Sơ đồ Tư Duy Việt Bắc Của Tố Hữu - Đọc Tài Liệu

Học văn bằng sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ với các em học sinh. Phương pháp này giúp cho các em nắm được kiến thức từ bao quát đến chi tiết một cách đầy đủ và khoa học, qua đó dễ dàng tiếp thu và vận dụng. Ở bài viết này, Đọc tài liệu gửi tới các em các sơ đồ tư duy Việt Bắc của Tố Hữu, giúp các em nắm được kiến thức của tác phẩm này.

I. Giới thiệu chung về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc

1. Tác giả Tố Hữu

- Tiểu sử:

+ Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

+ Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

+ Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương

+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

- Phong cách thơ Tố Hữu:

+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị

+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào

+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.

2. Bài thơ Việt Bắc

1. Hoàn cảnh ra đời

- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc

- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

2. Giá trị nội dung

- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…

- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.

3. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng

- Bài thơ thể hiện tính dân tộc đậm đà:

+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng… + Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt

II. Một số mẫu sơ đồ tư duy Việt Bắc thường gặp

Trước khi có thể đi vào phân tích Việt Bắc từ cơ bản đến chuyên sâu, ta cần củng cố lại vốn kiến thức đã học về tác phẩm và việc dùng sơ đồ tư duy là một phương pháp rất hiệu quả.

1. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Việt Bắc

Luận điểm 1: Lời nhắn nhủ tha thiết của người ở lại.

Luận điểm 2: Lời của người ra đi lưu luyến, bịn rịn.

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Việt Bắc

Xem chi tiết và đầy đủ hơn những hướng dẫn cùng các bài Phân tích Việt Bắc đặc sắc nhất

Có thể coi Việt Bắc là một trong những điển hình của thơ ca cách mạng. Tiếng thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở lối kết cấu đậm chất ca dao, ở giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào.

Nhờ thế mà chẳng những bài thơ nói được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại mà nó còn khơi được đúng vào chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân nghĩa, thủy chung ngàn đời của nhân dân ta.

2. Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Việt Bắc

Luận điểm 1: Tâm trạng của người ở lại (Lời đối đáp thứ nhất)

Luận điểm 2: Tâm trạng của người ra đi (Lời đối đáp thứ hai)

Luận điểm 3: Niềm tự hào, niềm tin gửi gắm vào Việt Bắc Cách mạng.

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Việt Bắc

Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian.

Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

>>>Xem hướng dẫn làm bài chi tiết cảm nhận về bài thơ Việt Bắc

3. Sơ đồ tư duy phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong Việt Bắc

Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa đông ấm áp, lắng dịu.

Luận điểm 2: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa xuân rực rỡ, chói chang.

Luận điểm 3: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa hạ rộn ràng, náo nức.

Luận điểm 4: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc mùa thu êm ái, ngọt ngào.

Sơ đồ tư duy phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong VIệt Bắc

Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị vừa cổ điển vừa hiện đại đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc. Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.

>>> Hướng dẫn các bước làm bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài Việt Bắc

4. Sơ đồ tư duy phân tích 8 câu đầu Việt Bắc - Tố Hữu

- Luận điểm 1: Nỗi nhớ của người ở lại dành cho người ra đi

- Luận điểm 2: Tiếng lòng của người ra đi mang bao nhớ thương, bịn rịn

Sơ đồ tư duy phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

Tám câu thơ ngắn gọn nhưng mang biết bao ý nghĩ. Qua đó cho ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm thủy chung son sắt, gắn bó sâu nặng giữa người Việt Bắc và người cán bộ cách mạng về xuôi. Qua đó ta thấy được tâm trạng bồi hồi lưu luyến day dứt của họ.

Không chỉ thành công về nội dung, đoạn thơ còn thành công về nghệ thuật. Với lối đối đáp, cách xưng hô mình - ta, điệp từ, điệp ngữ cùng với hình ảnh hoán dụ, từ láy, ngôn từ bình dị, đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Qua đoạn thơ ta đã cảm nhận được một cách rõ nét tình cảm, tấm lòng, tình yêu thương mà người Việt Bắc và người cán bộ cách mạng dành cho nhau. Tám câu thơ trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu mang lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Những ân tình ấy sẽ sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

>> Xem hướng dẫn làm bài chi tiết bài văn phân tích 8 câu thơ đầu Việt Bắc

-/-

     Trên đây là những dạng sơ đồ tư duy Việt Bắc cơ bản và thường gặp do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy 20 Câu đầu Bài Việt Bắc