Sơ đồ Tư Duy Bài 6 Lịch Sử 12: Nước Mĩ - Khoa Học

Sơ đồ tư duy bài 6 Lịch sử 12: Nước Mĩ được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dưới đây ngoài việc tóm tắt lý thuyết còn hệ thống sơ đồ tư duy Lịch sử bài 12, giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết Sơ đồ tư duy bài 6 Lịch sử 12, các em tham khảo nhé.

  • Sơ đồ tư duy bài 5 Lịch sử 12: Các nước Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh

Sơ đồ tư duy bài 6 Lịch sử 12

  • A. Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 6
  • B. Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 bài 6
    • I. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.
    • II. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN 1991.
    • III. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
  • C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 6
  • ĐÁP ÁN

A. Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 6

1. Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 6 chi tiết

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn nhất

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn nhất (ảnh 2)

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn nhất (ảnh 3)

B. Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 bài 6

I. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.

1. Kinh tế :

a. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:

+ Công nghiệp chiếm hơn ½ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ 1948, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Mĩ nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

⇒ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

b. Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển:

1 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn nhất (ảnh 4)

2 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

3 - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

4 – Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

5 - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

2. Khoa học kỹ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới; vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

3. Chính trị - xã hội.

a. Chính sách đối nội:

- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...

- Tuy nhiền, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...

b. Chính sách đối ngoại:

- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

- Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...

- Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:

+ Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.

+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã:

+ Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (ví dụ: ở Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).

+ Thực hiện chiến lược hòa hoãn với các nước lớn để chống lại phong trào cách mạng thế giới.

II. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN 1991.

1. Kinh tế:

- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), từ 1973 – 1982 kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài.

- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .

2. Đối ngoại:

- Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu.

- Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên; giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảng đo, tháng 12/1989, Mỹ - Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” .

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn nhất (ảnh 5)

Tổng thống Mĩ Busơ (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goocbachop

Trong cuộc gặp mặt tại đảo Manta, tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989).

III. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

1. Kinh tế: trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.

2. Khoa học – kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, nước Mĩ nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới

3. Chính trị và đối ngoại

- Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 mục tiêu:

+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ ra sức thiết lập trật tự “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ thế giới.

- Hiện nay, nước Mĩ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 6

Câu 1: Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7 - 1969)?

A. Mĩ

B. Nhật

C. Liên Xô

D. Trung Quốc

Câu 2: Dấu hiệu nào chúng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?

  1. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

  2. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

  3. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

  4. Kinh tế Mĩ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Câu 3: Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

  1. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

  2. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.

  3. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

  4. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 4: Đời Tổng thống nào của Mĩ gắn liền với “Chiến lược toàn cầu”phản cách mạng?

A. Tơ-ru-man

B. Kennơdi

C. Ai-xenhao

D. Giôn-xơn

Câu 5: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Nhật

Câu 6: Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là sai?

  1. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động.

  2. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo pôlime.

  3. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.

  4. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái Đất.

Câu 7: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" bởi:

  1. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

  2. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959.

  3. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979.

  4. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu 8: Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?

  1. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

  2. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

  3. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

  4. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

Câu 9: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nên kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Dựa vào những thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.

  2. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.

  3. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

  4. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 10: Chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" của Mĩ là do ai đề xướng?

A. Rigân

B. G. Bush

C. B. Clinton

D. Pho

Câu 11: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là:

  1. Kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.

  2. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

  3. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.

  4. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

Câu 12: Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ là gì?

  1. Chế tạo công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.

  2. Thực hiện “Cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp, trong giao thông, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, ...

  3. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.

  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13: Tên các vị tổng thống Nước Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 là :

  1. Truman, Aixenhao, Kennơdi, Giônxơn, Níchxơn.

  2. Rugiơven, Aixenhao, Kennơđi, Giôxơn, Níchxơn.

  3. Truman, Rigân, Giônxơn, Níchxơn, Pho.

  4. Truman, Aixenhao, Giônxơn, Níchxơn, Pho.

Câu 14: Từ sau Chiến tranh thế giới hai đến nay, thế giới tồn tại bao nhiêu trung tâm kinh tế tài chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 15: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào?

A. Từ năm 1945 đến 1975.

B. Từ năm 1918 đến 1945.

C. Từ năm 1950 đến 1980.

D. Từ năm 1945 đến 1950.

Câu 16: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

  2. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

  3. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

  4. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 17: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra vào tháng 4 - 1949 nhằm:

  1. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

  2. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

  3. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

  4. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 18: Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhắm mục đích gì?

  1. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.

  2. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.

  3. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.

  4. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen

Câu 19: Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?

  1. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

  2. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ

  3. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới

  4. Cả A., B và C đều đúng.

Câu 20: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Không bị chiến tranh tàn phá.

  2. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.

  3. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

  4. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 21: “Chính sách thực lực” và “Chiến lược toàn cầu” của để quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

A. Triểu Tiên

B. Việt Nam

C. Cu-ba

D. Lào

Câu 22: Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?

A. 1990

B. 1991

C. 1992

D. 1993

Câu 23: Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Mĩ những năm 1945 – 1973 có tác dụng gì?

  1. Buộc chính phủ Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho nhân dân

  2. Chính phủ Mĩ phải từ bở chính sách can thiệp, thống trị khu vực Mĩ Latinh.

  3. Chính phủ Mĩ tuyên bố xóa bỏ “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

  4. Chính quyền phải hoạch định rõ không gian sinh sống cho người dân da đỏ.

Câu 24: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các trung tâm kinh tế - tài chính nào?

  1. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.

  2. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản.

  3. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

  4. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 25: Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “Chiến lược toàn cầu?” là do:

  1. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

  2. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.

  3. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.

  4. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu 26: Tổng thống nào của Mĩ phát động “chiến tranh lạnh” ?

A. Aixenhao

B. Truman

C. Kennơdi

D. Nichxơn

Câu 27: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Không bị chiến tranh tàn phá.

  2. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.

  3. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

  4. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 28: “Chính sách thực lực” của Mĩ là gì?

A. Chính sách xâm lược thuộc địa.

B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.

C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ

D. Thành lập các khối quân sự.

Câu 29: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 30: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thề giới thứ hai?

  1. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

  2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

  3. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

  4. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

Câu 31: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì?

A. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

B. “Chiến lược toàn cầu hóa”.

C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”

Câu 32: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II ?

  1. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.

  2. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.

  3. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.

  4. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Câu 33: Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là gì ?

A. Tự do tín ngưỡng.

B. Ủng hộ độc lập dân tộc.

C. Thúc đẩy dân chủ.

D. Chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu 34: Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

A. Những năm 60 (thế kỉ XX).

B. Những năm70 (thế kỉ XX).

C. Những năm 80 (thế kỉ XX).

D. Những năm 90 (thế kỉ XX).

Câu 35: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1975.

B. Từ 1918 đến 1945.

C. Từ 1950 đến 1980.

D. Từ 1945 đến 1950.

Câu 36: Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì?

A. Khối Nam Đại Tây Dương.

B. Khối Bắc Đại Tây Dương.

C. Khối Đông Đại Tây Dương.

D. Khối Tây Nam Đại Tây Dương

Câu 37: Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?

A. Khối NATO.

B. Khối SEATO.

C. A đúng, B sai

D. A sai, B đúng

Câu 38: Thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?

  1. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.

  2. Lập được nhiều khối quân sự (NATO; SEATO; CENTO....)

  3. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đỗ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 39: "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

A. Chính sách xâm lược thuộc địa.

B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.

C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.

D. Thành lập các khối quân sự.

Câu 40: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?

A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.

B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản

C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 41: Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là :

  1. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.

  2. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.

  3. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình.

  4. Chù nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.

ĐÁP ÁN

1

A

9

A

17

B

25

D

33

C

2

B

10

C

18

D

26

B

34

A

3

B

11

B

19

B

27

D

35

D

4

C

12

A

20

D

28

D

36

B

5

C

13

A

21

B

29

B

37

C

6

C

14

C

22

D

30

C

38

D

7

D

15

D

23

A

31

B

39

C

8

D

16

C

24

D

32

C

40

C

41

C

Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 7 Lịch sử 12: Tây Âu

Sơ đồ tư duy bài 6 Lịch sử 12: Nước Mĩ được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua sơ đồ tư duy bài 6 này các em sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này. Chúc các em ôn thi tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé

  • Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 12: Các nước Đông Nam Á, Ấn Đ

Từ khóa » Soạn Sử Bài 6 Lớp 12 Ngắn Gọn