Sơ đồ Tư Duy Lặng Lẽ SaPa Dễ Nhớ, Ngắn Gọn
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, .... Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của Lặng lẽ SaPa.
- Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa (mẫu 1)
- Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa (mẫu 2)
- Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa (mẫu 3)
- Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa (mẫu 4)
Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa (dễ nhớ, ngắn gọn)
Quảng cáoBài giảng: Lặng lẽ Sa Pa - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa - mẫu 1
A. Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa
Quảng cáoB. Tìm hiểu Lặng lẽ SaPa
I. Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, thuở nhỏ, ông sống chủ yếu ở Quy Nhơn (Bình Định), năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia kháng chiến chống Pháp ở khu V và bắt đầu viết văn. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, chuyền về sáng tác và biên tập. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút kí.
- Đặc điểm phong cách nghệ thuật: truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát.
II. Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Thể loại: Truyện ngắn.
2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Quảng cáo3. Tóm tắt
Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.
4. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến… Kìa, anh ta kia): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
- Phần 2: (Tiếp theo đến… không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
- Phần 3: (Còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người.
5. Giá trị nội dung
Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.
Quảng cáo6. Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.
III. Dàn ý phân tích tác phẩm
1. Nhân vật anh thanh niên
- Hình ảnh anh thanh niên: một trong những người cô độc nhất thế gian; anh “thèm người” ⇒ Tạo ấn tượng, gây ra sự tò mò khiến mọi người muốn tiếp xúc với nhân vật.
- Anh thanh niên với công việc:
+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn 2600m.
+ Một mình trên đỉnh núi cao quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù.
⇒ Hoàn cảnh sống và làm việc cô đơn, vắng vẻ, khắc nghiệt, không một bóng người.
+ Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
Nửa đêm nằm trong chăn…làm việc với những con số chính xác
⇒ Lời tâm sự chân thật
⇒ Anh đã chiến thắng bản thân, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Thấy mình hạnh phúc khi phát hiện đám mây khô góp phần vào chiến thắng ở Hàm Rồng. ⇒ Có ý thức với công việc và yêu nghề, thấy công việc của mình là có ích.
+ Suy nghĩ về công việc: Vả khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ... chứ cất nó đi cháu buồn chết mất.
⇒ Anh thanh niên là người yêu nghề, có những suy nghĩ đẹp về nghề nghiệp và cuộc sống.
* Tính cách, phẩm chất của anh thanh niên:
- Thích và say mê đọc sách; trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, và tự học ngoài giờ làm việc.
⇒ Anh thanh niên có thế giới tinh thần phong phú.
- Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm.
⇒ Tổ chức, sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động.
- Biếu tam thất cho bác lái xe; cắt hoa tặng cô gái; pha trà - nói chuyện vui vẻ; mang làn trứng để cho họ ăn trưa.
⇒ Anh chu đáo, cởi mở, hiếu khách
- Thấy mình chưa xứng đáng được vẽ; giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư vườn rau.
⇒ Khiêm tốn, giản dị và cảm phục với những con người đang ngày đêm cống hiến cho tổ quốc ở Sa Pa.
⇒ Chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng tác giả đã khắc họa “một bức chân dung” - anh thanh niên với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
⇒ Vẻ đẹp của những con người lao động bình thường có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề, yêu đời. Sa Pa là nơi yên tĩnh, nhắc đến Sa Pa người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng ở đó lại có những con người đang lặng lẽ cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
2. Các nhân vật phụ
a. Nhân vật ông họa sĩ già
- Ông là một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nghệ thuật cháy bỏng:
+ Ông họa sĩ đã lặn lội lên tận Sa Pa để tìm cảm hứng sáng tác, tìm đối tượng nghệ thuật.
+ Khi gặp anh thanh niên, sự từng trải về nghề nghiệp, niềm khao khát sáng tạo trong ông đã bừng dậy khiến ông bối rối, xúc động.
+ Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa.
- Là người từng trải, ông có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người:
+ Ông cảm nhận được vẻ đẹp sâu sắc trong tâm hồn anh thanh niên.
+ Ông cảm nhận được vẻ đep và ý nghĩa của cuộc sống ở con người trẻ tuổi này và cũng hiểu rất rõ ngôn ngữ của hội họa không đủ khả năng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của anh.
b. Nhân vật cô kĩ sư
- Cô là cô kỹ sư trẻ mới ra trường, hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác. Bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cô háo hức. Cô khao khát được đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì.
- Cô ôm bó hoa được tặng, lắng nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn.
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô xúc động, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi).
c. Nhân vật bác lái xe
- Kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên.
- Bác tạo ra tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ba người (ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên)
d. Các nhân vật khác
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa quan sát cách lấy mật của ong, thụ phấn hàng loạt cây su hào.
- Anh cán bộ nghiên cứu 11 năm chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
⇒ Xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên (ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe xuất hiện trực tiếp)
⇒ Đó là những con người miệt mài, lặng lẽ say mê quên mình vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người. Họ góp phần hoàn thiện chủ đề và làm đẹp hình tượng anh thanh niên.
IV. Bài phân tích
Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc mà pha chất kí, mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một minh chứng tiêu biểu cho nét phong cách đó. Tác phẩm kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của nhà văn. Qua thiên truyện, nhà văn muốn giới thiệu với chúng ta về một mảnh đất giàu đẹp ở phía Tây tổ quốc, ở đó có những con người lao động bình dị đang miệt mài cống hiến thầm lặng cho quê hương, đất nước.
Đọc nhan đề truyện Lặng lẽ Sa Pa, người đọc cứ ngỡ tưởng nhà văn sẽ đi sâu vào việc khắc họa một bức tranh thiên nhiên, một vùng đất hứa mơ mộng, nơi thăm quan nghỉ dưỡng nổi tiếng của con người, nhưng đằng sau những núi rừng bạt ngàn mây phủ ấy lại là cuộc sống sôi nổi của những con người lao động, trẻ tuổi, trẻ lòng đầy trách nhiệm, đang ra sức cống hiến tài trí và sức lực thầm lặng cho quê hương, đất nước thêm giàu đẹp. Đó là những con người có lối sống đẹp, giàu ước mơ, giàu lí tưởng, khát vọng và đặc biệt họ là những người có bản lĩnh, có trí tuệ nghề nghiệp mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600m.
Trước hết, truyện ngắn được xây dựng dựa trên tình huống truyện độc đáo, đó là cuộc gặp gỡ giữa mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Với cách tạo ra tình huống ấy, tác giả để câu chuyên được phát triển tự nhiên. Các nhân vật tự hiện hình nổi sắc lên qua cái nhìn, đánh giá, ấn tượng của nhân vật khác. Từ đó, góp phần làm nổi bật lên chủ đề tác phẩm: lời ngợi ca những con người lao động bình thường mà đáng quí xung quanh ta.
Nhân vật ấn tượng là anh thanh niên quan trắc khí tượng, anh ta sống và làm việc một mình giữa một trạm khí tượng trên đỉnh đèo cao, xung quanh đầy các thứ máy đo gió, gió nổi, nhưng vắng bặt con người và âm thanh của con người, anh khao khát được gặp con người, được nói chuyện với con người. Chả thế mà hồi đầu nhận công tác, anh đã khuân một thân cây ra chắn ngang giữa đường xe chạy, cho xe dừng lại, dù chỉ trong vài phút, để được cùng người lái xe khuân cái cây ấy, nói được dăm ba lời nói, để được nhìn thấy người. Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sách – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người. Sống trong cảnh cô đơn, giữa chốn hoang vu ấy người ta dễ trở nên buông thả, bất cẩn. Nhưng anh thanh niên này lại là một con người đầy trách nhiệm với cả chính mình, với công việc, với mọi người. Ngôi nhà anh ở, không vì chỉ có một người mà tuềnh toàng, bừa bộn, trái lại, nó được sắp xếp gọn gàng, tươm tất, lại đẹp nữa, các thứ hoa tươi như lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp khách quý, mặc dù không có khách nhưng ngày nào anh cũng chuẩn vị tươm tất để đón khách của mình.
Với anh công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy, nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng yên ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới… Anh ta đã không bỏ qua, không chậm trễ một lần nào, dầu lúc giữa ngày hay lúc nửa đêm, khi gió lớn hay khi tuyết rơi, bởi vì anh đã có ý thức một cách rành rõ và dứt khoát về công việc của mình, một khâu nhỏ trong cả chuỗi công việc của mọi người. Dù mưa gió khó khăn gian khổ anh vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Thiếu một lượng thông tin nhỏ bé từ cái đài quan sát heo hút của anh, biết đâu việc dự báo thời tiết cho cả một huyện, một tỉnh, một vùng, chả vì thế mà kém chính xác đi, hoặc còn tệ hơn, sai lệch đi? Ai biết tác hại nào sẽ xảy ra nếu người ta đã không dự báo kịp thời sự xuất hiện của một đợt gió, một cơn giông, hay đôi khi chỉ là một làn mây nhẹ nhàng? Thật rất đúng khi một đoàn đại biểu bộ đội không quân đã cử người đến thăm để cảm ơn anh vì công việc lặng lẽ của anh đã góp phần tạo nên chiến thắng. Con người thật sự không cô đơn và không thể cô đơn, bởi vì giữa con người có biết bao mối quan hệ ràng buộc, tác động với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại. Anh cán bộ trẻ trên đài khí tượng này dẫu là một con người vô danh (có lẽ việc tác giả không đặt tên cho nhân vật là có dụng ý), nhưng thực là một con người với mọi ý nghĩa tốt đẹp của danh từ ấy, bởi anh đã sống với ý thức trách nhiệm đầy đủ của một con người.
Thật là đầy ý nghĩa khi tác giả đưa vào câu chuyện chi tiết về vườn hoa của chàng trai với bao nhiêu hoa đơn, hoa thược dược vàng tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… Đó không chỉ là hoa của thiên nhiên, đó còn là cái gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, đó chính là tâm hồn của anh. Và chính anh đã hào phóng tặng nó cho mọi người, cho ông họa sĩ, cho cô kĩ sư mới ra trường… Từ chi tiết ấy toát lên một triết lí sống: hãy sống tốt đẹp, hãy đến với cuộc sống, với mọi người bằng những gì tốt đẹp nhất của mình.
Chàng thanh niên xuất hiện trong truyện mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.
Có thể nói, ở anh thanh niên hình ảnh tiêu biểu đại diện cho những con người ở Sa Pa, là chân dung của người lao động mới mang trong mình sự hiểu biết về tri thức, sống tận tụy với công việc, luôn lạc quan, tin tưởng mạnh mẽ trong cuộc sống với một lí tưởng sống có ích cho cuộc đời. Chính điều đó đã giúp anh hoàn thành công việc xuất sắc, tỏa nắng và sưởi ấm cho mọi người xung quanh, ngay từ giây phút gặp gỡ ban đầu.
Bên cạnh nhân vật anh thanh niên, trên mảnh đất Sa Pa thơ mộng còn có những con người lao động khác, họ cũng có một lối sống đẹp: sự cống hiến thầm lặng trong công việc, làm giàu đẹp cho quê hương. Đó là ông kĩ sư nông nghiệp ở vườn rau su hào, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét trên đỉnh núi cao trên ba nghìn mét, mười một năm ròng túc trực, quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành bản đồ sét giúp tìm tài nguyên cho đất nước. Tất cả những con người ấy đều lao động cần cù, chịu thương chịu khó với một sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và có tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của đất nước, quê hương. Tuy lặng lẽ, âm thầm, lẩn khuất trong mây khói, sương núi Sa Pa nhưng luôn vang vọng, sôi động mạnh mẽ, vươn lên chiến thắng, khẳng định giá trị bản thân với cuộc đời. Và một vài nhân vật nữa cũng cần phải nhắc tới trong câu chuyện, đó là bác lái xe, ông họa sĩ già, và cô gái kĩ sư. Tuy đây là nhân vật phụ trong truyện nhưng lại có một vai trò không thể thiếu trong diễn biến cốt truyện. Nhờ có bác lái xe mà diễn biến truyện mới được mở ra một cách tự nhiên, bác là cầu nối cuộc gặp gỡ giữa người miền xuôi với miền ngược, tạo nên cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô gái kĩ sư nông nghiệp. Từ đó, toàn bộ những suy ngẫm, phẩm chất, hành động của nhân vật tong truyện được mở ra, để lại một ấn tượng, kỉ niệm đẹp trong lòng mọi người về mảnh đất Sa Pa giàu mơ ước. Còn ông họa sĩ chính là sự hóa thân của nhà văn, khi phát hiện ra chân lí của nghệ thuật và cảm hứng sáng tác. Còn cô gái kĩ sư nông nghiệp trẻ tuổi vừa ra trường, trong chuyến đi đầu đời của mình, cô đã tìm được nguồn động lực trong công việc của riêng mình, từ đó vững tin hơn trong cuộc sống và sự lựa chọn nghề nghiệp của cô.
Bằng giọng kể chân thật, hồn hậu mà cũng thật giản dị, bằng cách xây dựng truyện theo một trình tự tự nhiên trước – sau, bằng cách kết hợp miêu tả cảnh với tình, tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa người đọc đến với đỉnh cao Yên Sơn ngập tràn mây và gió, để tiếp xúc và hiểu được những con người thật sự lí tưởng, để yêu thêm cuộc sống, yêu thêm công việc.
Khép lại thiên truyện, âm vang của núi rừng Sa Pa cứ ngân nga, réo rắc, cuộn xoáy trong lòng người đọc những cánh rừng ngút ngàn. Và ẩn sau cái màu xanh mênh mông ấy là những con người lao động bình dị, vô danh mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Họ là những con người mang vẻ đẹp trí tuệ với một lý tưởng sống, một lối sống đẹp, có ích với sự hi sinh thầm lặng đáng quí trọng, đáng ngợi khen.
V. Một số lời bình về tác phẩm
1. Truyện viết về một thị xã nhỏ ở tỉnh Lào Cai luôn chìm đắm trong sương mù: Sa Pa. Đến với nơi ấy, là những con người thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn, cao 2600m, một cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xa già đã chạy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa Pa, một họa sĩ đi thực tế chuyến đi cuối của cuộc đời công tác trước lúc nghỉ hưu…. Bốn gương mặt tiêu biểu, bốn tính cách khác nhau: anh thanh niên đầy nhiệt huyết, bộc trực, chân thành; cô kĩ sư trẻ hồn nhiên nhưng kín đáo, tế nhị; ông họa sĩ trầm tĩnh, sâu lắng, còn bác lái xe thì sôi nổi, vui tính… Họ tình cờ gặp nhay trên đường tới Sa Pa mã bỗng nhiên trở nên gần gũi thân thiết như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh, sâu sắc và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ. Đó là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng, kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất thơ.
(Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường)
Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa - mẫu 2
Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa - mẫu 3
Sơ đồ tư duy Lặng lẽ SaPa - mẫu 4
Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Sơ đồ tư duy Làng
- Sơ đồ tư duy Chiếc lược ngà
- Sơ đồ tư duy Cố hương
- Sơ đồ tư duy Những đứa trẻ
- Sơ đồ tư duy Phong cách Hồ Chí Minh
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
- Giải mã đề thi vào 10 theo đề Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh (300 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Bộ đề thi thử 10 chuyên (120 trang - từ 99k/1 cuốn)
- Cấp tốc 7,8,9+ Toán Văn Anh thi vào 10 (400 trang -từ 119k)
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Vẻ đẹp Anh Thanh Niên
-
Sơ đồ Tư Duy Cảm Nhận Về Nhân Vật Anh Thanh Niên Trong Lặng Lẽ Sa ...
-
Sơ đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Anh Thanh Niên Trong Lặng Lẽ Sa Pa
-
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Anh Thanh Niên, Ghim Trên Learn More
-
Sơ Đồ Tư Duy Lặng Lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long ❤️️11 Mẫu
-
Sơ đồ Tư Duy Nhân Vật Anh Thanh Niên Archives - Lớp Văn Cô Thu
-
Sơ Đồ Tư Duy Anh Thanh Niên Trong "Lặng Lẽ ... - Quansulienminh
-
Top 9 Về Sơ đồ Tư Duy Anh Thanh Niên 2022
-
Sơ Đồ Tư Duy Anh Thanh Niên Lặng Lẽ Sa Pa Lớp 9 - Clevai
-
Cảm Nhận Nhân Vật Anh Thanh Niên Trong Lặng Lẽ Sa Pa | Văn Mẫu 9
-
Sơ đồ Tư Duy Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - OLP Tiếng Anh
-
Sơ đồ Tư Duy Lặng Lẽ Sa Pa - Thủ Thuật
-
Top 29 Về Sơ đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Anh Thanh Niên 2022
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Thể Hiện Vẻ đẹp Nhân Vật Anh Thanh Niên