Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác ❤️️ 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác ❤️️ 21+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Tham Khảo Trọn Bộ Sơ Đồ Hệ Thống Hoá Nội Dung Và Kiến Thức Giúp Bạn Học Tốt Tác Phẩm.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Viếng Lăng Bác
  • Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Viễn Phương – Mẫu 1
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Tóm Tắt – Mẫu 2
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác – Mẫu 3
  • Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Ngắn Gọn – Mẫu 4
  • Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Chi Tiết – Mẫu 5
  • Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Đầy Đủ – Mẫu 6
  • Bản Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Đơn Giản – Mẫu 7
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác Sinh Động – Mẫu 8
  • Sơ Đồ Tư Bài Duy Viếng Lăng Bác Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
  • Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Lớp 9 – Mẫu 10
  • Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 11
  • Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác Hay Nhất

Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Viếng Lăng Bác

Phần tóm tắt nội dung bài thơ Viếng lăng Bác sẽ giúp các em học sinh rút ra được những kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được nhà thơ sáng tác năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Tác phẩm được in trong tập “Như mây mùa xuân” xuất bản năm 1978.

“Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ không chỉ khái quát, đưa đến cho bạn đọc cái nhìn cụ thể, rõ nét về hình ảnh lăng chủ tịch mà bên cạnh đó còn bộc bạch tình cảm, sự xúc động mạnh mẽ của một người con miền Nam lần đầu nhìn thấy Bác. Tác phẩm được viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Suy Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác 🍀 10 Bài Văn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Viễn Phương – Mẫu 1

Sơ đồ tư duy về tác giả Viễn Phương sẽ giúp bạn đọc và các em học sinh hiểu được những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ.

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Viễn Phương
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Viễn Phương

Đọc nhiều hơn với 🔥 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác 🔥 16 Bài Cảm Nghĩ Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Tóm Tắt – Mẫu 2

Mẫu sơ đồ tư duy bài Viếng lăng Bác tóm tắt sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung cơ bản khi ôn tập tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Tóm Tắt

SCR.VN tặng bạn 💧 Cảm Nhận Khổ 1 Bài Viếng Lăng Bác 💧 10 Bài Văn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác – Mẫu 3

Tham khảo sơ đồ tư duy bài thơ Viếng lăng Bác dưới đây với những kiến thức được hệ thống hoá một cách khoa học, rõ ràng.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Ngắn Gọn – Mẫu 4

Mẫu sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho những bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Ngắn Gọn

Đón đọc tuyển tập 🌟 Cảm Nhận Khổ 2 3 Bài Viếng Lăng Bác 🌟 10 Bài Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Chi Tiết – Mẫu 5

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác chi tiết để các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức của bài học.

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Chi Tiết

Giới thiệu đến bạn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Bếp Lửa Bằng Việt 🌟 15 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Đầy Đủ – Mẫu 6

Mẫu vẽ sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Đầy Đủ
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Đầy Đủ

Mời bạn đón đọc 🌜 Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng Nguyễn Duy 🌜 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Bản Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Đơn Giản – Mẫu 7

Tham khảo dưới đây bản đồ tư duy bài Viếng lăng Bác đơn giản với những kiến thức chắt lọc trọng tâm nhất.

Bản Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Đơn Giản
Bản Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Đơn Giản

Gợi ý cho bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Sang Thu 🍀 13 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác Sinh Động – Mẫu 8

Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy bài thơ Viếng lăng Bác sinh động dưới đây mang đến cho các em học sinh tư liệu tham khảo phong phú hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác Sinh Động
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Viếng Lăng Bác Sinh Động

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌼 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Bài Duy Viếng Lăng Bác Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Mẫu sơ đồ tư bài duy Viếng lăng Bác học sinh giỏi sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập tác phẩm và luyện tập phương pháp hệ thống hoá kiến thức.

Sơ Đồ Tư Bài Duy Viếng Lăng Bác Học Sinh Giỏi
Sơ Đồ Tư Bài Duy Viếng Lăng Bác Học Sinh Giỏi
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Hay
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Hay

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Sơ Đồ Tư Duy Chiếc Lược Ngà 🌺 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Lớp 9 – Mẫu 10

Với sơ đồ tư duy bài Viếng lăng Bác lớp 9, các em học sinh có thể linh hoạt vận dụng để hoàn thành tốt những đề văn nghị luận về tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Lớp 9
Sơ Đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác Lớp 9

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Lặng Lẽ Sa Pa 🌹 11 Mẫu Chi Tiết

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 11

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác phân tích tác phẩm sẽ giúp các em học sinh nắm được định hướng làm bài cụ thể.

Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Phân Tích Tác Phẩm
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Phân Tích Tác Phẩm
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Cảm Nhận Tác Phẩm
Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác Cảm Nhận Tác Phẩm

Gửi đến bạn 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Bàn Về Đọc Sách 🍃 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác Hay Nhất

Đón đọc văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây với những ý văn đặc sắc và giàu ý nghĩa.

Thời gian có thể phủ bụi dường như tất cả nhưng có những chân giá trị, những con người càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại cống hiến và hy sinh cả cuộc đời mình cho quốc gia, dân tộc – vẫn chiếm trọn tình cảm của mỗi người con Việt Nam.

“Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị. Màu quê hương bền bỉ đậm đà. Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta…” (Tố Hữu). Và một lần nữa, ta lại không khỏi bồi hồi trước những dòng thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ chính là tấm lòng “tủy cốt chung tình” nhất không chỉ của tác giả, mà còn của toàn thể đồng bào Việt.

Nhắc đến Viễn Phương, Mai Văn Tạo có lần từng nhận xét: “Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắc, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Không đợi đến “Tiếng tù và trong sương đêm”, “Hoa lục bình trôi man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều” hay “Chòm xanh điên điển nhuộm vàng mặt nước”…

Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng đưa vào đấy cái thực, cái hư, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ” Quả thật như vậy, các sáng tác của Viễn Phương đã thể hiện rất rõ điều đó. Ông có rất nhiều thi phẩm hay nhưng nổi bật nhất phải kể đến Viếng lăng Bác.

Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978 với những dòng cảm xúc chân thành, sâu sắc, niềm thành kính và biết ơn của nhà thơ cũng như toàn thể đồng bào miền Nam, của nhân dân toàn quốc dành cho người cha vĩ đại của dân tộc. Bởi lẽ đó, bài thơ cũng được coi như một nén tâm hương chân thành dâng lên Người. Trước hết có thể thấy hiện lên ở khổ thơ đầu là cảm xúc tự hào, niềm xúc động khi được đến thăm lăng Bác để thỏa nỗi lòng của thi nhân:

Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Câu thơ mở đầu thay cho một lời chào, một lời giới thiệu về hành trình của những đứa con từ miền Nam ra Hà Nội thăm Bác Hồ kính yêu. Cách xưng hô “con -Bác” của người Nam Bộ gợi đến những tình cảm rất thân thương và gần gũi. Nó cho thấy mối quan hệ giữa Bác và những đứa con tựa như tình cha con ruột thịt.

Tác giả như một đứa con lâu ngày mới có dịp về thăm vị cha già kính yêu. Với từ “thăm”- một cách nói giảm nói tránh, tác giả cố giấu đi, nén lại trong lòng cảm xúc đau thương mất mát không thể nào bù đắp được của cả dân tộc và cũng như để nói với tự lòng mình: Bác còn sống mãi với non sông đất nước, còn sống mãi “như trời đất của ta”, trong “từng ngọn lúa mỗi nhành hoa” (Tố Hữu).

Hình ảnh “hàng tre bát ngát” hiện ra trong sương mờ buổi sớm trên con đường đến thăm Bác, đó là hình ảnh tả thực, hình ảnh của quê hương thân thương, yên bình, gần gũi luôn ở bên Người. Một câu cảm thán tác giả sử dụng để bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng về hình ảnh hàng tre:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Đó là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp cho người dân Việt Nam, là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam trải qua “bão táp mưa sa”- thành ngữ chỉ muôn vàn khó khăn gian khổ để rồi thi nhân như khẳng định chắc nịch rằng: mỗi cây trẻ như một con người Việt Nam bền bỉ, kiên trung, vững vàng nay trở về kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Bác. Ba hình ảnh đã tạo nên một trường liên tưởng độc đáo, thú vị: Lăng Bác hiện lên như một làng quê yên bình với những con người bình dị, gần gũi vô cùng.

Chầm chậm theo dòng người vào trong lăng, nơi Bác đang yên nghỉ, tâm hồn nhà thơ chứa chan lòng thành kính, biết ơn và ngưỡng mộ sâu sắc đối với Bác Hồ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

“Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của vũ trụ, của thiên nhiên ngày ngày sưởi ấm Trái Đất, mang lại sự sống cho vạn vật muôn loài. Tác giả cũng nhận ra, trong lăng cũng có một “mặt trời”, một “mặt trời rất đỏ”. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp chỉ Bác Hồ kính yêu vì Bác như vầng mặt trời có công lao to lớn cho toàn thể dân tộc, dìu dắt ta từ chỗ lầm than đến ngày tự do huy hoàng.

Đồng thời phép ẩn dụ cũng như một cách thể hiện tấm lòng thành kính của chính tác giả với Bác Hồ. Cụm từ “ngày ngày” đã khẳng định quy luật bất biến của con người cũng như tự nhiên: nơi lăng Bác dòng người nối dài vô tận không ngừng nghỉ, lặng lẽ, kính cẩn, trang nghiêm để được vào lăng viếng Bác.

Dòng người ấy là tấm gương điển hình trên các mặt trận lao động, sản xuất, chiến đấu, đại diện cho gần sáu mươi dân tộc anh em từ khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc tụ họp lại đây. Họ kết thành hình ảnh một “tràng hoa” – hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của thiên nhiên, của con người Việt Nam thành kính dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”.

Phép hoán dụ, cũng là cách nói trang trọng nhằm diễn đạt ý tứ sâu xa: bảy mươi chín tuổi đời của Bác là bảy mươi chín mùa xuân tươi đẹp, một cuộc đời đẹp và tràn đầy ý nghĩa. Bác đã đem lại cho ta một mùa xuân vĩnh hằng, mùa xuân của độc lập tự do và hạnh phúc.Với những cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình, lời thơ của Y Phương đã chạm vào trái tim của tất cả chúng ta khi nghĩ về Bác:

Vì sao trái đất nặng ân tìnhNhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.

Mạch cảm xúc của tác giả tiếp tục với những dòng cảm xúc tiếc thương vô hạn, cho dù cố giấu đi những dòng cảm xúc ấy nhưng vẫn đủ sức lay động trái tim của hàng triệu người:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.

Vẫn là phép nói giảm, nói tránh “giấc ngủ bình yên”, tác giả như cố gắng muốn xua đi sự thật phũ phàng: Bác không còn nữa. Hai câu thơ như tái hiện trước mắt độc giả hình ảnh chân thực: Bác đang nằm trên kính, ánh đèn hồng chiếu xuống khiến cho gương mặt Bác trở nên hồng hào và sáng dịu hiền như vầng trăng.

“Trời xanh” và “ánh trăng” được nhắc đến vừa là hình ảnh thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ thể hiện sự bất diệt và trường tồn của thiên nhiên. Kết hợp với cặp quan hệ từ “vẫn biết – mà sao”, tác giả như muốn lấy quy luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của con người, nhằm tự trấn an lòng mình: vẫn biết Bác luôn sống mãi trong lòng dân tộc nhưng sự thật phũ phàng rằng Bác đã ra đi mãi mãi khiến tác giả thấy “nghe nhói ở trong tim”.

Từ “nghe nhói” là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách rõ nét nhất cảm giác đau đớn tột cùng của tác giả khi nghĩ sự thật rằng Bác không còn nữa. Đó là nỗi đau quá lớn khiến tác giả không giấu nổi nghẹn ngào. Có lẽ cũng bởi vậy mà mới nghĩ đến việc ngày mai phải xa Bác kính yêu, lòng tác giả và những đứa con miền Nam đã dâng niềm xúc động bồi hồi:

Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Lời thơ nghẹn ngào, nức nở, cảm xúc nhớ thương được bộc lộ một cách trực tiếp, “thương trào nước mắt” không chỉ là cảm xúc của Viễn Phương mà ông như đang nói hộ tấm lòng của muôn vàn những trái tim ấm nóng khác khi phải xa chốn thiêng liêng.

Để rút ngắn khoảng cách không gian, nhà thơ đã bày tỏ niềm ước muốn chân thành, thiết tha, xúc động bằng một loạt các động từ “muốn làm” kết hợp với hình ảnh thiên nhiên đầy ẩn dụ tượng trưng: làm con chim để dâng tiếng hót lên lăng Bác, làm cây trẻ thành kính, tôn nghiêm như người lính canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.

Đó không chỉ là hình ảnh tinh túy của thiên nhiên mà còn là hình ảnh kết tinh vẻ đẹp sức sống con người kính dâng lên Bác. Bình dị, khiêm nhường, không ồn ào khoa trương, ước nguyện của nhà thơ cũng là ước nguyện của chúng ta: Ai cũng muốn ở bên Bác, muốn làm điều gì đó dẫu là nhỏ bé cho Bác vui lòng.

Đặc biệt hơn cả là hình ảnh “cây tre trung hiếu” kết thúc bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng. Đồng thời còn là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ mang ý nghĩa khái quát, nhất là đặt trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, sắt son với Đảng, với Bác Hồ của đồng bào miền Nam. Cứ thế, bước chân đi nhưng lòng còn níu lại. Cảm xúc của nhà thơ thật chân thành, xúc động đã chạm vào dây đồng cảm của tất cả chúng ta.

Cùng với tất cả những tác phẩm ca ngợi về hồ chủ tịch, bài thơ Viếng lăng Bác đã để lại dòng cảm xúc xót thương biết bao trong lòng người đọc suốt bốn mươi năm qua bởi thành công rực rỡ về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đậm chất Nam Bộ, hình ảnh thơ chân thực gợi nhiều trường liên tưởng, tưởng tượng.

Trong đó, đặc sắc nhất là những biện pháp như: nói giảm, nói tránh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ… được tác giả sử dụng linh hoạt, hiệu quả cao về giá trị thẩm mỹ. Bài thơ bởi lẽ đó đã mang đến cho ta những cảm xúc sâu sắc về Bác Hồ kính yêu với những công lao vĩ đại mà Người đã cống hiến, hy sinh cho dân tộc.

Với ý nghĩa đó, bài thơ thực sự trở thành nén tâm hương thành kính của nhà thơ cũng như của nhân dân cả nước kính dâng lên Bác. Bên cạnh đó, Viễn Phương đã góp phần lớn của mình vào đề tài ca ngợi lãnh tụ. Một bài thơ hay, một cảm xúc chân thành, lắng đọng trong lòng người đọc.

Cùng với rất nhiều bài thơ ca ngợi Bác, Viếng lăng Bác của Viễn Phương mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng. Bài thơ đã thể hiện trong lòng ta những cảm xúc tự hào, biết ơn vô hạn với vị cha già vĩ đại của dân tộc.

SCR.VN chia sẻ 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Tiếng Nói Của Văn Nghệ 🌹 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài Viếng Lăng Bác