Sơ đồ Tư Duy Vật Lý 6 Chương Nhiệt Học Dễ Hiểu Và Dễ Nhớ - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Giáo dục
  4. Kiến thức cơ bản
Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học dễ hiểu và dễ nhớ Kiến thức cơ bản Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học dễ hiểu và dễ nhớ Alice Nguyen Alice Nguyen

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học bao gồm những phần kiến thức nào? Các em học sinh có thể dễ dàng biết được khối lượng kiến thức chương nhiệt học cần học, tuy nhiên không ít bạn còn khó khăn trong việc tóm lược lại kiến thức và làm cách nào để nhớ chúng một cách hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em tổng kết lại toàn bộ kiến thức chương và cách vẽ sơ đồ tư duy chương nhiệt học. Tham khảo bài viết ngay nào !

Monkey Math Monkey Junior Lộ trình học tiếng Anh toàn diện Giá chỉ từ 799.000 VNĐ 1.359.000 VNĐ discount Save 41% Xem đặc điểm nổi bật Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Xem chi tiết Monkey Math Monkey Stories Kho truyện tương tác Giá chỉ từ 699.000 VNĐ 1.199.000 VNĐ discount Save 42% Xem đặc điểm nổi bật Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Xem chi tiết Monkey Math Monkey Math Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh Giá chỉ từ 499.000 VNĐ 832.000 VNĐ discount Save 40% Xem đặc điểm nổi bật Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Xem chi tiết Monkey Math VMonkey Truyện tiếng Việt Giá chỉ từ 399.000 VNĐ 665.000 VNĐ discount Save 40% Xem đặc điểm nổi bật Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Xem chi tiết

Tổng kết kiến thức vật lý 6 chương nhiệt học cần nhớ

Trước khi vẽ sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học, chúng ta sẽ khái quát lại toàn bộ kiến thức một lần. Để từ đó có chắt lọc lại kiến thức cần nhớ cho vào mindmap vật lý chương này. Tại đây có 8 bài học chính nằm trong chương II.

Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Ôn tập sự nở vì nhiệt của chất rắn. (Ảnh: Monkey)

Chất rắn khi gặp nhiệt độ có hiện tượng gì? Cùng ôn lại kiến thức về tính chất nở vì nhiệt của chất rắn theo bảng tóm tắt thông tin dưới đây

Xem thêm: Vật lý 6: Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn (+ giải đáp bài tập dễ hiểu)

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Hiện tượng nở ra của chất rắn gặp trong đời sống

Tháp epphen ở Pháp tạo bởi thép (chất rắn), vào mùa hè tháp giãn nở vì nhiệt nên độ cao của nó tăng thêm

Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn

Các chất rắn nở ra khi gặp nhiệt độ cao và co lại khi gặp nhiệt độ giảm

Các chất rắn khác nhau có độ nở vì nhiệt khác nhau.

Ví dụ khi nhiệt độ tăng thì độ tăng thể tích của các chất rắn dưới đây là khác nhau

  • Nhôm: 3,54 cm3

  • Đồng: 3,55 cm3

  • Sắt: 1,80 cm3

Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn

  • Ứng dụng trong chế tạo băng kép

  • Làm khâu dao, khâu liềm

  • Trên đường ray xe lửa, giữa các thanh ray thường để hở 1 khe nhỏ. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể nở dài ra.

Câu hỏi vận dụng

Vì sao khoảng cách giữa các viên gạch được lát bên ngoài trời có khoảng cách lớn hơn so với khoảng cách các viên gạch lát bên trong nhà?

(Đáp án: Vì nhiệt độ thời tiết ngoài trời khi tăng lên dẫn đến sự giãn nở giữa các viên gạch.)

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Ôn tập sự nở vì nhiệt của chất lỏng. (Ảnh: Monkey)

Cũng giống như chất rắn, khi nhiệt độ xung quanh thay đổi thì chất lỏng cũng có những biến đổi nhất định. Hãy cùng tóm lại kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng theo bảng dưới đây. Ngoài ra bạn có thể xem thêm: Lý thuyết vật lý 6 bài 19 sự nở vì nhiệt của chất lỏng (Giải bài tập dễ hiểu)

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Hiện tượng nở ra của chất lỏng gặp trong đời sống

Khi ta đun nước, đổ đầy nước vào ấm thì khi nhiệt độ tăng sẽ làm nước tràn ra.

Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Chất lỏng nở ra khi nóng lên: Khi nhiệt độ xung quanh tăng lên, chất lỏng có hiện tượng nở ra. Tùy thuộc vào mức nhiệt độ mà chất lỏng nở ra nhiều hay ít

Chất lỏng co lại khi lạnh đi: Khi nhiệt độ giảm, chất lỏng bắt đầu co lại. Mức độ co lại nhiều hay ít tùy thuộc vào độ giảm của nhiệt độ

Các chất lỏng khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau

Ví dụ khi nhiệt độ tăng, độ tăng thể tích của một số chất lỏng như sau

  • Rượu: 58 cm3

  • Dầu hỏa: 55 cm3

  • Thủy ngân: 9 cm3

Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng

  • Sản xuất chai nước ngọt người ta chỉ để vơi chai, không đổ đầy vì khi gặp nhiệt độ cao chai có thể vỡ ra

  • Đun ấm nước để vơi ấm nếu không khi nước sôi dễ bị tràn nước ra ngoài

  • Ứng dụng làm nhiệt kế đo nhiệt độ

Câu hỏi vận dụng

Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

(Đáp án: khi đun nóng một lượng chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng)

Sự nở vì nhiệt của chất khí

Ôn tập sự nở vì nhiệt của chất khí. (Ảnh: Monkey)

Cuối cùng ta cùng xem sự nở vì nhiệt của chất khí có đặc điểm gì? Bảng dưới đây là tóm lược lại kiến thức cần nhớ. Đối với chất khí, hãy xem bài học chi tiết hơn tại Sự nở vì nhiệt của chất khí vật lý 6: Giải thích lý thuyết và bài tập thực hành

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Hiện tượng nở ra của chất khí gặp trong đời sống

Đun nước sôi, nước chuyển thành thể khí. Nhiệt độ sôi tăng thì ta thấy càng nhiều khí thoát ra ngoài

Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất khí

Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau

Ví dụ: Khi nhiệt độ tăng thêm thì độ tăng thể tích của không khí, hơi nước, ô-xi đều là 183 cm3

Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí

  • Bơm xe đạp tránh bơm quá căng vì khi gặp trời nóng dễ gây nổ lốp

  • Nhúng quả bóng nhựa bị bóp méo vào nước ấm thì quả bóng sẽ tự phồng lên

  • Khinh khí cầu chứa khí nóng bên trong nên có thể bay lên được

Câu hỏi vận dụng

Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

(Đáp án: Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra)

So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí

Sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí có sự giống và khác nhau.

Giống nhau: Ba chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

Khác nhau:

Chất rắn

Chất lỏng

Chất khí

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất lỏng khác nhau cũng nở vì nhiệt khác nhau

Tuy nhiên các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí

Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn

Nhiệt kế - thang nhiệt độ

Ôn tập nhiệt kế - thang nhiệt độ. (Ảnh: Monkey)

Trong sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học cũng bao gồm phần kiến thức quan trọng dưới đây: Nhiệt kế & thang nhiệt độ. Dưới đây là toàn bộ kiến thức cần nhớ.

Nhiệt kế là gì

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Định nghĩa nhiệt kế

Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Từ nhiệt kế bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “nhiệt” có nghĩa là nhiệt độ, “kế” nghĩa là đo lường.

Công dụng của nhiệt kế

Công dụng chính của nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như

  • Đo nhiệt độ cơ thể khi kiểm tra sức khỏe

  • Đo kiểm tra thực phẩm

  • Sử dụng nhiệt kế đo trong các phòng thí nghiệm

  • Nhiệt kế trong các dụng cụ máy lạnh, tủ lạnh, điều hòa…

  • Nhiệt kế dùng để đo khí hậu ngoài trời

Cấu tạo của nhiệt kế

Hầu hết các nhiệt kế gồm hai bộ phận chính

  • Phần cảm biến nhiệt độ

  • Phần hiển thị kết quả - Có bảng chia độ hiển thị giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế

Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất: Nóng thì nở ra, lạnh thì co vào

Các loại nhiệt kế

  • Nhiệt kế rượu: Có thể thay thế cho nhiệt kế thủy ngân và cũng có chức năng tương tự như là đo nhiệt độ nước, môi trường, khí quyển,... Nhiệt kế rượu đo được nhiệt độ thấp

  • Nhiệt kế thủy ngân: Có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi

  • Nhiệt kế điện tử: Gồm phần cảm biến, LCD và nút mở tắt nguồn. Nhiệt kế đo chính xác, an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra còn nhiều loại nhiệt kế khác như: Nhiệt kế điện, nhiệt kế kim loại, các loại nhiệt kế chuyên dụng khác…

Thang nhiệt độ

Thang nhiệt độ là gì?

Thang đo nhiệt độ được sử dụng bởi Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) là thang đo Celsius. Thang đo này được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển, Anders Celsius.

Ngoài ra, tùy vào quy ước ta có 3 loại thang nhiệt độ khác nhau theo bảng dưới đây

Thang nhiệt độ Xenxiut

Thang nhiệt độ Farenhai

Thang nhiệt độ Kenvin

Đơn vị

°C (độ C)

°F (độ F)

°K (độ K)

Quy ước

  • Nhiệt độ nước đá đang tan là °C

  • Nhiệt độ nước đang sôi là 100 °C

  • Nhiệt độ nước đá đang tan là 32°F

  • Nhiệt độ nước đang sôi là 212°F.

  • Nhiệt độ 0°C tương ứng với 273°K

  • 100°C tương ứng với 373°K

Công thức cần nhớ

  • 1°C = 1,8°F

  • °C = (°F - 32°F)/1,8°F

  • 1°C = 274°K

°F = °C x 1,8°F + 32°F

Sự nóng chảy và sự đông đặc

Ôn tập sự nóng chảy và đông đặc. (Ảnh: Monkey)

Bài tiếp theo chúng ta cần ôn lại trong chương nhiệt học đó là sự nóng chảy và sự đông đặc của các chất. Đây là bài học quan trọng vì giúp chúng ta hiểu được những hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày.

Cùng học lại kiến thức theo bảng dưới đây

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Sự nóng chảy là gì? Ví dụ

Khi các chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ta gọi là sự nóng chảy

Ví dụ hiện tượng đá tan thành nước

Sự đông đặc là gì? Ví dụ

Khi các chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ta gọi là sự đông đặc

Ví dụ hiện tượng nước đóng băng ở một số nơi nhiệt độ thấp trên thế giới

Đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc

  • Mỗi chất đều nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Ta gọi nhiệt độ đó là nhiệt độ nóng chảy.

  • Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau

  • Nhiệt độ của vật KHÔNG thay đổi trong suốt thời gian nóng chảy

  • Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình hoàn toàn trái ngược nhau

Ứng dụng của sự nóng chảy và đông đặc trong đời sống

Ứng dụng của sự nóng chảy:

  • Ứng dụng vào làm đúc đồng, chuông,...

  • Ứng dụng trong nghề tạo hình thủy tinh: Chai, lọ, vật trang trí…

  • Làm nến

Ứng dụng của sự đông đặc

  • Làm kem, làm đá

  • Trong ngành công nghiệp luyện kim

Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Ôn tập sự bay hơi và ngưng tụ. (Ảnh: Monkey)

Dựa vào đâu ta có thể nhận biết được sự bay hơi và sự ngưng tụ? Ứng dụng của hai hiện tượng này trong đời sống như thế nào?

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Sự bay hơi là gì? Ví dụ

Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của một chất

Ví dụ: Ta nhìn thấy hiện tượng bốc hơi từ mặt hồ lên không trung.

Sự ngưng tụ là gì? Ví dụ

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

Ví dụ: Buổi sáng sớm ta thấy những giọt nước đọng lại trên lá cây (hay còn gọi là giọt sương mai)

Đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ

Đặc điểm sự bay hơi

  • Không chỉ riêng nước, mà hầu chất chất lỏng đều bay hơi

  • Ở nhiệt độ bất kì của chất lỏng, sự bay hơi sẽ diễn ra

  • Có thể nhìn thấy sự bay hơi bằng mắt thường qua việc quan sát ấm nước khi đun sôi

Đặc điểm sự ngưng tụ

  • Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi

Tốc độ bay hơi và ngưng tụ phụ thuộc vào những yếu tố nào

Quá trình bay hơi nhanh & ngưng tụ nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Nhiệt độ và áp suất

  • Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh, ngưng tụ càng chậm

  • Nhiệt độ càng thấp thì sự bay hơi càng chậm. Ngưng tụ càng nhanh

  • Áp suất càng cao thì bay hơi càng chậm, ngưng tụ càng nhanh

  • Áp suất càng thấp thì bay hơi càng nhanh, ngưng tụ càng chậm

Ứng dụng trong đời sống

  • Nếu sử dụng dầu gió, ta nên đậy kín nắp thì lượng dầu sẽ không dần cạn đi.

  • Trong ngành in ấn, sơn phủ người ta cũng ứng dụng sự bay hơi

Sự sôi

Ôn tập sự sôi. (Ảnh: Monkey)

Bài cuối cùng cần tổng hợp lại kiến thức là sự sôi. Xem thêm Trả lời: Sự sôi là gì? Đặc điểm của sự sôi là gì? (Kiến thức vật lý 6)

Kiến thức cần nhớ

Nội dung

Sự sôi là gì? Ví dụ

Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi

Ví dụ: Nước đun tới 100 độ thì sôi (Nước bốc hơi và sôi sùng sục)

Đặc điểm của sự sôi

  • Nhiệt độ của một chất lỏng khi sôi gọi là nhiệt độ sôi của chất đó

  • Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi

  • Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau

Sự sôi

Sự bay hơi

  • Đối với sự sôi chất lỏng bay hơi trên bề mặt thoáng + trong lòng chất lỏng

  • Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi nhất định

  • Trong khi sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi

  • Khi có sự bay hơi, chất lỏng chỉ bay hơi trên bề mặt thoáng

  • Sự bay hơi xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào

  • Khi bay hơi nhiệt độ chất lỏng tăng

Ứng dụng của sự sôi

Khi nấu thực phẩm cần nấu chín, nước uống cần đun sôi…

Xem thêm: Tổng hợp toàn bộ kiến thức vật lý 6

Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học

Dưới đây là sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học, qua đây cho thấy cách hệ thống hóa kiến thức thành mindmap giúp cho các em học sinh dễ hình dung toàn bộ khối lượng kiến thức. Học bài theo phương pháp sơ đồ tư duy logic giúp cho chúng ta ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Link tải sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học: Click vào đây để tải

Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học. (Ảnh: Monkey)

Vậy Monkey đã hoàn thành chủ đề sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học cho các bạn lớp 6 đang cần ôn luyện lại phần này. Qua đây các em không chỉ ôn lại lý thuyết mà còn được giải đáp một số câu hỏi hữu ích liên quan đến chương nhiệt học. Để nhận thêm nhiều bài học hay về các môn học khác nhau, hãy theo dõi chuyên mục kiến thức cơ bản từ Monkey nhé !

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Alice Nguyen Alice Nguyen Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan
  • Lý thuyết về đối lưu và bài tập ứng dụng có đáp án chi tiết
  • Bức xạ ion hóa là gì? Phân loại, nguồn gốc và ứng dụng thực tiễn
  • Tất tần tật về bộ sách giáo khoa lớp 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Tìm hiểu 1 đề xi mét vuông bằng bao nhiêu cm vuông?
  • Phản ứng oxi hóa khử: Định nghĩa, phân loại và các dấu hiệu nhận biết
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Giáo dục trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Những hành vi của trẻ tự kỷ & Cách hỗ trợ trẻ hiệu quả Những hành vi của trẻ tự kỷ & Cách hỗ trợ trẻ hiệu quả Trẻ khuyết tật trí tuệ: Dấu hiệu, đặc điểm, hành vi và điểm mạnh! Trẻ khuyết tật trí tuệ: Dấu hiệu, đặc điểm, hành vi và điểm mạnh! Lì xì tết - Truyền thống và cách dạy trẻ về quản lý tiền tết Lì xì tết - Truyền thống và cách dạy trẻ về quản lý tiền tết Danh sách các trò chơi dân gian Việt Nam trong ngày Tết & lưu ý khi tổ chức Danh sách các trò chơi dân gian Việt Nam trong ngày Tết & lưu ý khi tổ chức Trang trí Tết 2025: Cùng bé sáng tạo - Đón xuân rộn ràng Trang trí Tết 2025: Cùng bé sáng tạo - Đón xuân rộn ràng Những hành vi của trẻ tự kỷ & Cách hỗ trợ trẻ hiệu quả Những hành vi của trẻ tự kỷ & Cách hỗ trợ trẻ hiệu quả Trẻ khuyết tật trí tuệ: Dấu hiệu, đặc điểm, hành vi và điểm mạnh! Trẻ khuyết tật trí tuệ: Dấu hiệu, đặc điểm, hành vi và điểm mạnh! Lì xì tết - Truyền thống và cách dạy trẻ về quản lý tiền tết Lì xì tết - Truyền thống và cách dạy trẻ về quản lý tiền tết Danh sách các trò chơi dân gian Việt Nam trong ngày Tết & lưu ý khi tổ chức Danh sách các trò chơi dân gian Việt Nam trong ngày Tết & lưu ý khi tổ chức Trang trí Tết 2025: Cùng bé sáng tạo - Đón xuân rộn ràng Trang trí Tết 2025: Cùng bé sáng tạo - Đón xuân rộn ràng

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài áp Suất Chất Lỏng