Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 18 Ngắn Gọn Nhất - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
- SƠ ĐỒ TƯ DUY LỊCH SỬ 12
Để học tốt lịch sử 12, ngoài việc giải các câu hỏi trong sách giáo khoa lịch sử 12, các cần phải hệ thống lại kiến thức từng bài bằng các sơ đồ tư duy lịch sử 12. Top lời giải biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18:
Mục lục nội dung A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18 B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 18 I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổII. Cuộc chiến đấu ở các Đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dàiIII. Chiến dịch việt bắc năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diệnIV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18ĐÁP ÁNA. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18
1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18 chi tiết
B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 18
I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
1. Thực dân Pháp bội ước tiến công ta
-
Sau hiệp định sơ bộ và tạm ước năm 1946, Pháp gây chiến với ta…
-
Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…
-
Ngày 19/12/1946, chủ tịch hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
- Đường lối này được thể hiện trong các văn kiện:
-
Chỉ thị “ Toàn dân kháng chiến “ của Đảng ta ( 12-12-1946 )
-
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-12-1946 )
-
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của TBT Trường Chinh (9-1947)
- Nội dung: Đó là cuộc kháng chiến toàn dân ; toàn diện ; trường kỳ ; tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế .
-
Kháng chiến toàn dân : Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta ; từ quan điểm “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “của chủ nghĩa Mác – Lênin; từ tư tưởng“ chiến tranh nhân dân “ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh … Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh .
-
Kháng chiến toàn diện : Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện . cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự ,chínhtrị; kinh tế ,văn hoá ,giáo dục Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp . Đồng thời, ta vừa“ kháng chiến” vừa “ kiến quốc” , tức là xây dựng chế độ mới nên ta phải kháng chiến toàn diện .
-
Kháng chiến lâu dài: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch; địch mạnh hơn ta về nhiều mặt; ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa . Do đó; phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần; phát triển lực lượng của ta; tiến lến đánh bại kẻ thù .
-
Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế :
-
Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài; nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của quần chúng; sự giúp đở bên ngoài chỉ là sự hổ trợ thêm.
II. Cuộc chiến đấu ở các Đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16:
a. Lí do cuộc chiến đấu diễn ra đầu tiên ở các đô thị:
-
Đô thị là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của nước ta, Pháp thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” đã tấn công vào đô thị.
-
Ta thực hiện kháng chiến lâu dài nên phải ngăn cản chiến lược “đánh nhanh thắnh nhanh” của chúng, chặn chúng ngay ở điểm chúng bắt đầu tấn công ta.
-
Ngăn chặn chúng ở đô thị để di chuyển các cơ quan, người, của về chiến khu xây dựng thế trận lâu dài.
b. Cuộc chiến đấu
+ Ở Hà Nội, khoảng 20h ngày 19-12-1946 nhà máy điện Yên Phụ phá máy. Cuộc chiến đấu bắt đầu. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong 60 ngày đêm => Ngày 17 – 2 – 1947, quân ta rút khỏi Hà Nội.
+ Ý nghĩa:
-
Ghi vào lịch sử dân tộc những tấm gương tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cả dân tộc và thế giới khâm phục.
-
Bước đầu đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
+ Ở các đô thị khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, … quân dân ta bao vây tiến công tiêu diệt nhiều tên địch.
2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài:
+ Di chuyển các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc (Chiêm Hóa - Tuyên Quang là thủ đô của nước ta trong kháng chiến).
+ Xây dựng đẩy mạnh kháng chiến toàn diện:
-
Chính trị: Uỷ ban hành chính chuyển thành Uỷ ban kháng chiến hành chính. Thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
-
Kinh tế: Chính phủ đề ra chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất.
-
Quân sự: Quy định mọi người từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu.
-
Văn hóa: Phong trào bình dân học vụ được duy trì, phát triển. Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục giảng dạy và học tập.
III. Chiến dịch việt bắc năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
1. Chiến dịch việt bắc năm 1947
a. Cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc
-
Pháp tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh
-
Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12000 quân tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc
b. Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”
c. Diễn Biến:
-
Quân ta bao vây tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, buộc Pháp phải rút khỏi chợ Đồn ; chợ Rã ( cuối tháng 11-1947 )
-
Ở mặt trận hướng Đông, ta đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau (30/10/1947 ).
-
Ở hướng tây: ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Ngày 19-12-1947, Pháp phải rút khỏi việt Bắc.
d. Kết quả và ý nghĩa
-
Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô.
-
Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
-
Đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới
-
Buộc Pháp phải thay đổi chiến lược Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.
-
Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (SGK)
IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
a. Thuận lợi:
-
Tháng 10/1949, cách mạng trung Quốc thành công
-
Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
b. Khó khăn:
-
Tháng 5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve
-
Tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4
-
Lập hành lang Đông-Tây: Hải Phòng-Sơn La
-
Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
2. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
a. Chủ trương của Đảng và Chính phủ
Tháng 6 -1950, ta mở chiến dịch Biên giới nhằm:
-
Tiêu hao sinh lực địch.
-
Khai thông Biên giới Việt -Trung.
-
Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
b. Diễn biến
-
Mở đầu ta đánh Đông Khê (16-9-1950). Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.
-
Quân ta đánh nhiều nơi trên đường số 4, buộc Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí Thất Khê, Na Sầm…đường số 4 được giải phóng.
c. Kết quả, ý nghĩa
Kết quả:
-
Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên…
-
Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân…
-
Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ…
-
Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản
Ý nghĩa:
-
Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông
-
Bộ đội ta trưởng thành hơn
-
Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18
Câu 1: Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta là đại đoàn nào ?
-
Đại đoàn 307.
-
Đại đoàn 308.
-
Đại đoàn 316.
-
Đại đoàn 325.
Câu 2: Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tự hào ân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào ?
-
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 – 12 - 1946).
-
Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
-
Tác phẩm " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh.
-
A và B đúng.
Câu 3: Chiến dịch Việt Bắc kết thúc ngày nào?
-
17-12- 1947
-
18- 12- 1947
-
19- 12- 1947
-
20- 12- 1947
Câu 4: Các "đại đội độc lập", "trung đội vũ trang tuyên truyền" ra đời và hoạt động trong thời gian nào ?
-
Những năm 1947 - 1948.
-
Những năm 1948 - 1949.
-
Những năm 1947 - 1949.
-
Những năm 1948 -1950.
Câu 5: Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chứng ta muốn ... , chúng ta ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).
-
Độc lập, phải.
-
Tự do, đã.
-
Hoà bình, phải.
-
Thống nhất, đã.
Câu 6: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
-
Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
-
Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
-
Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện.
-
Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.
Câu 7: Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là:
-
Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La).
-
Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du.
-
Lập phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
-
Tất cả đều sai.
Câu 8: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
-
Trận đánh ở Cao Bằng.
-
Trận đánh ở Đông Khê.
-
Trận đánh ở Thất Khê.
-
Trận đánh ở Đình Lập.
Câu 9: Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là
-
Để vây hãm địch, đàm bảo cho việc chuyền quân của ta.
-
Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.
-
Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.
-
A và B đúng.
Câu 10: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?
-
Từ ngày 7 - 11 đến 19 - 12 - 1947.
-
Từ ngày 7 - 10 đến 19 - 12 - 1947,
-
Từ ngày 7 - 10 đến 20 - 12 - 1947.
-
Từ ngày 16 - 8 đến 19 – 12 - 1947.
Câu 11: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là:
-
Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
-
Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.
-
Giải phóng dải biên giới Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
-
Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân
Câu 12: Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì?
-
Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta.
-
Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
-
Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.
-
Câu A và B đúng.
Câu 13: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đa quy định đô tuổi được tham gia tuyển chọn vào các lực lượng chiến đấu (chống Pháp) là bao nhiêu ?
-
18 tuổi dến 25 tuổi.
-
17 tuổi đến 35 tuổi.
-
18 tuổi đến 35 tuổi.
-
18 tuổi dến 45 tuổi.
Câu 14: Trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, thành phố nào đã kìm được chân địch lâu nhất?
-
Hà Nội.
-
Nam Định.
-
Huế.
-
Đà Nẵng.
Câu 15: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam?
-
Liên Xô
-
Trung Quốc
-
Lào
-
Cam-pu-chia
Câu 16: Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?
-
Tháng 5 - 1950
-
Tháng 6 - 1950
-
Tháng 7 - 1950
-
Tháng 8 - 1950
Câu 17: Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tấn công ta?
-
Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tấn công các cơ sở cách mạng
-
Ở Bắc Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
-
Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.
-
Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng.
Câu 18: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Trường Chinh.
-
Phạm Văn Đồng.
-
Võ Nguyên Giáp.
Câu 19: Thực dân Pháp huy động 12000 quân tỉnh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:
-
Bắc Cạn.
-
Lạng Sơn.
-
Cao Bằng
-
Việt Bắc.
Câu 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào?
-
Ngày 18 - 12 - 1946.
-
Đêm 19 - 12 - 1946.
-
Đêm 20 - 12 - 1946.
-
Ngày 22 - 12 - 1946.
Câu 21: Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là chiến dịch thực dân Pháp chủ động đánh ta để thực hiện âm mưu tấn công lên Việt Bắc lần hai, đúng hay sai?
-
Đúng.
-
Sai.
Câu 22: Vì sao Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?
-
Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến Của ta, khoá chặt biên giới Việt Trung.
-
Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.
-
Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh.
-
A, B, C đều đúng.
Câu 23: Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?
-
Kháng chiến toàn diện.
-
Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
-
Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
-
Toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính.
Câu 24: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
-
Hội nghị Ở Phông-ten-blô không thành công.
-
Pháp đánh chiếm Hải phòng (27 - 1 - 1946); Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội (17 – 12- 1946); Pháp gửi tối hậu thư (18- 12- 1946).
-
Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
-
Tất cả đều đúng
Câu 25: Địch tấn công lên Việt Bắc vào ngày nào?
-
7- 10- 1947
-
8-10- 1947
-
9- 10- 1947
-
10 – 10- 1947
Câu 26: Nguyên tắc cải cách giáo dục được đưa ra năm 1950 là gì ?
-
Khoa học.
-
Dân tộc.
-
Đại chúng.
-
Tất cả các ý trên.
Câu 27: Thực dân Pháp gọi đường nào là "con dường chết" ?
-
Đường số 3.
-
Đường số 4.
-
Đường quốc lộ 1 (đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn).
-
Đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng.
Câu 28: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. ta đã bắn cháy bao nhiêu máy bay địch ?
-
11.
-
16.
-
21.
-
9 .
Câu 29: Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong đó quan trọng nhất là mặt trận nào?
-
Quân sự.
-
Chính trị.
-
Kinh tế.
-
Ngoại giao.
Câu 30: Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?
-
Năm 1948.
-
Năm 1949.
-
Năm 1950.
-
Năm 1951
ĐÁP ÁN
1 | B | 11 | A | 21 | A |
2 | A | 12 | D | 22 | D |
3 | C | 13 | D | 23 | D |
4 | B | 14 | A | 24 | B |
5 | C | 15 | B | 25 | A |
6 | C | 16 | C | 26 | D |
7 | A | 17 | D | 27 | B |
8 | B | 18 | B | 28 | B |
9 | C | 19 | D | 29 | A |
10 | B | 20 | B | 30 | C |
Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 18 đã được chúng tôi biên soạn bằng sơ đồ tư duy với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này.
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 10/09/2022 Tải vềCâu hỏi thường gặp
Đánh giá độ hữu ích của bài viết
😓 Thất vọng🙁 Không hữu ích😐 Bình thường🙂 Hữu ích🤩 Rất hữu ích- Bộ 100 Đề thi Giữa kì, Cuối kì các Môn học mới nhất.
- Tuyển tập các khóa học hay nhất tại Toploigiai.
Xem thêm các bài cùng chuyên mục
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 19
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 20
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 21
Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất
Email: [email protected]
SĐT: 0902 062 026
Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hỏi đáp
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
CÔNG TY TNHH TOP EDU
Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Tham Gia Nhóm Đặt câu hỏiTừ khóa » Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử Lớp 12 Bài 18
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 18 Và Bài Tập Trắc Nghiệm (Có đáp án ...
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 18 Lịch Sử 12: Những Năm đầu Của Cuộc Kháng ...
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 18: Những Năm đầu Của Cuộc Kháng ...
-
Sơ đồ Tư Duy Sinh Học 12 Bài 18 - 123doc
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử Lớp 12 Kèm Trắc Nghiệm Có đáp án
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 18 Lịch Sử 8 - TopList #Tag - Cùng Hỏi Đáp
-
Top 9 Sơ đồ Tư Duy Bài 18 Lịch Sử 7 2022
-
Top 29 Sơ đồ Tư Duy địa 12 Bài 17 2022
-
Tổng Hợp 15 Sơ Đồ Tư Duy Bài 18 Sinh Học 12 Bài 18 Ngắn Gọn ...
-
Lịch Sử 12 Bài 18: Những Năm đầu Của Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc ...
-
Lịch Sử Lớp 12 Bài 18? - Tạo Website