Sơ đồ Tư Duy Bài 22 Địa Lí 12 Vấn De Phát Triển Nông Nghiệp

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bàiLý thuyết Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Chúc các em học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây.

Nội dung chính Show
  • Bài: Vấn đề phát triển nông nghiệp
  • A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 22
  • 1. Ngành trồng trọt
  • 2. Ngành chăn nuôi
  • B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 22
  • C. Đề thi THPT Quốc Gia được tải nhiều
  • Video liên quan

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Vấn đề phát triển nông nghiệp

  • A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 22
    • 1. Ngành trồng trọt
    • 2. Ngành chăn nuôi
  • B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 22
  • C. Đề thi THPT Quốc Gia được tải nhiều

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 22

1. Ngành trồng trọt

Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp

a. Sản xuất lương thực:

  • Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
    • Đảm bảo lương thực cho nhân dân
    • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
    • Làm nguồn hàng xuất khẩu
    • Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
  • Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:
    • Điều kiện tự nhiên
    • Điều kiện kinh tế - xã hội.
  • Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...
  • Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực

b. Sản xuất cây thực phẩm:

c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

* Cây công nghiệp:

  • Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
    • Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu
    • Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
    • Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
    • Là Mặt hàng xuất khẩu quan trọng
  • Điều kiện phát triển:
    • Thuận lợi (về tự nhiên, xã hội)
    • Khó khăn (thị trường)
  • Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
  • Cây công nghiệp lâu năm:
    • Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng
    • Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp
    • Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
    • Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè...
  • Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, tằm, thuốc lá...

2. Ngành chăn nuôi

  • Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.
  • Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
    • Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá
    • Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
    • Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
  • Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
    • Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ...)
    • Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh...)
  • Chăn nuôi lợn và gia cầm:
    • Lợn và gia cầm là hai nguồn thịt chủ yếu
    • Lợn nuôi chủ yếu ở 2 đồng bằng châu thổ.
    • Gia cầm nuôi chủ yếu gần thành phố lớn, địa phương có cơ sở chế biến thịt.
    • Lợn cung cấp hơn ¾ lượng thịt.
    • Gia cầm cung cấp hơn ½ phần còn lại.
    • Do dịch bệnh H5N1, gia cầm giảm mạnh.
  • Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
    • Trâu ổn định ở 2,9 triệu con.
    • Đàn bò từ chỗ 2/3 đàn trâu (1980) gấp đôi đàn trâu (2005).
    • Trâu nuôi nhiều ở trung du, núi Bắc Bộ.
    • Bò nuôi nhiều ở duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
    • Bò sữa nuôi gần thành phố lớn.
    • Dê, cừu tăng mạnh, gấp đôi (2005/2000).

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 22

Câu 1. Để tăng sản lượng lương thực nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

  1. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
  2. Mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.
  3. Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi.
  4. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì

  1. Điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp với sản xuất lương thực.
  2. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
  3. Thiếu lao động trong sản xuất lương thực.
  4. Phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho hiệu quả chăn nuôi nước ta chưa ổn định?

  1. Cơ sở chuồng trại ở nhiều nơi có quy mô còn nhỏ.
  2. Lao động có trình độ kĩ thuật cao còn chưa nhiều.
  3. Dịch bệnh hại vật nuôi vẫn đe dọa trên diện rộng.
  4. Việc sử dụng giống năng suất cao chưa phổ biến.

Câu 4. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là

  1. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
  3. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Câu 5. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng do có

  1. Trình độ thâm canh cao hơn.
  2. Năng suất lúa cao hơn.
  3. Diện tích trồng lương thực lớn hơn.
  4. Truyền thống trồng lương thực lâu đời hơn.

Câu 6. Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và trung du là do

  1. Có địa hình, đất đai phù hợp.
  2. Cơ sở hạ tầng hiện đại.
  3. Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
  4. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định.

Câu 7. Nhân tố chủ yếu nàotạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua?

  1. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
  2. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
  3. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
  4. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Câu 8. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn thịt của nước ta là thịt

  1. Trâu.
  2. Bò.
  3. Lợn.
  4. Gia cầm.

Câu 9. Ở Tây Nguyên, tỉnh nào có diện tích chè lớn nhất?

  1. Lâm Đồng.
  2. Đắc Lắc.
  3. Đắc Nông.
  4. Gia Lai

Câu 10. Vùng nào có năng suất lúa cao nhất nước ta?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Bắc Trung Bộ.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 11. Vùng nàocó nguồn thức ăn rất dồi dào, nhưng số đầu lợn lại rất thấp?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Duyên hải miền Trung.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 12. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Đồng bằng Sông Cửu Long.
  4. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 13. Nhân tố nàocó ảnh hưởng quyết định tới quy mô, cơ cấu và phân bố ngành trồng trọt của nước ta?

  1. Khí hậu.
  2. Sự phân bố sông ngòi.
  3. Đất đai.
  4. Nguồn lao động.

Câu 14. Chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay là nhóm cây

  1. Công nghiệp hàng năm.
  2. Công nghiệp lâu năm.
  3. Lương thực.
  4. Ăn quả.

Câu 15. Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

  1. Ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật.
  2. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
  3. Tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt.
  4. Phát triển mạnh dịch vụ về giống, thú y.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay?

  1. Trình độ lao động được nâng cao.
  2. Nhu cầu thị trường tăng nhanh.
  3. Dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ.
  4. Cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.

Câu 17. Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là gì?

  1. Tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
  2. Đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
  3. Khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
  4. Tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.

Câu 18. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?

  1. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
  2. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
  3. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
  4. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.

Câu 19. Trong những năm qua, tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

  1. Luôn chiếm cao nhất.
  2. Tăng nhanh.
  3. Giảm nhanh.
  4. Ít biến động.

Câu 20. Vùng nào sau đây có sản lượng lương thực đứng đầu nước ta?

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 21. Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta là

  1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.
  3. Người lao động có kinh nghiệm sản xuất.
  4. Mạng lưới các cơ sở chế biến sản phẩm phát triển tốt.

Câu 22. Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây nhiệt đới do tác động của yếu tố nào?

  1. Khí hậu.
  2. Địa hình.
  3. Kinh nghiệm sản xuất.
  4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Câu 23. Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

  1. Bắc Trung Bộ.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 24. Cây hồ tiêu được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Bắc Trung Bộ.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 25. Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Bắc Trung Bộ.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 26. Các vùng trồng cây ăn quả lớn hàng đầu ở nước ta là

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  3. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Câu 27. Diện tích cây công nghiệp hàng năm trong những năm qua tăng chậm và có biến động là do

  1. Khó khăn về thị trường tiêu thụ.
  2. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
  3. Chuyển đổi diện tích cây công nghiệp sang trồng lúa.
  4. Công nghiệp chế biến chậm phát triển.

Câu 28. Chăn nuôi bò sữa của nước ta phát triển mạnh ở

  1. Bắc Trung Bộ.
  2. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,...

Câu 29. Chăn nuôi lợn của nước ta tập trung ở các vùng

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
  2. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  3. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 30. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh là do

  1. Sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.
  2. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  3. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.
  4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vô cùng thuận lợi cho chăn nuôi.

Câu 31.Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng:

  1. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng
  2. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm
  3. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng tăng
  4. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cung giảm

Câu 32.Từ năm 1990 đến năm 2005, trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất là

  1. Cây công nghiệp, cây rau đậu
  2. Cây lương thực, cây công nghiệp
  3. Cây rau đạu, cây ăn quả
  4. Cây lương thực, cây ăn quả

----------------------------------------

Với nội dung bài Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

C. Đề thi THPT Quốc Gia được tải nhiều

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Toán
  2. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn
  3. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Anh
  4. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Lý
  5. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Hóa
  6. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Sinh
  7. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Sử
  8. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Địa
  9. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn GDCD

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy địa Bài 22 Lớp 12