Sơ đồ tính thép đài cọc - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Sơ đồ tính thép đài cọc khi tính toán cốt thép đài cọc thì sử dụng sơ đồ tính là ngàm tại mép cột hoặc sơ đồ tính là dầm giản đơn. mọi người cho tôi hỏi 2 sơ đồ đó khác nhau thế nào? tôi tính toán dùng sơ đồ ngàm mà thầy hỏi tại sao dùng sơ đồ này thì tôi vẫn chưa có câu trả lời. Mọi người giúp tôi với Có 56 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: |
| Vì chọn sơ đồ ngàm gần với thực tế làm việc của móng nhất. | Donaldsor | |
| Tại sao chọn sơ đồ ngàm lại gần với thực tế làm việc của móng nhất vậy bác? | greent | |
| sơ đồ tính là ngàm thì chính xác hơn vì trong thực tế tại mặt cắt được xem là ngàm đó không thể có chuyển vị xoay được,nếu là tính sơ đồ khớp chỉ khống chế được 2 bậc tự do vẫn có chuyển vị xoay.mà trong thực tế tại mặt cắt đó làm gì mà chuyển vị xoay được! | tontai | |
| Thế đối với cái móng này thép theo phương dài tính thế lào? > | xac suat | |
| em cũng đang lo câu hỏi tại sao? vì tôi sắp bảo vệ đồ án tốt nghiệp | Alewohabee | |
| Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu. | Luckyman | |
| hjjj thế theo cậu thì nó tính theo sơ đồ nào? | puma12 43 | |
| Tiện thể cho tôi hỏi ké với. Khi tính lực t/d lên đầu cọc, Theo các giáo trình thì Tổng(xi)^2 lấy cho tất cả các cọc trong đài, còn theo VD tương tự của Thầy Lê Anh Hoàng trang 145 thì chỉ lấy 1/2 số cọc??? | nguyentrungata | |
| Hỏi ké mà hỏi nhiều quá Trả lời: Tổng(xi)^2 lấy cho tất cả các cọc trong đài Đọc sách thầy Hoàng tôi nghĩ thầy lấy cho 1 hàng cọc ( 4 cọc) để tính ( theo phương cạnh dài) Bạn xem Tổng(xi)^2 thầy tính sẽ rõ ( 2x1.3^2 + 2x0.5^2) Và thầy cũng lấy phản lực Pi của 4 cọc thôi | chongthambamien.vn | |
| Cám ơn bạn nhiều nha. Tôi cũng xem giáo trình nền móng của thầy Châu Ngọc Ẩn, đúng là Tổng(xi)^2 lấy cho tất cả các cọc trong đài. Theo VD thầy Hoàng cũng tính cho tất cả các cọc, riêng Tổng(xi)^2 thì chỉ tính cho 4, có thể là nhầm lẫn | Charlesquew | |
| Tôi không biết thì tôi mới hỏi chứ Bác tranchuongxd có cao kiến gì ko? | Amen1402 | |
| mọi người giúp tôi trả lời câu hỏi của tôi đi | hoangthienthu | |
| Úp hình cái móng của bạn lên đây. | RobbertooWig | |
| Theo cách thông thường của móng hợp khối: xác định hợp lực do tải công trình truyền xuống -> xác định phản lực đầu cọc -> tính mô men chỗ nào cũng được | ewrewrwewe | |
| Sơ đồ tính moment theo phương cạnh ngắn và cạnh dài thế nào vậy bác? | con voi con | |
| Tải trọng do cột truyền xuống tại đáy móng: Cột trên N1, Mx1, My1; Cột dưới: N2, Mx2, My2; Phản lực đầu cọc: Pi Tính mô men theo phương Y tại mép cột (bên trái): MY=P1*x1+...+P19*x19; trong đó xi là khoảng cách từ tim cọc đến mép cột bên trái theo phương X; i là các số lẻ 1,3,5..19 Tính mô men theo phương X tại mép trên của cột dưới (tính ở đâu cũng được, đây là ví dụ cụ thể thôi): MX=P1*y1+...+P14*y14-N1*L1+Mx1; trong đó yi là khoảng cách từ tim cọc đến mép trên cột dưới theo phương Y; i =1-14; L1 là khoảng cách từ tim cột trên đến mép trên cột dưới. Tương tự cho các vị trí khác | taolaai | |
| À ý tôi là xem cái liên kết khi tính toán nó là gì để tính ra moment. Là ngàm, hay khớp hay là cả 2. P/s: Bác nhiệt tính phếch | muadem116 | |
| Nếu tính nội lực móng thì ngay từ đầu ta đã không quan tâm đến độ cứng của cột do đó trong só đồ tính liên kết với cột coi là liên kết khớp. | Alewohabee | |
| Thế thì tính moment theo phương cạnh ngắn tiêu quách nó rồi ( xem liên kết với cột là liên kết khớp thì chỗ đó làm gì có moment? ) | Robertgomo | |
| Bạn nhầm. Liên kết với cột nó là khớp. Còn dầm vẫn liên tục. Tôi đang chú ý đến phương cạnh dài vì tính nó khác so với thông thường. Còn với phương cạnh ngắn, tất nhiên nếu xét về sơ đồ tính thì phải ngàm vào cái gối để k bị thiếu liên kết. | fordthudo1 | |
| Bác nói 1 hồi làm tôi nó loạn trí cả lên. Lúc thì quan niệm nó là khớp để tính thép, lúc thì quan niệm nó ngàm tại mép cột ( để tính thép theo phương cạnh ngắn) Rồi lúc chạy mô hình ở trên tôi cho liên kết ngàm với đài móng rùi sao? Bây giờ lại chuyển sang khớp à???? | hyutars | |
| thế bạn tính cái cột hay công trình bên trên hay tính cái móng, và mô hình móng bạn mô hình thế nào, là tấm hay dầm. Rồi tôi sẽ trả lời tiếp | PrikoliSsSSdda | |
| Bây giờ tôi muốn tính cái móng. Giờ tôi muốn coi nó là tấm thì thế nào và dầm thì thế nào, bác bày giúp tôi với | EfrainKl | |
| Theo cách trình bày của bạn thì chắc chắn bạn biết rồi. Nếu mô hình hóa là dầm (2 sơ đồ dầm theo hai phương): Theo phương cạnh dài: dầm 1 nhịp 2 đầu thừa: coi cột là gối tựa khớp Theo phương cạnh ngắn: coi vị trí mép cột là ngàm -> dầm conson. Nếu mô hình hóa là tấm: Mô hình 1: Tại vị trí chu vi của cột đặt các gối tựa khớp cố định. Tải trọng là phản lực đầu cọc Mô hình 2: Tại các vị trí của cọc đặt các lò xo có độ cứng bằng độ cứng tương đương của cọc-đất. Tải trọng do cột truyền xuống đặt tại vị trí của cột Mô hình 2 yêu cầu phải xác định độ cứng tương đương của hệ cọc-đất cho mỗi cọc | Charlesquew | |
| Thấy bác nhiệt tình quá nên hỏi sâu thêm để chủ topic có cơ sở để khi thầy hỏi thêm còn biết đường trả lời. Thực ra lựa chọn sơ đồ tính là ngàm hay khớp là để đơn giản hóa quá trình tính toán và dĩ nhiên là mức độ chính xác không cao. Đối với đài móng dưới 1 cột ta quan niệm ngàm tại mép cột để tính moment là cũng có cơ sở vì khi mô phỏng 2 D ( hoặc 3D) ta thấy dưới tác dụng của phản lực đầu cọc moment lớn nhất ở khoảng giữa đài móng,vị trí mép cột) nên khi tính tay ta quan niệm ngàm tại đây ( tính như dầm consol) để cho ra moment lớn nhất tại mép cột. Xem hình : > > Còn đối với đài móng có nhiều cột ( lấy cụ thể là cái hình tôi up lên) - Khi tính thép theo phương cạnh ngắn ta quan niệm ngàm tại chân cột ( lý do có thể giải thích như trường hợp đài 1 có 1 cột bên trên). Xem hình để thấy rõ hơn: > - Còn khi tính thép theo phương cạnh dài ta quan niệm nó như là dầm lật ngược chịu phản lực đầu cọc tác dụng lên.Tại sao ta không quan niệm nó ngàm tại chân cột mà là gối lên cột? Xem hình sau: Trường hợp dầm liên tục ( lật ngược) gối lên cột, chịu tác dụng của phản lực đầu cọc > > Trường hợp dầm liên tục ( lật ngược) ngàm với cột > - Như thế với khi quan niệm dầm gối lên cột nó sẽ cho ra moment lớn.Tính thép an toàn - Với trường hợp liên kết ngàm ở cột thì moment nhỏ. Không an toàn Xem thêm mô hình để biết sự làm việc: > Như thế chọn sơ đồ tính là dầm liên tục gối lên các cột thì sẽ hợp lý hơn Nếu mô hình được thì tốt, còn khi tính tay thì nên chọn sơ đồ dầm liên tục gối lên cột để cho moment uốn lớn nhất, sau đó bố trí thêm thép lớp trên để chịu moment căng thớ trên ( vì tại đây không phải là gối lý tưởng nên vẫn sẽ có moment ). Nói chung đã tính toán thì giống thực tế thế quái nào được. Tính sao cho an toàn đến mức có thể là được rồi ( và tiết kiệm khi chủ đầu tư yêu cầu). | nguyentrungata | |
| móng của tôi là một cái móng vuông bình thường, 4 cọc xung quanh và 1 cọc dưới cột. tôi muốn hỏi là khi tính thép đài thì sơ đồ ngàm (ngàm ở mép cột) thì khác sơ đồ dầm giản đơn (2 gối 2 đầu là 2 cọc) ở chỗ nào? Tôi tính thép dùng sơ đồ ngàm thầy hỏi tại sao dùng sơ đồ đó nên chưa biết trả lời thế nào? | hoahuongduong | |
| Đài móng của bạn khi tính thép thì cứ ngàm ở mép cột ( tính như 1 thanh consol) Dầm giản đơn 2 đầu khớp mà bạn nói là trường hợp khi đài móng của bạn có 2 cột thì lúc này khi tính thép theo phương cạnh dài ta quan niệm nó như 1 dầm lật ngược tựa lên 2 gối ( 2 cột) Đọc lớt phớt rồi. | KennethOt | |
| nếu mô hình là dầm giản đơn với 2 đầu là gối chịu lực tập trung ở giữa thì ta cũng được momen lớn nhất ở giữa mà. | AlbertDOB | |
| Móng của bạn có 1 cột thì 2 đầu gối ở đâu ra | EduardoMn | |
| 2 gối là 2 cọc mà. thầy giáo bảo vậy | duancuacuon | |
| Rồi thầy có chỉ tính toán ko? | Vimcentcow | |
| Phải tìm xem thầy dịch hay đọc từ sách- tiêu chuẩn nào mà ra thì tốt hơn . Đề phòng thầy...dịch nhầm . Chắc thầy cũng chả tự nghĩ ra cách tính >. | Donaldsor | |
| thầy chỉ thì tôi hỏi làm gì. tôi sắp bảo vệ tốt nghiệp mà. | Edwandhext | |
| Cái đài nó làm nhiệm vụ liên kết các cọc với nhau, khi chịu tải trọng ngang thì cả khối đó đều chịu, khi có tải trọng ngang lớn: gió, động đất dồn về chân cột thì cả hệ đều đi theo nhau. Có 2 vị trí xuất hiện mô men lớn nhất cần kiểm tra là tại vị trí nằm gần đầu cọc, và 1 điểm trên thân cọc nằm dưới sâu ( tính toán sơ đồ cọc chịu tải ngang ). Chịu lực ngang lại dồn về thằng cọc, vì móng này là... móng cọc . | dudung | |
| xem cái hình này: Ngoài trang uppanh ra còn trang nào up ảnh free mà không bị chặn không vậy các mem ???? | AnthonyGape | |
| - Thành phần moment tại chân cột a vứt đi đâu mà bảo các cọc sẽ chịu tải bằng nhau ạ. giả thuyết đó của anh chỉ xảy ra khi công trình chỉ xét tĩnh tải. thực tế có gió , động đất nữa cơ mà - Lực tác dụng đổi chiều - Giả sử có thế . a đưa các cọc giữa ra hết biên. rồi kiểm tra chọc thủng sẽ ko thõa, muốn thõa thì tăng chiều cao đài đáng kể - Lý thuyết tính toán thì xem là móng cọc đài thấp bỏ qua ảnh hưởng của thành phần lực xô ngang rồi ạ - Còn sự làm việc rất quan trọng của hệ dầm móng nữa chi ạ, nó gắn kết các đài cọc, tiếp nhận một phần moment chân cột, qua đó dầm cùng với đài móng tiếp nhận thành phần lực xô ngang để truyền vào đất, chính vì thế mới xem như đài cọc làm việc là móng cọc đài thấp , chỉ khi nào móng cọc đài cao ta mới xét ảnh hưởng của lực xô ngang đến cọc. kiến thức tôi chỉ đến đó, hy vọng đc các anh góp ý ạ | RaymondEr | |
| Thế tính cái max, min và chịu nhổ ra sao thế . | AlbertDOB | |
| Sao không dùng chức năng tải file từ máy như tôi làm ấy, lát nữa tôi sẽ xóa mấy bài râu ria đi, cậu sửa lại cái bài ở trên cùng ấy. Uppanh giờ nó thu phí rồi. Cái việc tính thép trong đài khi có lực dọc hay tải ngang thì vẫn tính bình thường như tính cái dầm thôi. Cái ở trên là cậu hỏi việc bố trí và tính toán cọc. Thôi đi ăn cơm đã . Không thấy hình mà vẫn chém như thường . | ewrewrwewe | |
| thấy ảnh rồi, thế kevin định hỏi gì thế nhỉ | Enriquecem | |
| thế bạn đưa ra hết như thế có biết là đài cọc nó sẽ như thế nào ko | DonaldMi | |
| Tôi chả phải cao nhân gì cả, chỉ biết mấy thứ cơ bản. Cứ vẽ thêm ra cái mà tôi không biết thì chịu, thôi cậu đi mà làm cao nhân . Ngoài tính thép, còn tính lún- sức chịu tải của nền đất còn lòi ra; giờ vẽ thêm thì tự đi mà làm . Đi sâu quá thành bài toán của bên kết cấu, xuất hiện thêm các sơ đồ tính là lạ , lúc đó thì cái đài không còn là đài cọc nữa, mà nó còn làm thêm nhiều nhiệm vụ khác, không phải chủ đề của topic này. | daohiepukb | |
| Thế tóm lại là bi giờ bạn đi hỏi hay đi đánh đố, bạn xem lại vấn đề thắc mắc của bạn từ câu hỏi ở page 2 , rồi kết cấu đài cọc ở trang đầu của page 3. rồi cả cái hình này nó có khớp không, mà tôi hỏi nè, bạn có hiểu tác dụng của đài cọc để làm gì không thực sự 3 bức ảnh bạn đưa ra đều làm nhức óc mấy anh ks quá, đầu một đằng đuôi một nẻo . thôi quay lại bây giờ tôi chỉ quan tâm bức hình này , cho tôi hỏi phần hacth màu xanh là cột à, vậy thì cơ sở nào mà lại đi cấu tạo hệ đài cọc như trường hợp 1 một cách vô lý như thế, cả trường hợp số 2, và một điều tôi dám chắc bạn chưa nắm rõ nguyên tắc bố trí hệ đài cọc trong móng cọc rồi. nhưng thôi cứ giả sử làm theo cách ngớ ngẩn ấy đi. bạn nghĩ cái dầm móng kia( trường hợp số 2) nó làm việc đơn giản à. môment sinh ra trong hệ đài ko phải là nhỏ, nó bẻ 1 phát là gãy cái dầm móng chứ không phải chơi, việc tính toán cái dầm móng ấy còn quan trọng thêm gấp nhiều lần , thôi tắt máy tính đọc lại sách nền móng đi bạn, sự yếu kém của sinh viên bây giờ là đọc lướt lướt lý thuyết, chỉ biết làm theo cái ví dụ áp dụng rồi lại suy diễn ra đủ thứ vô lý | michaelyork | |
| Cái này thì nên xem lại, thành viên kevin tham gia diễn đàn từ năm 2006; tính ra chắc là bây giờ đang làm nghiên cứu sinh rồi . | GordonEt | |
| nick đẹp thật anh ơi, nhưng hỏi không đẹp chút nào biết đâu bạn ấy dùng nick của một đàn anh nào đó trong ngành để online diễn đàn cũng có khi | RobertDum | |
| hình trên là hệ đài trong trường hợp nhà xây chen. Ko có hình nào, bê đỡ cái hình đó vô đây làm vd. Theo "cách ngớ ngẩn", tôi chỉ có thể nghĩ ra được 2 cách bố trí đài cọc như trên. Nếu bạn có cách nào hay hơn thì bày cho " sự yếu kém của sinh viên bây giờ là đọc lướt lướt lý thuyết, chỉ biết làm theo cái ví dụ áp dụng rồi lại suy diễn ra đủ thứ vô lý" để tôi mở mang kiến thức nhé. Đối với TH2, tính thép chịu momen và chịu cắt cho dầm đủ thì ko có gì là gẫy dầm cả. Đương nhiên thép trên của dầm móng, đai 2 đầu console dầm móng sẽ lớn & thép lớp dưới của đài sẽ lớn. Đối với những người mắc bệnh ngôi sao, chưa biết đã giỏi giang cỡ nào mà đã miệt thị, châm chích người khác như vậy thì tôi cũng ko có j để phải nói chuyện thêm. Tạm biệt và chúc may mắn. | Happyspringla2007 | |
| Theo tôi thì bác để như ở trường hợp 2 nhưng phần bê tông của móng thì không nên thắt lại ở 2 đầu cột như hình vẽ. Nếu bác làm như vậy thì toàn bộ tải trọng của cột sẽ truyền lên cái dầm conson đó, nhưng nếu bác đổ tàn bộ dài móng về phía 2 bên cột và tôi đoán không nhầm thì theo phương vuông góc với cái vẫn còn cái dầm móng nữa. Như vậy sơ đồ tính của cái loại này sẽ là tải trọng của cột truyền vào cái dầm vuông góc với cái dầm trong bản vẽ rồi truyền vào đài sau đó truyền lên cọc... chứ không nên để oàn bộ tải trọng của cột sẽ truyền lên cái dầm conson đó. | quyetthang122 | |
| tôi chẳng dám nhận tôi tài giỏi. và tôi ko cố ý miệt thị ai. bạn xem lại thử những vấn đề bạn hỏi có xoáy ra đc nội dung vấn đề thắc mắc qua các bài viết không, và nếu thực sự vấn đề của bạn khó khăn thì hãy up cái mặt bằng công trình lên. ít ra cũng biết được khoảng cách của 2 cột và chi tiết cọc. điều này nó ảnh hưởng việc chọn phương án bố trí đài cọc hợp lý nhất. và từ đó thắc mắc sẽ đc các anh kỹ sư bàn luận và giải đáp cho đúng chi tiết. còn trường hợp riêng ở đài cọc này thì tôi không nói nữa nha, có người góp ý kìa, bạn tự xử còn cái dòng đỏ đỏ dưới cùng cũng cho thấy nét yếu kém của một người học và làm xd rồi. nếu là tôi cho dù có sai hay chưa hiểu vấn đề tôi cũng sẽ học hỏi cho đến khi thông não. chứ không phải ném mấy cái hình vớ vẩn lên rồi bỏ chạy | Robertplus | |
| Lại châm chích người khác. Tính tình lạ nhỉ. Thật ra ngay từ cm đầu tiên của bạn đã ko hiểu ý tôi, lại còn bắt bẻ lung tung những cái tôi vốn đã biết rồi. Nếu từ đầu đã ko hiểu nhau thì cần j phải nói chiện tiếp, càng nói lại càng mâu thuẫn thêm. Diễn đàn đất rộng người đông mà | thanhthanh | |
| hiểu nhau thì yêu nhau à | Happyspringla2007 | |
| Không biết có ai hiểu và yêu tôi không nhỉ ? P/s: tôi vẫn chưa xem và hiểu được mấy mem đang bàn luận về cái gì . | MichaelKl | |
| cho tôi xin cái nguyên lý tính toán dầm móng. Để sinh viên trẻ bây giờ hiểu cái lý thuyết của bác. Với lại giúp tôi hiểu nguyên lý làm việc của dầm móng đi bác ơi. Em yếu cái này lắm????? | KennethOt | |
| Nãy tôi tìm thấy cái hình này, up lên cho vui vậy: cái hình số 2 giải thích 2 cái mô men tại đầu cọc và trên dầm/đài, xem kỹ ký hiệu ở 2 hình: | thanhtruc | |
| Dĩ nhiên cái Pi thì tôi biết, để chi li thì tính từng cái Pi, theo phương nào cộng Pi theo phương đó. An toàn thì chọn Pmax để tính. Thế thôi! Và trong đồ án đó thì các Pi chênh lệch nhau không nhiều, nên tôi lấy Pmax đi tính toán. | levantrai | |
| sơ đồ tính theo 2 cạnh tương tự nhau thôi. nếu ko biết, theo tôi cứ chọn đài hình vuông để khỏi nhầm lẫn. còn hình chữ nhật tính rất giống nhau theo 2 cạnh mà | mucangchai | |