Sơ đồ Quấn Dây Và Cách đấu Motor 3 Pha Chi Tiết - Hioki

Động cơ 3 pha được ứng dụng rất nhiều trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về sơ đồ quấn dây motor 3 pha và cách đấu motor 3 pha. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng để bạn có thể thực hiện đấu động cơ 3 pha tại nhà nhé!

Đặc điểm của động cơ điện 3 pha

Trước khi biết về sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha chi tiết, chúng ta sẽ tìm hiểu động cơ điện 3 pha là gì? Motor 3 pha là loại động cơ điện xoay chiều hoạt động dựa trên sơ đồ đấu nối điện. Cấu tạo của motor 3 pha bao gồm stato để tạo ra từ trường quay và phần roto.

Động cơ điện 3 pha
Động cơ điện 3 pha

Để tăng hiệu quả của động cơ, người ta ghép nhiều thanh kim loại thành một chiếc lồng hình trụ. Mặt bên được tạo bởi các thanh kim loại được xếp song song. Bộ phận này được gọi là roto lồng sóc.

Nguyên lý hoạt động của motor 3 pha như sau: khi mạng điện nối vào động cơ, từ trường quay do stato gây ra sẽ khiến cho roto chuyển động quay liên tục. Khi roto quay sẽ được phần trục máy truyền động ra ngoài để giúp vận hành máy móc cũng như các cơ cấu chuyển động khác.

Rotor 3 pha có giá thành rẻ, bền và dễ bảo trì sửa chữa. Do đó, máy được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

Xem thêm: Cách xác định đầu dây motor 3 pha bằng đồng hồ vạn năng

Sơ đồ quấn dây motor 3 pha và cách đấu

Cách đấu dây điện 3 pha 380V

Điện 3 pha 380V là điện áp chuẩn được dùng tại Việt Nam. Nguồn điện này chạy trên đường điện 3 pha 4 dây. Chúng thường được dùng phổ biến trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp kinh doanh,... Những địa điểm sử dụng máy móc công suất lớn, yêu cầu cao về dòng điện và vận hành liên tục. Ngoài ra, điện 3 pha còn được dùng trong các hộ gia đình.

Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 380V
Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 380V

Cách đấu điện 3 pha 380V dùng cho các thiết bị điện 3 pha, máy móc có chuẩn điện áp là 380V. Cách đấu dây motor 3 pha 380V tương tự cách đấu dòng điện 3 pha 4 dây. Để hình dung rõ hơn, bạn có thể tham khảo sơ đồ quấn dây motor 3 pha 380V như hình trên.

Cách đấu dây điện 3 pha 200V

Điện 3 pha 200V là điện áp tiêu chuẩn tại Nhật Bản. Dòng điện này dùng 3 dây nóng, 1 dây nguội, nằm trong hệ thống điện 3 pha 4 dây. Cách đấu dây motor 3 pha của điện áp 200V từ nguồn điện 380V thường dùng cho các thiết bị điện 3 pha nhập khẩu từ Nhật Bản. Cách đấu dây điện 3 pha 200V cũng tương tự với cách đấu dây điện 3 pha 380V.

Trong trường hợp cần đo dòng điện hay điện áp, ta có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng như ampe kìm, đồng hồ vạn năng để hỗ trợ công việc một cách tốt nhất

Cách đấu motor 3 pha 3 đầu dây

Cách đấu motor 3 pha 6 đầu dây ra thành 3 đầu dây là phương pháp thường được thực hiện. Dưới đây là những cách đấu motor 3 pha ra 3 đầu dây phổ biến nhất, mời bạn đọc tham khảo!

Cách đấu tam giác

Trường hợp động cơ điện 3 pha có thông số điện áp định mức là 220V/ 380V chạy trong lưới điện hiện tại là 110V/ 220V 3 pha. Ta dùng cách đấu dây motor 3 pha theo kiểu hình tam giác. Động cơ điện sẽ được đấu nối theo kiểu tam giác cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (220V) của động cơ so với mức điện áp cao của lưới điện (220V).

 Sơ đồ đấu dây motor 3 pha hình tam giác 
Sơ đồ đấu dây motor 3 pha hình tam giác

Cách đấu hình sao

Trường hợp động cơ điện 3 pha có thông số điện áp định mức là 220V/ 380V, lưới điện của động cơ là 220V/ 380V chạy điện 3 pha. Trong tình huống này, chúng ta sẽ thực hiện cách đấu motor 3 pha 6 dây theo kiểu hình sao (Y). Cách đấu motor 3 pha như này sẽ tạo sự phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ máy móc và mức điện áp cao của lưới điện quốc gia (380V).

sơ đồ quấn dây motor 3 pha hình sao
Sơ đồ quấn dây motor 3 pha hình sao

Lưu ý cần nhớ khi thực hiện đấu motor 3 pha:

  • Nếu động cơ ghi là 127V/ 220V, bạn thực hiện cách đấu motor 3 pha theo hình sao và sử dụng với điện áp là 220V chạy 3 pha.

  • Nếu động cơ ghi 380V/ 660V, bạn thực hiện cách đấu motor 3 pha theo hình tam giác để sử dụng điện áp 220V/ 380V chạy 3 pha.

  • Với motor điện công suất trong khoảng từ 0,18 – 3,7kW với lưới điện áp 220/380V, 50hz, bạn cũng thực hiện đấu hình tam giác.

  • Với motor điện có công suất đạt trên 3,7kW với lưới điện là 380/660V, 50hz cũng sẽ được đấu hình sao.

Xem thêm: Điện 1 pha là gì? Điện 3 pha là gì? Phân biệt sự khác nhau

Cách đấu motor 3 pha 4 đầu dây

Động cơ 3 pha có nhiều ưu điểm hơn động cơ 1 pha. Khi dùng trong sản xuất, motor 3 pha giúp tiết kiệm dây dẫn và đem lại công suất lớn. Hiện nay, tỉ lệ thiết bị sử dụng loại điện 3 pha này đã đạt khoảng 25%.

Điện 3 pha 3 dây gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính. Trong đó, 3 dây pha gồm có dây nóng và dây lửa, động cơ có nguồn điện là 380V. Dây trung tính là dây mát = 0V. Cách đấu motor 3 pha 4 đầu dây giống với cách đấu dây điện 3 pha 3 dây. Cách thực hiện như hình minh họa dưới đây:

Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 4 dây
Sơ đồ cách đấu dây điện 3 pha 4 dây

Ngoài cách đấu động cơ 3 pha 4 dây, 6 đầu dây, người ta còn quan tâm đến cách đấu motor 3 pha 12 đầu dây, 9 đầu dây và sơ đồ quấn dây motor 3 pha 48 rãnh,... Đây là những công việc khó, đòi hỏi kỹ thuật và trình độ chuyên môn. Do vậy, không phải ai cũng tự thực hiện được ở nhà.

Vậy nên, nếu bạn muốn thực hiện cách đấu motor 3 pha 9 dây, 12 dây và tìm hiểu về sơ đồ quấn dây motor 3 pha 48 rãnh,... thì hãy liên hệ đến những cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện uy tín, hoặc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.

Trên đây, Hiokivn.com đã cung cấp thông tin về sơ đồ quấn dây và cách đấu motor 3 pha chi tiết. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Từ khóa » Sơ đồ đấu Nối điện 3 Pha