Sơ đồ Tư Duy Bài 20 Lịch Sử 12: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống ...

Sơ đồ tư duy bài 20 Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Để nắm chắc nội dung của bài, ngoài việc các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 12, các em cần phải hệ thống lại kiến thức của từng bài bằng sơ đồ tư duy Lịch sử 12. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

  • Sơ đồ tư duy bài 18 Lịch sử 12: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp
  • Sơ đồ tư duy bài 19 Lịch sử 12: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)

Sơ đồ tư duy bài 20 Lịch sử 12

  • A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 20
  • B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 20
    • I. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
    • II. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
    • III. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương
    • IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
  • C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20
  • ĐÁP ÁN

Sơ đồ tư duy bài 20 Lịch sử 12

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 20

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 20 chi tiết

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 20 ngắn gọn nhất (ảnh 2)

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 20 ngắn gọn nhất (ảnh 3)

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 20

I. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava

- Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Nava:

  • Sau 8 năm, Pháp bị sa lầy trong chiến tranh => Cần giành được môt thắng lợi để rút khỏi chiến trường trong danh dự.

  • Mỹ tích cực viện trợ, chuẩn bị thay thế Pháp ở Đông Dương.

  • Bước 1: Thu Đông 1953 và Xuân 1954 => Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.

  • Bước 2: Thu Đông 1954 => Chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tiến công chiến lược, buộc ta phải đàm phán theo hướng có lợi cho Pháp.

=> Điểm chính của kế hoạch Nava là tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, quyết tâm giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh.

II. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954

  • Chiến lược của ta: Tấn công vào những hướng quan trọng, ở đó lực lượng địch tương đối yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, buộc chúng phải phân tán để đối phó.

Chiến dịch

Thời gian

Kết quả

Hoạt động đối phó của thực dân Pháp

Chiến dịch

Tây Bắc

10/12/1953

Loại khỏi vòng

chiến 24 đại đội

địch, giải phóng

Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ

Nava điều 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ chi viện cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung binh lực thứ 2

Chiến dịch

Trung Lào

Đầu tháng

12/1953

Tiêu diệt 3 tiểu đoàn Âu – Phi.Giải

phóng Thà-Khẹt, uy hiếp Savanakhét

và Sênô

Nava buộc phải tăng cường quân

cho Sênô, biến nơi đây thành nơi

tập trung quân thứ 3

Chiến dịch

Thượng Lào

Cuối Tháng

1/1954

Giải phóng Phong- Xa-Lì, uy hiếp Luông Pha-băng

Nava điều quân từ Bắc Bộ chi viện

Cho Luông Pha-băng và Mường Sài, biến nơi đây thành nơi tập

trung binh lực số 4

Chiến dịch

Tây Nguyên

Đầu Tháng

2/1954

Tiêu diệt 2000 tên Địch, giải phóng Kon

Tum, uy hiếp Plây-ku

Pháp tăng cường lực lượng cho

Plây-ku, biến nơi đây thành nơi tập trung binh lực thứ 5

- Tác dụng:

  • Buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta. Kế hoạch Nava bước đầu đã bị phá sản.

  • Tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

a. Hoàn cảnh lịch sử:

  • Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng => Nava đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (Trung tâm của kế hoạch Nava).

=> Điện Biên Phủ được đánh giá là “Pháo đài bất khả xâm phạm”.

b. Chiến lược của ta:

  • Đầu tháng 12/1953 - Bộ chính trị và Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ => Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.

  • Ta huy động mọi phương tiện và lực lượng ra mặt trận.

=> Tháng 3/1954 mọi chuẩn bị của ta đã xong.

c. Diễn biến:

Chia làm 3 đợt

  • Đợt I (13→17/3/1954): Ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.....

  • Đợt II (30/3 → 26/4/1954): Ta tấn công phía Đông khu trung tâm Mường Thanh. Các trận đánh diễn ra ác liệt ở đồi A1, C1.....

  • Đợt III (1→7/5/1954): Ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm. Chiều 7/5/1954 ta tấn công vào sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cát và bộ tham mưu bị bắt, toàn bộ quân Pháp đầu hàng.

d. Kết quả:

  • Trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và trận Điện Biên Phủ ta loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 tên địch, thu 19.000 súng các loại, hạ 162 máy bay, phá huỷ 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

  • Riêng trận Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16.200 tên (Trong đó có 1 thiếu tướng), hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

e. Ý nghĩa:

  • Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

  • Là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

  • Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo thế mạnh trên bàn thương lượng ngoại giao.

III. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1. Hội nghị Giơ-ne-vơ

  • Tháng 1/1954, hội nghị ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp học tại Béc –Lin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ –ne-vơ

  • Ngày 8/5/1954, hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

  • Hiệp định Giơ-ne-vơ kí vào ngày 21/7/1954

2. Hiệp định Giơ –ne-vơ

- Nội dung:

  • Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.

  • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.

  • Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...

  • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

  • Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.

  • Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

- Ý nghĩa:

  • Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.

  • Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

  • Với hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược , rút hết quân đội về nước, đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

1. Nguyên nhân thắng lợi:

  • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

  • Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất.

  • Nhờ hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang sớm được xây dựng không ngừng , hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

  • Nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.

  • Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử:

  • Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần môt thế kỉ trên đất nước ta, miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

  • Giáng đòn nặng nền vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước châu Á, Phi và Mĩ La Tinh

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20

Câu 1: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một phần sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó...” Đó là phương hướng chiến lược của ta trong:

  1. Phá sản kế hoạch Na-va.

  2. Chiến dịch Tây Bắc.

  3. Đông Xuân 1953 - 1954.

  4. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 2: Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực trên chiến trường ở những địa điểm nào theo trình tự thời gian ?

  1. Điện Biên ⇒Sê-nô ⇒Luông – Pha-băng, Mường Sài ⇒ Plây-cu.

  2. Điện Biên ⇒Luông – Pha-băng ⇒Sê nô ⇒ Plây-cu.

  3. Điện Biên ⇒Mường Sài ⇒Sê-nô ⇒ Plây-cu.

  4. Điện Biên ⇒Sê-nô ⇒Plây-cu ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài.

Câu 3: Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ ?

  1. Nguyễn Duy Trinh.

  2. Phạm Văn Đồng.

  3. Xuân Thuỷ.

  4. Nguyễn Thị Bình

Câu 4: Na-va là một tướng tài của Mĩ được cử sang Đông Dương để làm cố vấn kiêm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đúng hay sai?

  1. Đúng

  2. Sai.

Câu 5: Việc tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh có nằm trong kế hoạch ngay từ đầu của Na-va không?

  1. Không.

Câu 6: Khấu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

  1. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”

  2. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”

  3. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”

  4. “Thà hy sinh tất cả chứ không để mất nước, không làm nô lệ”

Câu 7: Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?

  1. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhật tiêu biểu cho tinh thần chiến đầu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

  2. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX

  3. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

  4. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.

Câu 8: Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

  1. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

  2. “Thà hi sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.

  3. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”.

  4. B và C đúng.

Câu 9: Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là Pháo đài bất khả xâm phạm”?

  1. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

  2. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.

  3. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại

  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10: Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế họach quân sự Na-va vào thời gian nào?

  1. Tháng 5 - 1953.

  2. Tháng 6 - 1953.

  3. Tháng 7 - 1953.

  4. Tháng 8 - 1953.

Câu 11: Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

  1. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.

  2. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp,

  3. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

  4. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam.

Câu 12: Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

  1. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.

  2. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp

  3. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

  4. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam

Câu 13: Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu?

  1. Bắc Bộ, Trung Bộ.

  2. Bắc Bộ.

  3. Nam Bộ, Trung Bộ.

  4. Nam Bộ.

Câu 14: Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 là gì?

  1. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp,

  2. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ

  3. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải tự động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.

  4. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp.

Câu 15: Vì sao kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu toàn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kĩ thuật?

  1. Vì địch không vận chuyển kịp.

  2. Vì cách xa hậu cứ của địch.

  3. Vì địch bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn.

  4. Tất cả các lí do trên.

Câu 16: Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?

  1. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng.

  2. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâycu, Luông-pha-băng.

  3. Điện Biên Phủ, Thà Khet, Plâycu, Luông-pha-băng.

  4. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâycu, Sầm Nưa.

Câu 17: Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Na-va là gì?

  1. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

  2. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

  3. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

  4. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

Câu 18: Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954), nguyên nhân nào quyết định nhất?

  1. Có một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng

  2. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng.

  3. Có hậu phương vững chắc.

  4. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 19: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như:.............................. của thế kỉ XX”.

  1. Một Chị Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.

  2. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.

  3. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm - Xoài Mút, một Đống Đa.

  4. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

Câu 20: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:

  1. 45 cứ điểm và 3 phân khu.

  2. 49 cứ điểm và 3 phân khu.

  3. 50 cứ điểm và 3 phân khu.

  4. 55 cứ điểm và 3 phân khu.

Câu 21: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh....”. Đó là câu nói của ai?

  1. Võ Nguyên Giáp.

  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  3. Trường Chinh.

  4. Phạm Văn Đồng.

Câu 22: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

  1. 40 tiểu đoàn

  2. 44 tiêu đoàn.

  3. 46 tiểu đoàn

  4. 84 tiểu đoàn

Câu 23: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:

  1. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

  2. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng dành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

  3. Giành thắng lợi quân sự, kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

  4. Giành thắng lợi quân sự, kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 24: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?

  1. 55 ngày đêm.

  2. 56 ngày đêm.

  3. 60 ngày đêm.

  4. 66 ngày đêm.

Câu 25: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh...”. Đó là câu nói của ai?

  1. Võ Nguyên Giáp

  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh

  3. Trường Chinh

  4. Phạm Văn Đồng

Câu 26: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  1. Cứ điểm Him Lam.

  2. Sân bay Mường Thanh.

  3. Đồi A1, C1.

  4. Sở chỉ huy Đờ-cat-xtơ-ri.

Câu 27: Để thực hiện kế hoạch Na-va Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

  1. 44 tiểu đoàn.

  2. 80 tiểu đoàn

  3. 84 tiểu đoàn.

  4. 86 tiểu đoàn.

Câu 28: Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va?

  1. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương.

  2. Điện Biên Phủ cách xa hậu phương của ta.

  3. Thực dân Pháp cho rằng bộ đội chủ lực của ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.

  4. Tất cả đều đúng.

Câu 29: Lí do nào sau đây không đúng khi nói về chủ trương ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

  1. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Na-va.

  2. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.

  3. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với phía Bắc Đông Dương.

  4. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.

Câu 30: Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : "Cơ sở của việc đình chiến là Việt Nam là Chính phủ Pháp ... tôn trọng ... thực sự của Việt Nam".

  1. Thật thà, nền độc lập.

  2. Cam kết, nền độc lập.

  3. Thật sự, chủ quyền.

  4. Thật lòng, chủ quyền

ĐÁP ÁN

1

C

11

B

21

B

2

A

12

B

22

B

3

C

13

B

23

B

4

B

14

C

24

B

5

B

15

C

25

B

6

C

16

B

26

C

7

A

17

A

27

C

8

C

18

A

28

D

9

D

19

D

29

A

10

C

20

B

30

D

Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 21 Lịch sử 12: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Sơ đồ tư duy bài 20 Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo, thông qua việc học bài bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm vững lí thuyết của bài học này. Chúc các em ôn thi tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 20 Lịch Sử 11