Sơ Đồ Nguyên Lý Mạch Điện Cầu Thang 2 Công Tắc 1 Bóng Đèn
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn lắp mạch điện cầu thang đơn giản nhất
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn lắp mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn. Có rất nhiều kiểu lắp mạch điện cầu thang như: mạch 2 công tắc 3 bóng đèn ; mạch 3 công tắc 2 bóng đèn ; mạch 2 công tắc 2 bóng đèn ;... Nhưng mạch 2 công tắc 1 bóng đèn mà bài viết này là mạch thông dụng nhất. Được nhiều người sử dụng nhất.
Ứng dụng của mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn
Mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn dùng để tắt bật bóng đèn ở hai vị trí khác nhau. Ví dụ: một công tắc để ở tầng 1, một công tắc để ở tầng 2, bóng đèn lắp ở vị trí giữa tầng 1 và tầng 2 để chiếu sáng toàn bộ cầu thang từ tầng 1 đi lên tầng 2. Khi lắp mạch điện theo sơ đồ thì bạn có thể đứng ở tầng 1 tắt bật bóng đèn bằng công tắc ở tầng 1. Đồng thời bạn có cũng có thể đi lên tầng 2 và tắt bật bóng đèn bằng công tắc ở tầng 2.
Cách lắp mạch điện cầu thang như sau:
Chuẩn bị:
- 02 công tắc 3 cực (kí hiệu K1, K2 trong hình). Loại công tắc có 1 cực vào (cực chung) và 2 cực ra. Tại một thời điểm nhất định chỉ có một cực ra được nối với cực vào.
- 01 bóng đèn chiếu sáng.
- Dây điện.
- Kìm cắt dây, tô vít,... dụng cụ cần thiết để đấu nối.
Cách lắp:
Bạn lắp ráp theo một trong hai sơ đồ ở hình bên dưới. Nếu nhà của bạn có nhiều tầng thì cứ hai tầng bạn lại lắp một mạch điện như vậy. Và nhớ mua loại hộp công tắc mà lắp được hai công tắc vào một hộp để có tính thẩm mỹ.
Nguyên lý hoạt động của mạch điện cầu thang
Sơ đồ 1: Khi bạn tắt, bật một trong hai công tắc sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Nếu công tắc K1 ở vị trí A1 và K2 ở vị trí B2. Hoặc K1 ở vị trí A2 và K2 ở vị trí B1. Thì hiệu điện thế qua bóng đèn bằng hiệu điện thế của nguồn cấp nên đèn sáng.
- Nếu công tắc K1 ở vị trí A1 và K2 ở vị trí B1. Hoặc K1 ở vị trí A2 và K2 ở vị trí B2. Thì hiệu điện thế qua bóng đèn bằng 0V (trùng trên 1 dây) nên đèn tắt.
Sơ đồ 2: Khi bạn tắt, bật một trong hai công tắc sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Nếu công tắc K1 tiếp xúc với dây D1 và công tắc K2 tiếp xúc với dây D2. Hoặc K1 tiếp xúc với D2 và K2 cũng tiếp xúc với D2. Thì mạch điện là mạch kín, nên bóng đèn sáng.
- Nếu công tắc K1 tiếp xúc với dây D1 và công tắc K2 tiếp xúc với dây D2. Hoặc K1 tiếp xúc với D2 và K2 cũng tiếp xúc với D1. Thì mạch điện là mạch hở, nên bóng đèn tắt.
Đây là bài viết hướng dẫn lắp mạch điện cầu thang đơn giản nhất. Chúc các bạn lắp ráp thành công!
Dưới đây là mẫu máy ổn áp Litanda 10kva thế hệ mới của công ty cổ phần Litanda Việt Nam sản xuất. Quý khách của thể ủng hộ bằng 1 lượt xem video để cổ vũ chúng tôi. Viết những bài chia sẻ về kĩ thuật điện nhiều hơn nữa.
Video giới thiệu công ty ổn áp Litanda
Tổng kho phân phối máy ổn áp, máy biến áp Litanda - Lioa.
Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Hotline : 0974.642.249 hoặc 0941 990 965
Website : https://standavietnam.com Email : standachinhhang@gmail.com
Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điện Cầu Thang Lớp 9
-
Vẽ Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện Hai Công Tắc Ba Cực điều Khiển Một đèn
-
Vẽ Sơ đồ Nguyên Lý Và Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện Hai Công Tắc Ba Cực ...
-
Thực Hành Lắp Mạch điện Hai Công Tắc Ba Cực điều Khiển Một đèn
-
Sơ đồ Lắp đặt Mạch điện đèn Cầu Thang CN9 - 123doc
-
Vẽ Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điện Hai Công Tắc Ba Cực điều Khiển Một đèn
-
Công Nghệ 9 Bài 9: Thực Hành Lắp Mạch điện Hai Công Tắc Ba Cực ...
-
Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang Và Cách Lắp đặt Chi Tiết, Dễ Hiểu - Mobitool
-
Vẽ Sơ đồ Mạch điện Cầu Thang Lớp 9 - Xây Nhà
-
Lý Thuyết Công Nghệ 9 Bài 9: Thực Hành: Lắp Mạch điện Hai Công ...
-
15 Mạch điện đèn Cầu Thang Kèm Sơ đồ đấu Nối Chuẩn Nhất - Haledco
-
Sơ đồ Nguyên Lý Và Cách Lắp đặt Cho Mạch điện Cầu Thang? - Lazi