Sơ đồ Tư Duy Bài 5 Lịch Sử 12: Các Nước Châu Phi Và Khu Vực Mĩ La ...
Có thể bạn quan tâm
Sơ đồ tư duy bài 5 Lịch sử 12: Các nước Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh được Khoahoc sưu tầm và đăng tải nhằm hỗ trợ học sinh nắm vững nội dung trọng tâm bài học, dễ dàng ghi nhớ kiến thức quan trọng đồng thời làm quen với những câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 bài 5 khác nhau.
- Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 12: Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ
Sơ đồ tư duy bài 5 Lịch sử 12
- A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 5
- B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 5
- C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 5
- ĐÁP ÁN
A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 5
1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 5 chi tiết
B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 5
I. Các nước châu Phi. Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Phi đều là thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh, Pháp (2 quốc gia thống trị nhiều vùng tại châu Phi) => Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
- Ảnh hưởng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á.
2. Các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc
Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đã thu được một số thành tựu kinh tế - xã hội.
- Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).
- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU), sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục.
- Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
Tình trạng đói nghèo ở nhiều nước châu Phi
4. Mở rộng: Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là gì?
- Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.
ND chính
- Tình hình các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (hay là hoàn cảnh lịch sử của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi). - Các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi. - Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là gì? |
II. Các nước Mỹ Latinh. Khu vực Mĩ Latinh gồm 33 nước
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Các nước Mĩ Latinh đã giành độc lập từ rất sớm nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau", xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.
=> Phong trào đấu tranh lật đổ các chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cách mạng Cuba.
2. Các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc
Giai đoạn | Thời gian | Sự kiện |
1945 - 1959 | Năm 1952 | Mĩ dựng lên chế độ độc tài do Baxtita đứng đầu ở Cuba. |
26 - 7 - 1953 | Phong trào cách mạng ở Cuba bùng nổ do Phi-đen Catx-tơ-rô lãnh đạo. | |
1 - 1 - 1959 | Chế độ độc tài Ba-tix-ta bi lật đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập do Phi-đen Catx-tơ-rô đứng đầu. | |
1960 - 1990 | Thập kỉ 60 - 70 | Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập phát triển và giành nhiều thắng lợi. |
1983 | 13 quốc đảo ở vùng biển Caribê giành được độc lập |
Lược đồ khu vực Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mêhicô.
- Trong thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh, chính trị - xã hội không ổn định,...
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Mỹ Latinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài ).
ND chính
- Hoàn cảnh lịch sử bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh. - Các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Mỹ Latinh. |
C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 5
Câu 1: Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II?
Cách mạng Libi bùng nổ (1952).
Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).
Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).
Câu 2: Những khó khăn của châu Phi sau khi giành được độc lập:
Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây.
Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật, mù chữ.
Sự bùng nổ về dân số.
Tất cả các vấn đề trên
Câu 3: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
Chủ nghĩa thực dân cũ.
Chủ nghĩa thực dân mới.
Chủ nghĩa A-pác-thai.
Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 4: Nước nào đã giành thắng lơi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959?
Goatômaia.
Áchentina.
Vênêxuêla.
Cuba.
Câu 5: Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào?
Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri.
Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích.
Thắng lợi của nhân dân Ăng-gô-la.
Thắng lợi của nhân dân Nam Phi.
Câu 6: Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh” là:
Ac-hen-ti-na
B-ra-xin
Cu-ba
Mê-hi-cô.
Câu 7: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi”?
Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
Châu Phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhật.
Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 8: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở nước nào?
Bắc Phi
Nam Phi
Đông Phi
Tây Phi
Câu 9: Năm 1946, dưới áp lực đấu tranh của nhân dân, để quốc Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của hai nước nào ở khu vực Trung Đông?
Xi-ri, Li-băng.
I-ran, I-rặc.
Ap-ga-m-xtan, Li-băng.
I-ran, Xi-ri.
Câu 10: Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là :
Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
Câu 11: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
Bãi công của công nhân.
Đấu tranh chính trị.
Đấu tranh vũ trang.
Cả ba hình thức trên.
Câu 12: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
Chủ nghĩa thực dân cũ.
Chủ nghĩa thực dân mới.
Chủ nghĩa A-pác-thai.
Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 13: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
Chiến sĩ nỗi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la
Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 14: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nên-Xơn Man-đê-la?
Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 15: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở đầu cách mạng Cu-ba chống lại chế độ độc tài Batixta.
Cuộc vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma.
Xây dựng lực lượng ở Xiera Maextơra.
Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa.
Cuộc tấn công vào La Habana.
Câu 16: Phong trào cách mạng châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ II được bắt đầu từ khu vực nào ?
Khu vực Nam Phi.
Khu vực Tây Phi.
Khu vực Đông Phi.
Khu vực Bắc Phi.
Câu 17: Nênxơn Manđêla là ai ?
Là vị Tổng thống Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ Apácthai.
Là vị Tổng thống đã ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi.
Là vị Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
Là vị Tổng thống bị nhân dân Nam Phi lên án nhất vì cố tình bảo vệ chế độ Apácthai bất công.
Câu 18: Mĩ ban hành đạo luật Henxbơttơn nhằm bao vây cấm vận nước nào ?
Áchentina
Panama.
Cuba
Braxin.
Câu 19: Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào?
Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri.
Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la.
Thắng lợi của nhân dân Dim-ba-bu-ê.
Thắng lợi của nhân dân Nam Phi.
Câu 20: Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956).
Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953).
Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).
Câu 21: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
Chế độ phân biệt chủng tộc.
Chủ nghĩa thực dân cũ.
Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 22: Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh"?
Ac-hen-ti-na
B-ra-xin
Cu-ba
Mê-hi-cô
Câu 23: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo.
Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
Tất cả các sự kiện trên.
Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
Năm 1960: “Năm châu Phi”. -
Năm 1962: An-giê-ri được công nhận độc lập.
Năm 1994: Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tông thống da đen đầu tiên.
Tháng 11 - 1975: Nước Cộng hòa Nhân dân Angôla ra đời.
Câu 25: Những nước nào dưới đây là nước công nghiệp mới ?
Chi-lê, Braxin.
Mêhicô, Cuba.
Braxin, Áchentina.
Nicaragoa, Áchentina.
Câu 26: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?
Thực dân Anh
Đế quốc Mĩ
Thực dân Pháp
Đế quốc Nhật
Câu 27: Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là :
Đấu tranh ngoại giao.
Đấu tranh quân sự
Đấu tranh chính trị.
Đấu tranh vũ trang.
Câu 28: Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
Cuộc đổ bộ của tàu “Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956).
Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26 - 7 - 1953).
Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh Thủ đô La-ha-ba-na (1 - 1 - 1959).
Câu 29: Khó khăn của châu Phi sau khi giành được độc lập là :
Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
Dịch bệnh lan tràn.
Tỉ lệ tăng dân số cao.
Tất cả các ý trên.
Câu 30: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
Bãi công của công nhân.
Đấu tranh chính trị.
Đấu tranh vũ trang.
Sự nổi dậy của người dân.
Câu 31: Biến đổi to lớn nhất của khu vực Trung Đông sau Chiến tranh thể giới thứ hai là gì?
Nhiều nước trở nên trù phú về kinh tế.
Hầu hết các nước Trung Đông giành lại độc lập (trừ Pa-let-xtin).
Các nước ở Trung Đông luôn trong tình trạng căng thăng phức tạp.
Chiến tranh đã tàn phá nặng nề và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Câu 32: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nô ra sớm nhất ở khu vực nào?
Bắc Phi
Nam Phi
Đông Phi
Tây Phi
Câu 33: Hình ảnh "Lục địa bùng chảy" chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?
Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.
Sự phát biển mạnh mẽ của phong bào đấu banh cách mạng ở Mĩ Latinh.
Cuộc nổi dậy của nông dán đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh.
Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.
Câu 34: Đồng chí Phiđen Caxtơrô đã tùng nói về Việt Nam là :
"Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
"Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".
"Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ".
"Việt Nam - lương tri của thời đại".
Câu 35: Khu vực Mĩ Latinh được xác định trong không gian nào ?
Phần Trung và Nam Mĩ.
Vùng Nam Mĩ.
Phân lớn Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Mêhicô, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Câu 36: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ ở châu Phi?
1960 : "Năm châu Phi”.
1962: Angiêri được công nhận độc lập.
1994 : Nên-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da màu đầu tiên.
11-1975 : Nước Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
Câu 37: Tình hình Mĩ Latinh trong thập niên 80 của thế kỉ XX ?
Kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao.
Phong trào giải phóng dân tộc đã giành được những thắng lợi to lớn, 13 quốc gia giành được độc lập.
Phong bào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh lãm vào tình trạng khó khăn.
Tinh hình kinh tế, chính trị ổn định, đời sống nhân dân lao động ở các nước được cải thiện đáng kể.
Câu 38: Chế độ Apácthai ở Nam Phi là :
Một chế độ phân biệt đấng cáp hết sức nghiệt ngã.
Một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
Một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.
Một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.
ĐÁP ÁN
1 | C | 9 | A | 17 | C | 25 | C | 33 | B |
2 | D | 10 | C | 18 | C | 26 | B | 34 | A |
3 | C | 11 | D | 19 | B | 27 | C | 35 | D |
4 | D | 12 | C | 20 | B | 28 | B | 36 | D |
5 | A | 13 | D | 21 | C | 29 | A | 37 | A |
6 | C | 14 | D | 22 | C | 30 | C | 38 | B |
7 | D | 15 | C | 23 | C | 31 | B | ||
8 | A | 16 | A | 24 | D | 32 | A |
Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 6 Lịch sử 12: Nước Mĩ
Sơ đồ tư duy bài 5 Lịch sử 12: Các nước Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh được KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Lịch sử lớp 12 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức Tài liệu học tập lớp 12.
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 5 Lịch Sử 11
-
Lịch Sử 11 Bài 5 CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH - YouTube
-
Bài 5 Lịch Sử 11, Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi Và Các Nước Mỹ La
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 5 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 11 Theo Bài - TopLoigiai
-
[Top Bình Chọn] - Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 11 - Trần Gia Hưng
-
Số đồ Tư Duy Lịch Sử 11 Bài 5 - TopList #Tag - Mua Trâu
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 11 - 123doc
-
Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi Và Khu Vực Mĩ Latinh (Thế Kỉ XIX-đầu Thế ...
-
TopList #Tag: Số đồ Tư Duy Lịch Sử 11 Bài 5 - Học Tốt
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 12 Và Bài Tập Trắc Nghiệm - Bài 5 (Có đáp ...
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 3 Lịch Sử 12: Các Nước Đông Bắc Á - Khoa Học
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 11 Bài 3 (Lý Thuyết + Trắc Nghiệm)
-
Top 8 Sơ đồ Tư Duy Bài 1 Lịch Sử 11 2022 - Hỏi Đáp