Sơ đồ Tư Duy Bài 11 Lịch Sử 12: Lịch Sử Thế Giới Hiện đại Từ Năm ...

Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Để việc học Lịch sử được tốt hơn các em cần hệ thống lại kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy. Dưới đây là phần chi tiết sơ đồ tư duy bài 11, các em cùng tham khảo nhé.

Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12

  • A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11
  • B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 11
  • C. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 11

Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11 ngắn gọn

 Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 11 chi tiết

2.1 Sơ đồ tư duy lịch sử thế giới từ sau năm 1945

Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12

2.2 Sơ đồ tư duy lịch xu thế phát triển của lịch sử thế giới

Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 11

I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ sau 1945.

  • Trật tự hai cực I –an-ta được xác lập, thế giới bị chia làm hai phe tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

  • Với thắng lợi của CM ở Đông Âu và châu Á, CNXH trở thành hệ thống thế giới

  • Cao trào GPDT dấy lên mạnh mẽ ở Á, Phi, Mỹ la tinh. Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa A phac thai sụp đổ. Hơn 100 quốc gia độc lập, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới

  • Những biến chuyển của CNĐQ:

  • Mỹ giàu mạnh và muốn thống trị thế giới bằng chiến lược toàn cầu

  • Kinh tế tăng trưởng liên tục, tạo nên những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển

  • Ngày càng có xu hướng liên kết khu vực (EU), hình thành 3 trung tâm kinh tế, tài chính thế giới

  • Chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường, 2 phe trong bốn thập kỷ. Đến 1970 chuyển sang xu thế đối thoại hợp tác.

  • Cách mạng Khoa học công nghệ đã đem lại những hệ quả to lớn cho các quốc gia, dân tộc

II. Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh

  • Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm

  • Các nước lớn điều chỉnh chiến lược theo hướng đối thoại, thỏa hiệp nhằm xác lập vị thế trong trật tự thế giới mới

  • Sau chiến tranh lạnh hòa bình được củng cố nhưng vẫn còn nội chiến, xung đột, chủ nghĩa khủng bố, li khai khó giải quyết

  • Từ thập kỷ 80 của TK X X xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các quốc gia dân tộc.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 11

Câu 1:  Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?

  • Châu Á, châu Phi và châu Âu.

  • Châu Á, châu Phi và châu Mĩ La-tinh.

  • Châu Á, châu Âu và châu Mĩ La-tinh.

  • Trên tất cả các lục địa.

Câu 2:  Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra hội nghị nào ở Liên Xô của các nước Đồng minh?

  • Hội nghị Pốt-xđam

  • Hội nghị I-an-ta.

  • Hội nghị Mát-xcơ-va

  • Hội nghị Man-ta.

Câu 3:  Công cuộc cải cách ở Trung Quốc bắt đầu vào năm nào?

  • Năm 1968

  • Năm 1987

  • Năm 1988

  • Năm 1978.

Câu 4:  Sau khi giành được độc lập, nước Lào tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đúng hay sai?

  • Đúng

  • Sai.

Câu 5:  “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta” sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?

  • Mĩ và Trung Quốc

  • Mĩ và Anh.

  • Mĩ và Đức

  • Mĩ và Liên Xô.

Câu 6:  Nước nào ở châu Mĩ La-tinh được xem là “lá cờ đầu" của phong trào giải phóng dân tộc?

  • Mê-hi-cô

  • Ác-hen-ti-na.

  • Cu-ba

  • Tất cả các nước trên.

Câu 7:  Tháng 2 - 1950 gắn liền với sự kiện gì nỗi bật ở Trung Quốc?

  • Hiệp ước liên minh và tương trợ Trung - Xô được kí kết.

  • Trung Quốc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.

  • Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng “đại nhảy vọt”.

  • Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn.

Câu 8:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là “lục địa bùng cháy"?

  • Châu Á

  • Châu Âu

  • Châu Phi

  • Châu Mĩ La tinh.

Câu 9:  Nhân tố nào thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta trong quá trình tồn tại (1947 - 1991)?

  • Cuộc chạy đua vũ trang.

  • Phong trào đấu tranh giành độc lập và sự vươn lên của các quốc gia trong thế giới thứ ba.

  • Sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản.

  • Tất cả các ý trên.

Câu 10: Liên Xô đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào?

  • Từ năm 1945 đến 1991

  • Từ nửa đầu những năm 70 đến 1991.

  • Từ nửa sau những năm 70 đến 1991.

  • Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.

Câu 11:  Trật tự thế giới theo khuôn khổ thỏa thuận I-an-ta là của ba nước nào?

  • Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ

  • Mĩ, Anh, Pháp.

  • Liên Xô, Anh, Pháp

  • Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 12:  Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở:

  • Châu Á

  • Châu Phi.

  • Châu Mĩ La-tinh

  • Châu Á và châu Phi.

Câu 13:  Nguyên nhân chung có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Au:

  • Xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn.

  • Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.

  • Sự tha hóa, biến chất của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

  • Do hoạt động chống phá của các thế lực phản cách mạng.

Câu 14:  Nhân tố nào thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta trong quá trình tồn tại ( 1947 - 1991) ?

  • Cuộc chạy đua vũ trang.

  • Phong trào đấu tranh giành độc lập và sự vươn lên của các quốc gia trong thế giới thứ ba.

  • Sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản.

  • Tất cả các ý trên.

Câu 15:  Các nước Đông Âu bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào?

  • Những năm 1948 - 1949

  • Những năm 1949 - 1950.

  • Từ năm 1950

  • Từ năm 1970

Câu 16:  Tháng 2-1950 gắn liền với sự kiện nổi bật nào ở Trung Quốc?

  • Hiệp ước liên minh và tương trợ Trung - Xô được kí kết.

  • Trung Quốc thực hiện đường lối "ba ngọn cờ hồng".

  • Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng "đại nhảy vọt”.

  • Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn.

Câu 17:  Các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng trong thời gian nào?

  • Đầu năm 1980 đến 1990.

  • Cuối năm 1980 đến 1991.

  • Cuối năm 1988 đến 1991.

  • Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80.

Câu 18:  Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới?

  • Sự hợp tác Xô - Mĩ.

  • Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.

  • Sự chạy đua võ trang của Mĩ và Liên Xô.

  • Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 19:  Trong lịch sử thế giới hiện đại đã hình thành chú nghĩa phát xít. Vậy quê hương của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ nước nào?

  • Nước Nhật.

  • Nước Pháp

  • Nước Đức

  • Nước I-ta-li-a.

Câu 20:  Trong nhiều thập niên liền, Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền ở nước:

Câu 21:  Từ những năm 70 trở đi, tình hình kinh tế Liên Xô như thế nào?

  • Khủng hoảng trầm trọng

  • Lâm vào tình trạng "trì trệ”.

  • Đang đạt mức tăng trưởng

  • Vẫn giữ mức phát triển bình thường.

Câu 22:  Trong nhiều thập niên, Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền ở nước nào?

  • Nước Đức

  • Nước Anh

  • Nước Pháp

  • Nước Hà Lan.

Câu 23:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn gọi là gì?

  • Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

  • Chủ nghĩa tư bản độc quyền.

  • Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước

  • Chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Câu 24:  Nước cộng hòa nào ở châu Phi được thành lập vào ngày 18-6-1953?

  • Ai Cập.

  • Tuy-ni-di.

  • An-giê-ri.

  • Ma-rốc.

Câu 25:  Trong lịch sử thế giới hiện đại, đã hình thành chủ nghĩa phát xít. Vậy quê hương của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ nước nào ?

  • Nước Nhật.

  • Nước Pháp.

  • Nước Đức.

  • Nước I-ta-li-a.

Câu 26:  Trong những thập niên 50, 60 của thế kỉ XX nền công nghiệp ở Liên Xô như thế nào?

  • Bị giảm sút nghiêm trọng.

  • Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

  • Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.

  • Phát triển với tốc độ bình thường.

Câu 27:  Ngày 6 - 4 - 1948, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác của các nước nào dưới đây được kí kết?

  • Anh - Liên Xô

  • Liên Xô - MĨ.

  • Phần Lan - Liên Xô

  • Anh - Pháp.

Câu 28:  Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật với những thành tựu to lớn đã dẫn tới những chuyển biến quan trọng trong cục diện thế giới. Đó là một trong những đặc điểm của thời kì nào?

  • Từ năm 1917 đến 1945.

  • Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.

  • Từ nửa sau những năm 70 đến 1991.

  • Tất cả các thời kì trên.

Câu 29:  Nước nào ở châu Á tuyên bỗ độc lập và thành lập nước cộng hòa vào ngày 26 - 1 – 1950?

  • Lào

  • Cam-pu-chia

  • In-đô-nê-xi-a

  • Ấn Độ.

Câu 30:  Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây?

  • Khối NATO được thành lập.

  • Khối Vác-sa-va ra đời.

  • Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.

  • Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

Câu 31:  Khu vực nào trên thế giới thường diễn ra tranh chấp về sắc tộc và chiến tranh?

  • Khu vực Đông Nam Á.

  • Khu vực Bắc Đại Tây Dương.

  • Khu vực Trung Đông.

  • Khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 32:  Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc đấu tranh nào?

  • Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.

  • Đấu tranh giữa các nước đề quốc.

  • Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc.

  • Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 33:  Ba nước tư bản trong Hội đông bảo an Liên hợp quốc là những nước:

  • Mĩ, Anh, Đức

  • Mĩ, Anh, Nhật.

  • Mĩ, Anh, Pháp

  • Mĩ, Pháp, Tây Ban Nha.

Câu 34:  Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ, Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật.

  • Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật đang phát triển của thế giới.

  • Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ. .

  • Đều thực hiện quân sự hóa nền kinh tế. .

Câu 35:  Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai đã bị xóa bỏ khi nào:

  • 2/1990.

  • 2/1991.

  • 4/1994.

  • 4/1993.

Câu 36:  Nước nào trong những năm 60 của thế kỉ XX có tốc độ phát triển kinh tế “thần kì”?

  • Nước Mĩ.

  • Nước Pháp

  • Nước Anh

  • Nước Nhật.

Câu 37:  Nước Cộng hòa nào ở châu Phi được thành lập vào ngày 18 - 6 - 19532?

  • Ai Cập

  • Iuy-ni-di

  • An-giê-ri

  • Ma-rốc.

Câu 38:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”?

  • Châu Á.

  • Châu Mĩ La-tinh.

  • Châu Âu.

  • Châu Phi.

Câu 39:  Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự “đột phá” và biến chuyền trong cục diện thế giới?

  • Sự hợp tác Xô - Mĩ.

  • Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.

  • Sự chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô.

  • Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 40:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào được mệnh đanh là “đế quốc kinh tế”?

  • Nước Mĩ

  • Nước Pháp

  • Nước Đức

  • Nước Nhật.

Câu 41:  Liên minh chính trị - quận sự do Mĩ cầm đầu ở Đông Nam Á gọi là gì?

  • Khối NATO

  • Khối SEATO.

  • Tổ chức ASEAN

  • Tổ chức EU.

Câu 42:  “Hệ thống Vec-xai - Oa-sinh-tơn” được thiết lập vào thời điểm lịch sử nào?

  • Sau Cách mạng tháng Mười Nga.

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

  • Cùng lúc với Chiến tranh thế giới thứ nhất.

ĐÁP ÁN

1

B

11

D

21

C

31

C

41

B

2

B

12

B

22

A

32

A

42

B

3

D

13

A

23

D

33

C

4

B

14

D

24

A

34

B

5

D

15

C

25

D

35

C

6

C

16

A

26

B

36

D

7

A

17

C

27

C

37

A

8

D

18

D

28

B

38

D

9

D

19

C

29

D

39

D

10

D

20

A

30

C

40

D

Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 12 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Sơ đồ tư duy bài 11 Lịch sử 12: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 được KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Lịch sử lớp 12 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức Tài liệu học tập lớp 12.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Sử 9 Bài 11