Sơ đồ Tư Duy Mĩ Thuật Thời Nguyễn Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt lý thuyết Sơ đồ tư duy mỹ thuật thời Trần chi tiết nhất. Hướng dẫn cách vẽ Sơ đồ tư duy mỹ thuật thời Trần đẹp nhất.
Nội dung chính Show- Sơ đồ tư duy mỹ thuật thời Trần
- 1. Vài nét về mỹ thuật thời Trần
- 2. Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
- Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 9 Bài 1
- Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 1
Sơ đồ tư duy mỹ thuật thời Trần
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về mỹ thuật thời Trần nhé:
Mỹ thuật thời nhà Trần thực tế là sự nối tiếp và phát triển mỹ thuật thời nhà Lý nhưng cách tạo hình lại khoáng đạt và khỏe khoắn hơn. Yếu tố mà đã tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hoá rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (Trung Quốc).
1. Vài nét về mỹ thuật thời Trần
a. Kiến trúc:
+ Kiến trúc cung đình: tu bổ kinh thành Thăng Long, xây dựng cung điện Thiên Trường ( Tức Mặc - Nam Định), xây các khu lăng mộ nổi tiếng như lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ), khu lăng mô An Sinh ( Quảng Ninh ).Nhà Trần cho tu bổ lại Kinh Thành Thăng Long và xây dựng khu cung điện Thiên Trường(Tức Mặc, Nam Định- quê hương các vua trần).
+ Kiến trúc phật giáo: xây dựng nhiều chùa, tháp như các chùa núi Yên Tử, chùa Bối Khê, tháp chùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn…
b. Điêu khắc và trang trí
- Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn liền với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng sấu, tượng rồng. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú vừa mang tính chất trang trí cho lăng mộ vừa là người canh gác, hậu cần giữ cho trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm…thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được lại tập trung ở các khu lăng mộ là chính.
-Trong số những tác phẩm điêu khắc còn lại của thời Trần có rất nhiều tượng đá. Tượng Phật thì hầu như chưa tìm được tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê (1382)…
-Theo nhiều nhà nghiên cứu mĩ thuật thì những bệ đá hoa sen có thể là bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa. Bệ đá hoa sen thường được thể hiện là một khối chữ nhật, phần trên cùng chạm hai lớp cánh sen, phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình bốn con chim thần. Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa, lá… Dưới cùng là bế đệ
-Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gần gũi với đời sống người dân như con trâu, con chó… bên cạnh những đề tài chính thống khác như tứ linh… Mặc dù vậy ngay cả trong những pho tượng thể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét dân gian, chất hiện thực sinh động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ. Trên các pho tượng thời Trần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý.
-Các tác phẩm chạm khắc, trang trí vẫn thể hiện những đề tài quen thuộc như : rồng, mây, sông nước, hoa lá… Tuy vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê, ngọc báu… Hình tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người, nửa chim rất phong phú và sinh động. Hình tượng này gặp nhiều trong các trang trí ở chùa Lạc Thái – Hải Hưng. Mật độ các hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt sự đều đặn và phóng khoáng hơn. ở một số nơi còn trang trí các đề tài mang đậm chất dân gian như tác phẩm: " Dê, hoa, lá" ở bệ tượng phật chùa Bối Khê (1382) – Hà Tây.
-Hình tượng rồng mặc dù về cơ bản vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồng thời Lý song trong cách thể hiện lại có nhiều sự thay đổi. Các uốn khúc không còn đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực cho con rồng thời Trần. Những nét mềm mại trong con rồng thời Lý bớt đi nhiều, thay vào đó là nét mập mạp, khẻo khoắn và cứng cáp hơn. Một vài chi tiết như chân, đầu móng rõ ràng khúc chiết hơn.
-Có thể so sánh ở nhiều tác phẩm, nhiều thể loại nghệ thuật để thấy rõ sự thay đổi trong phong cách sáng tạo của thời Trần dựa trên những cơ sở tinh hoa nghệ thuật được tiếp thu của thời Lý. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ trong mỹ thuật thời Trần
c. Đồ gốm:
-Gốm thời nhà Trần có xương dày, thô và nặng hơn so với gốm thời nhà Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó, đã nói lên tính phóng khoáng của nghệ nhân làm gốm thời nhà Trần.Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với thời nhà Lý. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng.
-Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý đĩa lớn vẽ cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốm men độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim phượng và hoa lá.
2. Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
- Mang vẽ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, long tự hào, tự tôn của dân tộc.
- Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.
- Tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung làm giàu cho nền nghệ thuật dân tộc.
Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 1: TTMT - Sơ lược về mĩ thuật nhà Nguyễn (1802-1845) trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 9.
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Mục tiêu cần đạt được của Bài 1
- Học sinh hiểu biết được một số kiến thức sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của học sinh.
- Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống dân tộc, biết trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử - văn hoá quê hương.
Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 9 Bài 1
Em hãy nêu một vài nét về bối cảnh lịch sử thời Lê?
- Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Lê đã xây dựng một nhà nớc phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách tích cực, tiến bộ.
- Tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và văn hoá Trung Hoa, nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt đỉnh cao, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đã làm gì?
(Thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền, chấm dứt nạn cát cứ, nội chiến).
- Đề cao tư tưởng Nho giáo và tiến hành cải cách một số nông nghiệp như: Khai hoang lập đồn điền.... nhưng do ít giao thiệp với bên ngoài => Phát triển chậm => Nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp.
⇒ Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng và phong phú, còn để lai cho kho tàng văn hoá dân tộc một số lượng công trình và tác phẩm đáng kể.
Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào? Có những thành tựu gì?
(Đa dạng, phong phú, nhiều công trình kiến trúc quy mô lớn).
1. Kiến trúc: Kinh đô Huế.
- Nhà Nguyễn rời kinh đô vào Huế và xây dựng kinh đô mới, vì thế kiểu kiến trúc cung đình ở Huế là tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn.
- Kinh thành Huế nằm ở bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó.
- Thành có 10 cửa để ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng Thành. Cửa chính vào Hoàng Thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ Thái Dịch, ven hồ có hàng cây dại. Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ, là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
* Lăng tẩm
- Là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xây dựng theo sở thích của các vị vua.
- Có những lăng tẩm lớn như: Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức...
* Khuynh hướng kiến trúc cung đình là gì
(Là hướng tới những công trình có quy mô mang tính quy phạm gắn với tư tưởng chính thống (Nho giáo) cách thể hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ).
=> Yếu tố thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng đã tạo nên nét đặc trưng riêng của kiến trúc kinh thành Huế.
- Cố đô Huế được UNESCO công nhận là : "Di sản văn hoá thế giới".
2. Điêu khắc
+ Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng rất cao (những con nghê, cửu đỉnh đúc bằng đồng; chạm khắc trên cột đá ở lăng Trần Khải Định; tượng người và các con vật như: Voi, ngựa bằng chất liệu đá hoặc xi măng..).
+ Ngoài ra, điêu khắc phật giáo tiếp tục phát huy truyền thống của khuynh hướng dân gian làng xã. Đó là các pho tượng tiêu biểu như tượng Hộ Pháp với kích thước lớn, tượng thánh Mẫu chùa Trăm Gian (Hà Tây), tượng Tuyết Sơn chùa Tây Phương (Hà Tây), tượng Tam Thế (Bắc Ninh).
3. Đồ hoạ, hội hoạ
+ Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh có nội dung và hình thức ổn định. Tranh dân gian là sản phẩm của trí tuệ tập thể qua nhiều thế hệ nên không chỉ đáp ứng được nhu cầu về tinh thần, tâm linh và thẩm mĩ của nhân dân lao động mà còn chứa đựng những nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống hàng ngày.
+ Bộ tranh "Bách khoa thư văn hoá văn hoá vật chất của Việt Nam" là một tập hợp hơn 4000 bức vẽ, miêu tả khá đầy đủ, chi tiết về các sinh hoạt xã hội ở các vùng đồng bằng miền Bắc Việt Nam, các ngành nghề và đồ dùng gia đình, dụng cụ lao động thường được dùng củangười dân thời kì đó.
- Về hội hoạ:
+ Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX nằm trong một quá trình chuyển biến và phân hoá quan trọng. Sự giao tiếp với phương Tây và ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã tạo nên một nền nghệ thuật đa dạng, song nghệ thuật cổ điển vẫn được bảo lưu.
+ Về hội hoạ chưa có thành tựu gì đáng kể, hiện còn một số tranh vẽ trên tường ở các chùa hay tranh vẽ trên kính ở kinh đô Huế. Gii đoạn này có một hoạ sĩ duy nhất của Việt Nam được đào tạo tại Pháp là Lê Văn Miến
(Lê Huy Miến) ông còn để lại một vài tác phẩm sơn dầu với lối vẽ kĩ, tỷ mỉ theo xu hướng hiện thực.
+ Sau đó việc thành lập trường phái mĩ thuật Đông Dương (1925) các hoạ sĩ Việt Nam đã tiếp thu kiến thức hội hoạ phương Tây, song đã biết chắt lọc, gạt bỏ những yếu tố lai căng, pha tạp để tạo nên một phong cách hội hạo hiện đại mang bản sắc dân tộc.
Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 9 Bài 1
Câu 1
Hãy nêu 1 số nét về bối cảnh lịch sử của thời Nguyễn.
Trả lời:
- Chọn Huế là kinh đô, thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền, chấm dứt nạn cát cứ, nội chiến.
- Đề cao tư tưởng Nho giáo.
- Tiến hành 1 số cải cách nông nghiệp: khai hoang, lập đồn điền..
- Chính sách " bế quan tỏa cảng" làm cho đất nước chậm phát triển nên đã dẫn đến mất nước rơi vào tay thực dân Pháp.
Câu 2
Nêu 1 số nét về kiến trúc kinh đô Huế. Em biết gì thêm về kiến trúc kinh đô Huế ?
Trả lời:
- Kinh thành Huế được xây dựng bên bờ bắc Sông Hương và có diện tích là 520ha. Kinh thành Huế được xây dựng theo ba lớp thành bao bọc nhau đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
+ Kinh Thành là nơi ở của dân chúng và được bao bọc bởi hệ thống tường thành có chu vi là 10.571m và bề dày trung bình là 21.50m. Ngoài ra chúng còn bao gồm nhiều hệ thống pháo đài, phảm pháo, hào, thành gai, tường bắn, giác bảo,... Xung quanh kinh thành có tới 10 cửa chính được đặt tên theo phương hướng từ trung tâm thành nội nhìn ra đó là: Cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Chính Tây, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông, cửa Đông Bắc. Tuy nhiên người dân địa phương lại gọi những cửa này bằng những cái tên nôm na và giản dị hơn như: cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, cửa Hậu,...
+ Hoàng Thành là vòng thứ hai ở bên trong kinh thành Huế, nơi đây có tác dụng bảo vệ những cung điện quan trọng của triều đình, miếu thờ tổ tiên và Tử Cấm Thành. Hoàng thành được thiết kế mặt bằng gần hình vuông và có 4 cửa để ra vào đó là cửa Ngọ Môn, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cửa Hòa Bình. Trong Hoàng Thành có tới hơn 100 công trình kiến trúc như: Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Điện Phụng Tiên,Điện Thái Hòa...
+ Tử Cấm Thành là nơi sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia. Tử Cấm Thành là một khu vực có hình chữ nhật, chu vi là 1.229,36m. Tử Cấm Thành có tới 7 cửa và bên trong có hàng chục những công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Vào năm 1945 Tử Cấm Thành bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc bị san phẳng.
- Vào ngày 12/5/1998, quần thể di tích Cố Đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Câu 3
Nêu 1 số đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc, đồ họa và hội họa thời Nguyễn.
Trả lời:
- Điêu khắc mang tính tượng trưng cao đặc biệt là hình tượng con Nghê. Đồ họa, hội họa đã phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tôc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật Châu Âu.
Câu 4
Sưu tầm tranh ảnh về kinh đô Huế.
Cố đô Huế
Điện Thái Hoà
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 1: TTMT - Sơ lược về mĩ thuật nhà Nguyễn (1802-1845) trong SGK Mĩ thuật lớp 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Sơ Lược Về Mĩ Thuật Thời Trần
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Sơ Lược Mĩ Thuật Việt Nam Thời Trần Câu Hỏi 1097423
-
Sơ đồ Tư Duy Mỹ Thuật Thời Trần Chi Tiết - TopLoigiai
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Sơ Lược Mĩ Thuật Việt Nam Thời Trần - Mỹ Thuật Lớp 7
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy đơn Giản - Mĩ Thuật Thời Trần ( MT7) - YouTube
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Mĩ Thuật VN Thời Trần - Hoc24
-
Sơ Đồ Tư Duy Về Mĩ Thuật Thời Trần - Việt Nam Overnight
-
Sơ đồ Tư Duy Về Mĩ Thuật Thời Trần - Cung Cấp
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Mỹ Thuật Thời Trần - Cung Cấp
-
Sơ Đồ Tư Duy Về Mĩ Thuật Thời Trần - American-.vn
-
ĐÔI NÉT VỀ MỸ THUẬT THỜI TRẦN - SƠ ĐỒ TƯ DUY
-
Top 20 Vẽ Sơ đồ Tư Duy Mĩ Thuật 8 Thời Lê Hay Nhất 2022 - Skin Fresh
-
Bai : So Do Tu Duy Mi Thuat - Tài Liệu Text - 123doc