Sơ đồ Tư Duy Axit Nucleic Chi Tiết Nhất - TopLoigiai

Tóm tắt, hệ thống kiến thức bằng Sơ đồ tư duy Axit nucleic ngắn gọn, dễ hiểu. Hướng dẫn chi tiết lý thuyết qua Sơ đồ tư duy Axit nucleic cực hay, đầy đủ.

Mục lục nội dung Sơ đồ tư duy Axit nucleicI. Axit nucleic là gì?II. Các loại axit Nucleic

Sơ đồ tư duy Axit nucleic

Sơ đồ tư duy Axit nucleic

 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Axit nucleic nhé:

I. Axit nucleic là gì?

Axít nucleic là một thứ hợp chất đại phân tử sinh vật, là vật chất tổng hợp của tất cả hình thức mạng sống đã biết ắt hẳn không được thiếu. Axít nucleic là tên gọi chung của axít deoxyribonucleic (DNA) và axít ribonucleic (RNA). Axít nucleic do nucleotide hợp thành, nhưng mà mônôme nucleotide do đường 5-cacbon, nhóm gốc phosphat và nhóm gốc base chứa nitơ hợp thành. Nếu như đường 5-cácbôn là ribôzơ thì pôlyme hình thành là RNA; nếu như đường 5-cacbon là đềôxyribôzơ thì pôlyme hình thành là DNA.

II. Các loại axit Nucleic

1. Axit đêôxiribônuclêic (ADN)

a. Cấu trúc của ADN

* Cấu trúc hoá học

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu).

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribôza: C5H10O4

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:

Purin: nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) (có cấu tạo vòng kép)

Pirimidin: nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) (có cấu tạo vòng đơn)

- Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X...

- Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.

- Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinuclêotit.

- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro giữa các bazo nito của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

* Cấu trúc không gian:

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

b. Chức năng của ADN

Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

2. Axit ribônuclêic (ARN)

a. Cấu trúc của ARN

- Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành

- Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học : C,H,O,N, P.

- Một đơn phân ( nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:

+ Đường ribôzơ: C5H10O5

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitric gồm 2 loại chính: purin và pirimidin

Purin: Nucleotit có kích thước lớn hơn gồm A (Adenin) và G (Guanin)

Pirimidin: Nucleotit có kích thước nhỏ hơn gồm U (uraxin) và X (Xitozin)

- Đa số các loại phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit

- Có 3 loại ARN:

+ mARN: Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng

+ tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN.

+ rARN: Cấu trúc một mạch nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vung xoắn kép cục bộ.

- Trong ARN thường có nhiều base nitơ chiếm tỉ lệ 8-10%

- Hầu hết đều có cấu trúc bậc một (trừ mARN ở đoạn đầu).

b. Chức năng của ARN

- mARN: là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã, truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.

- tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.

- rARN: là thành phần chủ yếu của ribôxôm địa điểm sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit, chứa 90% tổng hợp ARN của tế bào và 70-80% loại prôtein.

3. So sánh ADN với ARN

a. Giống nhau

1. Có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ nhiều đơn phân

2. 1 đơn phân có 3 thành phần

+ H3PO4

+ Đường 5C

+ Bazơ nitríc

3. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị tạo thành mạch

b. Khác nhau:

ADN

ARN

- Đường Đêôxiribôza (C5H10O4) - Đường ribôza (C5H10O5)
- Có 4 loại Nu: A, T, G, X - Có 4 loại Nu: A, U, G, X
- Gồm 2 mạch poliNu - Gồm 1 mạch poliNu
- Dài, nhiều đơn phân - Ngắn, ít đơn phân
- Thời gian tồn tại lâu - Thời gian tồn tại ngắn

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Arn Lớp 9