Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tổng Công Ty May 10 - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Thạc sĩ - Cao học >
- Kinh tế >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.92 KB, 121 trang )
66Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Hội đồng thành viên Tổng công ty May 10Sơ đồ 2.3: Bộ máy điều hành kinh doanhHội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên, đứng đầu là chủ tịch HĐQT, đứng đầulà chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ đưa ra các quy định, chính sách của công ty, quyếtđịnh các vấn đề lớn của Công ty như triệu tập đại hội cổ đông, quyết định các vấnđề nhân sự của Công ty.Tổng giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quátrình hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị. Giao dịch ký kết các hợp đồng,thực hiện các chính sách của Nhà nước.67Phó Tổng giám đốc: Giúp giám đốc điều hành các công việc ở các xí nghiệp,các phân xưởng sản xuất, thay quyền Tổng giám đốc điều hành khi Công ty khiTổng giám đốc đi vắng.Các phòng ban:+ Phòng tài chính – kế toán: Có chức năng tổ chức công tác kế toán và xâydựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Địnhkỳ lập các báo cáo kế toán của công ty.+ Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu: Có chức năng giao dịch, ký kết cáchợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký.+ Phòng kinh doanh: Có chức năng điều hành, quan sát, cung cấp NVL đưavào sản xuất, nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong nước.+ Phòng kho vận: Có chức năng kiểm tra, tiếp nhận NVL, viết phiếu xuấtkho, phiếu nhập kho và phân phối NVL cho sản xuất, vận chuyển hàng hoá phục vụcho tiêu thụ.+ Phòng kỹ thuật: Có chức năng trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn sản xuất ởtừng xí nghiệp, xây dựng định mức NVL và các thông số khác phục vụ công tácquản lý cũng như công tác kế toán, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,đổi mối máy móc thiết bị theo yêu cầu sản xuất.+ Phòng QA: Có chức năng xây dựng và sửa đổi hệ thống quản lý chấtlượng, theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong côngty, giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật trong sản xuất, kiểm tra toàn bộ việc thựchiện quy trình công nghệ và vệ sinh môi trường công nghiệp, chất lượng sản phẩm,ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn.+ Văn phòng Công ty: gồm ban quản trị đời sống, ban tổ chức hành chính,ban y tế, nhà trẻ có nhiệm vụ giải quyết các chính sách, chế độ đối với người laođộng, lựa chọn hình thức lương, công tác văn thư, bảo vệ, nhà trẻ, y tế, BHXH củaCông ty đồng thời thực hiện giao dịch đối ngoại, đối nội.+ Ban đầu tư: thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho tang, phối hợp, lắp đặt dâychuyền công nghệ.68+ Trường đào tạo: có chức năng ký kết hợp đồng với các trường Đại học, Caođẳng tổ chức các khoá học về kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp…nhằm đào tạo mớicông nhân sản xuất bổ sung vào đội ngũ công nhân của công ty.+ Các phân xưởng phụ trợ:•Phân xưởng điện cơ: kiểm soát toàn bộ các trang thiết bị đang sử dụng trong côngty. Tổ chức phân bổ thiết bị phù hợp để điều chỉnh sản phẩm sản xuất kịp thời, quảnlý và chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong công ty.•Phân xưởng in thêu: Phục trách toàn bọ việc thêu in theo yêu cầu của từng lô hàng.•Phân xưởng bao bì: kiểm soát và phụ trách toàn bộ việc cung cấp bao bì cho việcbao gói sản phẩm.+ 5 xí nghiệp may: xí nghiệp 1 đến 5 có trụ sở chính tại Sài Đồng, nhiệm vụsản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng nội địa. Các xí nghiệp phụ trách toàn bộcông tác cắt, lắp ráp sản phẩm, là…bao gồm:Xí nghiệp may Đông Hưng (Thái Bình)Xí nghiệp may Hoa Phượng (Hải Phòng)Xí nghiệp may Vị Hoàng (Nam Định)Xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình)Xí nghiệp may Thái Hà (Thái Bình)Và một xí nghiệp liên doanh: May Phù Đổng (Hà Nội)2.1.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhTổng công ty May 10 là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng dệtmay, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm may mặc và các sản phẩm, hàng dệt may khác. Các mặt hàng chủ yếu baogồm: áo sơ mi, áo jacket, quần âu, quần áo bảo hộ lao động…phục vụ cho xuấtkhẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 hình thức:- Nhận gia công toàn bộ (chiếm 50% khối lượng sản phẩm của công ty):Công ty nhận NVL, phụ kiện do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hànhgia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao cho khách hàng.- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản69phẩm đã ký với khách hàng. Công ty tự tổ chức và xuất sản phẩm cho khách hàngtheo hợp đồng.- Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh từđầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.Hiện nay, Tổng công ty có mạng lưới tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cảnước với các cửa hàng đại lý có quy mô. Bên cạnh những sản phẩm may mặc chínhnhư sơ mi nam, áo jacket, complet, quần âu,…Công ty đã lựa chọn cho mình sảnphẩm mũi nhọn là áo sơ mi nam với đa dạng các kiểu mẫu mã đang từng bước đứngvững trên thị trường lớn và khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ….với những đòihỏi cao về chất lượng và mẫu mã. Sản phẩm của công ty có đặc điểm là mẫu mãthay đổi liên tục, đặc biệt là hàng gia công phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vềthông số kỹ thuật của bên đặt gia công. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm củacông ty là một quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục được tổ chức như sau:+ Đối với hàng gia công và xuất khẩu thì có đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sẽ căncứ đơn đặt hàng để đưa ra kế hoạch sản xuất sau đó sẽ chuyển đến phòng kỹ thuật. Tạiphòng kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ kiểm tra các thông số, may mẫu và chuyển xuống các xínghiệp may. Sau khi hoàn thành, phòng QA tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm.+ Đối với hàng nội địa thì phòng kinh doanh phụ trách nghiên cứu thị trường,lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị NVL đầu vào. Sau đó cũng chuyển xuống phòng kỹthuật để thông qua các thông số và may mẫu. Cuối cùng sẽ chuyển xuống các xínghiệp.Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được chuyên môn hoá cao, mỗi côngđoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận kiểm tra các thông số kx thuật rôi mớiđược chuyển sang công đoạn sau. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì mới gọi là thànhphẩm và mới được nhập kho.Quy trình sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ 2.4Kho vật liệuĐo, đếm vảiPhân khổ70Phân bànTrải vảiXoá phấn đục dấuLàKSC mayMayKho bán TPViết số, phối kiệnCắt, phá, gọtKCS làBỏ túi nilongXếp SP vào hộpXếp gói đóng kiệnKho TPGiao cho khách hàngSơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Tổng công ty May 10.712.1.4. Phương thức sản xuất hàng may mặc gia công xuất khẩu2.1.4.1. Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩuGia công hàng may mặc xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.Trong đó người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị,nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhậngia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách.Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công đểnhận tiền công.2.1.4.2. Các phương thức sản xuất hàng may mặc gia công xuất khẩuCó nhiều tiêu thức để phân loại gia công xuất khẩu như phân loại theoquyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả giacông hoặc phân loại theo công đoạn sản xuất. Song trong gia công xuất khẩu hàngmay mặc, người ta thường phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu, ta có cáchình thức gia công xuất khẩu sau:+ Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm: Bên nhận gia côngsản xuất sản phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bênđặt gia công, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công, phương thức này còn gọi làphương thức gia công xuất khẩu đơn thuần, là phương thức sơ khai của gia côngxuất khẩu. Theo phương thức này, bên nhận gia công có lợi thế là không phải bỏvốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế nếu sử dụng tiết kiệm nguyên phụliệu so với định mức thì bên nhận gia công còn có thể hưởng số nguyên phụ liệu dưra đó. Tuy nhiên gia công theo hình thức này thì hiệu quả kinh tế không cao vì bênnhận gia công chỉ được hưởng tiền công gia công. Bên cạnh đó, bên nhận gia côngcòn phụ thuộc vào tiến độ giao nguyên phụ liệu của bên đặt gia công. Bên đặt giacông thường gặp rủi ro trong phương thức gia công này là nếu bên nhận gia cônglàm sai thì sẽ mất số nguyên phụ liệu dó mà không thu được hàng hóa.+ Phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm: Theo hình thức này, bênđặt gia công sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kỹ thuật cho bên nhận gia công theohợp đồng để tiến hành sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm. Bên nhận gia công72có thể mua nguyên phụ liệu theo hai cách: mua theo sự chỉ định của bên đặt giacông hoặc tự tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Đây là hình thức phát triển cao củagia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bên nhận gia công.Ưu điểm của phương thức gia công này là bên đặt gia công không phải chịuchi phí ứng trước về nguyên phụ liệu, nếu bên nhận gia công làm sai thì không mấtnguyên phụ liệu, do vậy làm giảm bớt rủi ro trong quá trinh đặt gia công hàng. Bênnhận gia công có thể chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu, không phụ thuộcvào bên đặt gia công, đặc biệt nếu tự mua nguyên liệu hoàn toàn thì sẽ giảm đượcchi phí sản xuất, vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác bên nhận gia côngcòn có thể mở rộng thị trường nguyên phụ liệu thông qua việc xây dựng mối quanhệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu do bên đặt gia công chỉ định. Tuy nhiên,phương thức này có những bất lợi với bên nhận gia công là nếu không mua nguyênphụ liệu của nhà cung cấp do bên đặt gia công chỉ định thì sai hợp đồng, nhưng nếumua lại thì thường hay bị ép giá.+ Phương thức kết hợp: Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt độnggia công xuất khẩu được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã pháttriển cao. Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sảnphẩm, còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất giacông theo yêu cầu của bên đặt gia công. Trong phương thức này bên nhận gia công hầunhư chủ động hoàn toàn trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế vềnhân công cũng như công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, phương thức nàylà tiền đề cho công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu phát triển.2.1.5. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tai Tổng công ty May 10Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công tycòn các đơn vị trực thuộc chỉ ghi chép hạch toán báo cáo sổ mà không tổ chức hạchtoán riêng.Mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán có chức năng và nhiệm vụ với sự phâncông lao động, kế toán trong bộ máy kế toán. Chức năng, nhiệm vu của từng bộphận kế toán như sau:73 Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng:Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước Pháp luật về toàn bộ côngtác tài chính kế toán của Công ty.Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn, chếđộ chỉ tiêu, tiền lương, tiền thưởng…trong Công ty.Tham mưu cho Tổng giám đốc về khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tính toán vàtrích nộp các khoản phải nộp Ngân sách, lập báo cáo hàng năm. Phó phòng kế toán:Hướng dẫn ghi chép sổ sách kế toán tại phòng kế toán công ty và các xínghiệp địa phương, theo dõi góp vốn liên doanh, tình hình tăng giảm.Làm thống kê tổng hợp, lập báo cáo thống kê theo quy định và gửi cho cácbộ phận liên quan trong công ty. Phó phòng kế toán:Làm báo cáo tổng hợp, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêucầu quản lý của Nhà nước.Kiểm tra tính hợp lý các chứng từ thu, chi.Hai phó phòng được uỷ quyền thay mặt trưởng phòng và chịu trách nhiệmtrước trưởng phòng, Tổng giám đốc và Pháp luật về công việc mình giải quyết. Kế toán tổng hợp về TSCĐ:Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu phát sinh, giúp kế toán trưởng lập báo cáo kếtoán một cách trung thực, chính xác, kịp thời các số liệu liên quan đến hoạt độngkinh tế, tài chính phát sinh đồng thời thực hiện hạch toán đúng hạn các khoản tiềnvay, công nợ phải thu, phải trả theo quy định của Công ty và theo dõi tình hình biếnđộng TSCĐ, lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Kế toán NVL, công cụ dụng cụ:Có nhiệm vụ theo dõi việc xuất nhập vật tư, công cụ dụng cụ cũng như lậpcác báo cáo liên quan đến tình hình biến động vật tư, công cụ dụng cụ và chuyển sốliệu theo yêu cầu của kế toán tổng hợp.74 Kế toán tiêu thụ nội địa:Có nhiệm vụ theo dõi tiêu thụ của nội địa, lập các sổ sách chi tiết, tổng hợpvề tiêu thụ sản phẩm nội địa đồng thời chuyển số liệu về tình hình tiêu thụ nội địacho kế hoạch tổng hợp và kế toán trưởng. Kế toán xuất nhập khẩu:Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến XNK, phản ánhđầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến XNK đồngthời lập các báo cáo về tình hình XNK sản phẩm chuyển cho kế toán tổng hợp và kếtoán trưởng. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:Có nhiệm vụ theo dõi và tính ra tiền lương, các khoản trích theo lương củatừng cán bộ, công nhân viên đồng thời tính và phân bổ các khoản trích theo lương làBHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành:Có nhiệm vụ theo dõi các khoản CPSX chính, sản xuất phụ và tính giá thànhcác loại sản phẩm hoàn thành. Đồng thời ghi chép tập hợp các các khoản CPSX từđó lập bảng, tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành.Thủ kho kiêm thủ quỹ:Là người liên quan đến công việc thu, chi tiền mặt và chịu trách nhiệm quảnlý quỹ tiền mặt của Công ty, đồng thời quản lý, thực hiện xuất nhập NVL, công cụ,dụng cụ trong kho, vật tư, cuối kỳ phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt cũng nhưkiểm kê NVL, CCDC trong kho từ đó lập biên bản kiểm kê quỹ, biên bản kiểm kêNVL, CCDC chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Kế toán các xí nghiệp trực thuộc:Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh tạixí nghiệp mình, báo cáo cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty May 10Trưởng phòngPhó phòng75Phó phòngKT tiêu thụ xuất khẩuThủ quỹKT tổng hợp TSCĐKT tiêu thụ nội địaKT kho, phụ liệu, CCDCKT Zsx chính, KT thuếKT thanh toán, tạm ứngKT kho,NL, Zsx phụKT công nợ, thanh toán CB, CNV•Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Công ty đang áp dụng hình thức Nhật kýchung, sổ sách kế toán được thiết kế theo đúng chế độ, phù hợp với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của công ty.•Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ –BTC ngày 10/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến31/12 năm dương lịch và kỳ hạch toán là tháng, báo cáo được lập theo quý, kế toánthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên.•Chứng từ sử dụng bao gồm: Hệ thống chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTCnhư: Phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản…phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ….bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổkhấu hao, bảng phân bổ NVL, CCDC….76•Về các sổ kế toán được sử dụng bao gồm: Sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK, sổ quỹ,thẻ kho….•Về báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo nộp Ngân sáchSơ đồ 2.6: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtheo hình thức Nhật ký chung tại Tổng công ty May 10Chứng từ gốcNhật ký chungSổ cái Tk 621, 622, 627,154Sổ chi tiết TK 621, 622,627,154Báo cáo kế toánSổ quỹBảng tính giá thành sản phẩmBảng tổng hợp chi tiết
Xem ThêmTài liệu liên quan
- luận văn thạc sĩ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Cổ phần May 10
- 121
- 3,805
- 12
- Đề thi olimpic Toán 30-4 lớp 10 năm 2009
- 1
- 828
- 5
- Thư giãn: Thơ vui tựa theo bài hai sắc hoa Tigôn
- 4
- 469
- 1
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG (Toán 8)
- 16
- 70
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(549.61 KB) - luận văn thạc sĩ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Cổ phần May 10-121 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần May 10
-
Sơ đồ :Bộ Máy Tổ Chức Quản Lý Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty May ...
-
[PDF] TỔNG CÔNG TY MAY 10 - CTCP - Địa Chỉ: Sài Đồng - Vietstock
-
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Công Ty Cổ Phần May 10 Việt Nam
-
Trang 15 — Tái Cơ Cấu Tổ Chức Các Doanh Nghiệp May Của Tập đoàn ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức | Tổng Công Ty May 10 - Garco 10
-
Tổ Chức Sản Xuất Công Ty May 10 - Tài Liệu Text
-
Công Ty Cổ Phần May 10 (QT) - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình
-
Công Ty Cổ Phần May 10 (KT) - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình
-
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần May 10 Việt Nam
-
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Tại Công Ty CP May 10 Việt Nam
-
[Công Nghệ May] Tìm Hiểu Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Trong May ...
-
MAY 10 - TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP - StuDocu
-
GIỚI THIỆU - May10