Sơ đồ Tư Duy GDCD 12 Bài 2 - TopLoigiai

Theo chương trình GDPT 2018 môn GDCD 12 đã được thay thế bằng môn Kinh tế pháp luật 12. Mời các bạn sẽ sơ đồ tư duy

>>> Sơ đồ tư duy KTPL 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Tổng hợp kiến thức GDCD 12 Bài 2 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK GDCD 12

Mục lục nội dung A. Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luậtSơ đồ tư duy mẫu số 1Sơ đồ tư duy mẫu số 2Sơ đồ tư duy mẫu số 3B. Kiến thức trọng tâm GDCD 12 bài 2

A. Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật

Sơ đồ tư duy mẫu số 1

Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2

Sơ đồ tư duy mẫu số 2

Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2

Sơ đồ tư duy mẫu số 3

Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2 (ảnh 2)

B. Kiến thức trọng tâm GDCD 12 bài 2

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép

- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật

- Giai đoạn 1: giữa các cá nhân, tổ chức hình thành mối quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh gọi là quan hệ pháp luật.

- Giai đoạn 2: cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật

- Thứ nhất là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành động cũng có thể là không hành động

 Vd: đi xe vào làn đường một chiều hoặc người sử dụng lao động để xảy ra tai nạn lao động.

- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm:

- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

- Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

- Buộc họ phải làm những công việc nhất định.

c. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự:

+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự

+ Chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

- Vi phạm hành chính

+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

+ Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

- Vi phạm dân sự

+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

+ Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

- Vi phạm kỉ luật

+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

+ Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ- công nhân viên – học sinh – sinh viên của tổ chức mình.

Top lời giải vừa giới thiệu tới các bạn Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 2, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...có trên web nhé.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Gdcd Lớp 12 Bài 2