Sơ đồ Mạch điện Máy ấp Trứng Và Nguyên Lý Hoạt động Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Nhiều bạn thắc mắc về sơ đồ mạch điện máy ấp trứng và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào. Thực ra máy ấp trứng có cấu tạo khá đơn giản với sơ đồ điện không có gì phức tạp. Cái phức tạp nhất là bộ điều khiển thì đã được lập trình sẵn rồi. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về sơ đồ mạch điện máy ấp trứng thì hãy cùng Nông nghiệp Online (NNO) tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- Kinh nghiệm mua máy ấp trứng cho người mới
- Máy ấp trứng Hàn Quốc, đặc điểm, giá thành
- Máy ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở
- Trứng gà để trong tủ lạnh có ấp được không
- Máy ấp trứng công nghiệp là loại máy gì
Sơ đồ mạch điện máy ấp trứng
Máy ấp trứng hiện nay cơ bản có các bộ phận là vỏ máy (buồng ấp), mạch điều khiển, bóng nhiệt, quạt, khay trứng, khay nước tạo ẩm và cảm biến. Ngoài các bộ phận cơ bản trên thì có rất nhiều hãng lắp thêm một số phụ kiện khác chúng ta tạm thời sẽ không nói tới ở đây. Mỗi bộ phân trong máy ấp trứng đều có tác dụng riêng và được lắp như trong sơ đồ mạch điện máy ấp trứng như hình dưới đây.
Xem thêm: Những điều cần biết về máy ấp trứng
Các bạn lưu ý vị trí của các bộ phần trong sơ đồ là tương đối, tùy vào cấu tạo của từng loại máy mà vị trí lắp đặt có thể khác nhau nhưng vẫn dựa trên nguyên lý hoạt động chung giống nhau.
Nguyên lý hoạt động cơ bản
Trước khi đi vào nguyên lý hoạt động các bạn cần phải biết tác dụng của từng bộ phận trong máy ấp:
- Mạch điều khiển: điều khiển hoạt động của máy ấp theo chương trình được cài đặt từ người dùng.
- Khay tạo ẩm: khay này chứa nước giúp tăng độ ẩm trong máy ấp. Khay này có thể là một khay nước hoặc là một bộ tạo ẩm tự động. Nếu là bộ tạo ẩm tự động thì sẽ được kết nối với mạch điều khiển.
- Khay trứng: khay trứng dùng để chứa trứng khi ấp. Một số máy không cần khay trứng mà đặt trứng xuống luôn sàn máy. Khay trứng này còn có thể thiết kế với động cơ để có thể đảo trứng tự động. Nếu không có tính năng đảo tự động thì người dùng phải tự đảo trứng bằng tay.
- Bóng nhiệt: bóng nhiệt có thể là bóng đèn sợi đốt hoặc bóng halogen. Tác dụng của bóng đèn là cung cấp nhiệt cho máy ấp duy trì được nhiệt độ ấp phù hợp.
- Quạt: quạt có tác dụng giúp không khí trong máy được lưu chuyển đều giúp nhiệt độ trong máy gần như đồng đều ở mọi khu vực.
- Cảm biến: cảm biến sẽ đo nhiệt độ, độ ẩm trong máy để gửi thông tin về cho mạch điều khiển hoạt động. Tùy vào thiết kế của từng máy mà vị trí đặt cảm biến sẽ khác nhau. Vị trí đặt cảm biến này cực kỳ quan trọng nên cần đặt đúng vị trí mà nhà sản xuất yêu cầu.
Đi vào nguyên lý hoạt động, khi các bạn cắm điện cho máy ấp trứng hoạt động và đã cài đặt các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, thời gian đảo trứng thì máy sẽ hoạt động như sau:
- Bước 1: Quạt gió trong máy sẽ hoạt động liên tục khi cắm máy.
- Bước 2: Cảm biến đo các thông số về nhiệt độ, độ ẩm gửi về cho mạch điều khiển.
- Bước 3: Mạch điều khiển căn cứ vào thông số nhận được để điều khiển hoạt động của bóng nhiệt, tạo ẩm tự động. Nếu thiếu nhiệt thì bóng nhiệt sẽ bật để tăng nhiệt cho buồng ấp, nếu thừa nhiệt bóng nhiệt sẽ ngắt đến khi nào thiếu nhiệt ở một mức độ nào đó sẽ lại hoạt động trở lại. Độ ẩm cũng hoạt động tương tự như bóng nhiệt nhưng là về độ ẩm.
- Bước 4: Mạch điều khiển căn cứ vào cài đặt để điều khiển khay đảo trứng đảo trứng theo chu kỳ thời gian.
Với nguyên lý hoạt động như vậy bạn sẽ thấy quạt gió trong máy luôn chạy khi máy cắm điện. Nếu quạt gió trong máy không chạy chắc chắn là có vấn đề. Bóng nhiệt trong máy sẽ có lúc hoạt động có lúc không theo dạng ngắt bật để đảm bảo nhiệt độ trong máy dao động trong khoảng nhiệt độ cài đặt. Khay tạo ẩm cũng hoạt động dạng ngắt bật để đảm bảo độ ẩm trong máy đạt được độ ẩm cài đặt.
Một lưu ý quan trọng đó là trứng cũng cần phải thở nên máy ấp trứng cần có lỗ thông khí. Vì có lỗ thông khí nên nếu nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài cao hơn nhiệt độ và độ ẩm cài đặt thì các thông số của máy đo được sẽ bị cao hơn thông số cài đặt và máy không thể tự giảm nhiệt hay giảm độ ẩm được. Đây là lý do bạn cần phải để máy ấp hoạt động trong môi trường mát mẻ để tránh việc máy bị quá nhiệt dẫn đến trứng bị chết phôi.
Với sơ đồ mạch điện máy ấp trứng và nguyên lý hoạt động cơ bản thì chắc các bạn cũng thấy ngay thiết kế của máy và mạch điều khiển chính là 2 thứ “đắt giá” nhất trong máy ấp trứng. Vì thế, khi mua máy ấp trứng bạn không nên thắc mắc tại sao thiết kế của hai hãng tương tự nhau nhưng giá lại chênh lệch nhiều như vậy.
Tags: máy ấp trứngTừ khóa » Nguyên Lý Máy ấp Trứng Gà
-
Vận Hành Máy ấp Trứng Như Thế Nào?
-
Máy ấp Trứng Gia Cầm Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Như Thế Nào?
-
Cấu Tạo Máy ấp Trứng Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Sơ đồ Nguyên Lý Máy ấp Trứng Mactech, Nên Hiểu để ấp Trứng Tốt Hơn
-
Máy ấp Trứng Hoạt động Theo Quy Trình Như Thế Nào?
-
Máy ấp Trứng Và Những điều Cần Biết Về Máy ấp Hiện Nay
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Máy ấp Trứng,máy ấp Trứng Cút - YouTube
-
Chi Tiết Cấu Tạo Và Nguyên Lí Hoạt động Máy ấp Trứng Gà Tự Chế Bằng ...
-
Sơ đồ Nguyên Lý Máy ấp Trứng đa Kỳ
-
Nguyên Lí ấp Trứng Gà Vịt Và Thiết Kế Máy ấp Thủ Công - Agriviet
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Thiết Kế Máy ấp Trứng Gia Cầm
-
Nguyên Lý Máy ấp Trứng Gà - Chuột Hamster
-
Cách ấp Trứng Gà Bằng đèn Dầu, Nguyên Lý Và Cách Thực Hiện