các bạn câu trả lời sớm nhất!
Từ khóa » Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang 2 Tầng
-
Sơ Đồ Nguyên Lý Mạch Điện Cầu Thang 2 Công Tắc 1 Bóng Đèn
-
15 Mạch điện đèn Cầu Thang Kèm Sơ đồ đấu Nối Chuẩn Nhất - Haledco
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang Nhà 2 Tầng - Biến áp FAVITEC
-
3 Sơ Đồ Mạch Điện Cầu Thang Đảo Chiều | Hướng Dẫn A-Z
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang - Giải Pháp Cơ điện
-
Các Loại Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang Và Cách Lắp đặt đơn Giản
-
[5*] Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang đầy đủ Và Chi Tiết Cho Người Mới Bắt ...
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang 2 Bóng đèn
-
5 Sơ đồ Cách đấu Mạch điện đảo Chiều Công Tắc đèn Cầu Thang
-
Mạch điện Cầu Thang 2 Công Tắc 2 Bóng đèn - 123doc
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang Và Cách Lắp đặt đơn Giản - Vật Tư 365
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang 2/3/4/5/n Tầng || KHS247
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang - .vn