Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập ❤️️10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Có thể bạn quan tâm
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập ❤️️ 21+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Trọn Bộ Mẫu Sơ Đồ Hệ Thống Hoá Kiến Thức Tác Phẩm Văn Học Được SCR.VN Chọn Lọc.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Giới Thiệu Tác Giả Tác Phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập
- Tóm Tắt Nội Dung Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
- Dàn Ý Phân Tích Tác Phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập
- Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Tuyên Ngôn Độc Lập
- Hướng Dẫn Vẽ Sơ Đồ Tuyên Ngôn Độc Lập
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Tác Giả – Mẫu 1
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Tác Phẩm – Mẫu 2
- Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hay – Mẫu 3
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Ngắn Gọn – Mẫu 4
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Chi Tiết – Mẫu 5
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Đầy Đủ – Mẫu 6
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Đẹp – Mẫu 7
- Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Lớp 12 – Mẫu 8
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Đoạn 1 – Mẫu 9
- Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Phần 2 – Mẫu 10
- Bài Văn Mẫu Phân Tích Tuyên Ngôn Độc Lập
- Tổng Kết Kiến Thức Bài Tuyên Ngôn Độc Lập
Giới Thiệu Tác Giả Tác Phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập
Tuyên ngôn độc lập là một trong những văn bản có giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Tham khảo những thông tin giới thiệu tác giả tác phẩm Tuyên ngôn độc lập dưới đây.
Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.
“Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước nguy vong: chính quyền cách mạng còn non trẻ hải đương đầu với bao khó khăn chồng chất. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
“Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh, Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Tóm Tắt Tuyên Ngôn Độc Lập 🌟 17 Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Hay
Tóm Tắt Nội Dung Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Tham khảo bài tóm tắt nội dung bản Tuyên ngôn độc lập sẽ giúp bạn nắm được những ý chính của tác phẩm.
“Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách. Nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp.
“Tuyên ngôn Độc lập” đã tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân. Mở đầu là nội dung trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp nhằm khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.
Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn không gì khác ngoài tội ác của bọn thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Bác đã vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, giáng đòn phủ đầu về phía chúng. Tội ác của bọn thực dân được vạch trần trên các khía cạnh : chính trị-văn hóa, kinh tế.
Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó, bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến những thông điệp quan trọng. Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam. Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Cuối cùng là lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc. Tuyên bố về quyền độc lập của dân tộc. Tuyên bố về sự thật là nước Việt Nam đã giành được độc lập. Tuyên bố về ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc bằng mọi giá.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bác Hồ 💧 15 Bài Thuyết Minh Hồ Chí Minh Hay
Dàn Ý Phân Tích Tác Phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập
Dàn ý phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương.
- Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
1.Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập:
-Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
- Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người … quyền mưu cầu hạnh phúc”
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do … bình đẳng về quyền lợi.”
-Ý nghĩa:
- Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.
- Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
- Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
- Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.
2.Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập
-Tội ác của thực dân Pháp
- Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.
- Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, …
- Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, …
- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.
-Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:
- Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật
- Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
3.Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do … ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.
- Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.
III. Kết bài
- Nêu khái quát về giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.
- Đánh giá chung về giá trị nội dung (giá trị văn học, giá trị lịch sử) của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Tuyên Ngôn Độc Lập
Cách vẽ sơ đồ tư duy về Tuyên ngôn độc lập theo bố cục văn bản sẽ là phương pháp đơn giản nhất với những nội dung trọng tâm, tham khảo dưới đây:
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam. Tác phẩm đã khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc. Đó là lời trịnh trọng tuyên bố độc lập “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc, tự do đó. Để lập sơ đồ tư duy cho tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, cần dựa vào bố cục văn bản được chia làm 3 phần:
-Phần 1: (từ đầu đến không chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa
-Phần 2: (tiếp đến phải được độc lập): vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp
-Phần 3: (còn lại) lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta
Hướng Dẫn Vẽ Sơ Đồ Tuyên Ngôn Độc Lập
Tham khảo dưới đây để nắm được cụ thể hơn hướng dẫn vẽ sơ đồ Tuyên ngôn độc lập.
– Để vẽ sơ đồ tư duy của bài đầu tiên bạn cần chọn loại sơ đồ ví dụ như: sơ đồ cây, sơ đồ nhánh,..
– Tìm các ý chính của bài: tác giả, tác phẩm, nghệ thuật đặc trưng,..
– Các ý phụ: nội dung của bài văn, gồm 3 phần:
- Cơ sở pháp lý và chính nghĩa
- Vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp
- Lời tuyên bố độc lập
Mời bạn tham khảo 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Chí Phèo 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Tác Giả – Mẫu 1
Mẫu sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập tác giả dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng khi tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà 🌼 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Tác Phẩm – Mẫu 2
Dưới đây là sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập tác phẩm giúp các em học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm của văn bản.
Gửi đến bạn 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Người Trong Bao 🍃 5 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hay – Mẫu 3
Tham khảo dưới đây mẫu vẽ sơ đồ tư duy bản Tuyên ngôn độc lập hay giúp bạn hệ thống hoá kiến thức.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Thuốc 🍀 15 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Ngắn Gọn – Mẫu 4
Với sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn, các em học sinh có thể ôn tập tác phẩm dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tham khảo văn mẫu 🍃 Tóm Tắt Đại Cáo Bình Ngô 🍃 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Chi Tiết – Mẫu 5
Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc 💧 8 Mẫu Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Đầy Đủ – Mẫu 6
Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập đầy đủ sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức và nội dung tác phẩm.
Tiếp theo đón đọc 💕 Tóm Tắt Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 💕 15 Mẫu Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Đẹp – Mẫu 7
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập đẹp dưới đây với cách trình bày rõ ràng và khoa học.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Tóm Tắt Số Phận Con Người 🔥 13 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Lớp 12 – Mẫu 8
Để vẽ sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập lớp 12, các em học sinh có thể tham khảo sơ đồ mẫu dưới đây:
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tóm Tắt Tây Tiến 🌹 12 Bài Tóm Tắt Ngắn Gọn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Đoạn 1 – Mẫu 9
Tham khảo sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập đoạn 1 dưới đây với những nội dung tóm tắt ngắn gọn nhất.
Khám phá thêm 🌜 Tóm Tắt Ông Già Và Biển Cả 🌜 14 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Phần 2 – Mẫu 10
Mẫu sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập phần 2 sẽ giúp các em học sinh tham khảo những kiến thức trọng tâm được tóm lược súc tích.
Giới thiệu 💕 Tóm Tắt Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình 💕 12 Mẫu Hay
Bài Văn Mẫu Phân Tích Tuyên Ngôn Độc Lập
Đón đọc dưới đây bài văn mẫu phân tích Tuyên ngôn độc lập được chọn lọc và chia sẻ dành cho các em học sinh.
Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc, trong đó Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lý, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi”.
Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lý chung dù chân lý ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ – những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lý, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng.
Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.
Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khái quát tội ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mặt nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”.
Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.
Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập.
Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm” chỉ một kẻ thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập luận đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.
Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”.
Tác giả cũng không bỏ sót những tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chúng bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá”, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơi lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.
Tác giả biểu dương sức mạnh dân tộc trong công cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng… chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có chín chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bằng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”. Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”
Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độc lập. Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh.
Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lịch sử. Nó là bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên Độc lập tự do.
Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Rừng Xà Nu 🌟 16 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Hay
Tổng Kết Kiến Thức Bài Tuyên Ngôn Độc Lập
Nội dung tổng kết kiến thức bài Tuyên ngôn độc lập sẽ rút ra những nét đặc sắc nhất trong giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung:
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đồng thời cũng là một áng văn chương bất hủ của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ
- Lí lẽ đanh thép
- Ngôn ngữ hùng hồn
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hợp lý…
Đón đọc tuyển tập 🍀 Tóm Tắt Vợ Nhặt 🍀 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Hay
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Về Bản Tuyên Ngôn độc Lập
-
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Lớp 12 || Clevai Math
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn độc Lập - Tác Phẩm, Ngữ Văn Lớp 12
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn độc Lập - Hồ Chí Minh
-
Tổng Hợp Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập Dễ Nhớ, Ngắn Gọn
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Tuyên Ngôn độc Lập (năm 2022) Dễ Nhớ - Ngữ Văn ...
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập
-
Sơ Đồ Tư Duy Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Và Phân Tích - Kiến Guru
-
Sơ đồ Tư Duy Bài Tuyên Ngôn độc Lập - Chia Sẻ Kiến Thức Mỗi Ngày
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn độc Lập Ngắn Gọn Dễ Hiểu - Hocvan12
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập - Du Học Mỹ Âu
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn độc Lập – Tác Phẩm – Ngữ Văn 12
-
Sơ đồ Tư Duy Tuyên Ngôn độc Lập – Tác Phẩm - Đọc Thú Vị