SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Văn Hóa - Nghệ Thuật >>
- Du lịch
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.25 KB, 25 trang )
BÀI ĐIỀU KIỆNMÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCHSƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG1. KHÁI QUÁT CHUNGKính chào quý khách!Xin tự giới thiệu, tôi là Thu Hà – tôi đến từ Công ty Du lịch Sài GònTourist, rất vui khi được đồng hành với quý khách trong chuyến hành trìnhngày hôm nay.Hiện xe của chúng ta đang lăn bánh trên quốc lộ 1A, sắp tới là ngã baGián Khẩu, Ninh Bình. Từ đó vào đến rừng Cúc Phương còn khoảng 20 câysố.Và để cho chuyến hành trình của Quý khách thuận tiện hơn thì tôi xin giớithiệu khái quát cho Quý khách về Vườn Quốc Gia Cúc Phương, địa điểm màchúng ta sẽ tham quan ngày hôm nay.Cũng như thong báo lại lịch trình vànhững điểm lưu ý dành choQuý khách trong hành trình tham quan.Mời Quýkháchcùng nhìn lên màn hình.Kính thưa Quý đoàn, Vườn Quốc Gia Cúc Phương rộng 22.400 ha.Nằmở vùng núi đá vôi thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giápvới các tỉnhHòa Bình, Thanh Hóa.Cách Hà Nội khoảng 120 km về phíaTây Nam và thànhphố Ninh Bình khoảng 45 km về phíaTây Bắc.Thưa Quýđoàn, VQG Cúc Phương được Chính phủ cho phép thành lậpvào năm 1962, đến năm 1966 trở thành Vườn quốc gia đầu tiên của ViệtNam. VQG Cúc Phương nằm trong một thung lũng chạy theo hướng Tây Bắc– Đông Nam, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi, với đỉnh cao nhất là đỉnhMây Bạc cao trên 600m.VQG nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Lượng mưatrung bình trên 2000m, kéo dài 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, khí hậu mát1mẻ quanh năm. Vì vậy, thời gian tham quan thích hợp nhất tại đây vàokhoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Thưa Quýđoàn, VQG Cúc Phương được khẳng định là một khu rừngnguyên sinh mang tính chất điển hình của rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Thànhphần thực vật phong phú, đa dạng, cùng với hệ động vật và đặc biệt là hệ côntrùng ở đây là điển hình của khu hệ côn trùng Đông Nam Á.Ngoài rừng nguyên sinh điển hình cho rừng nhiệt đới ẩm trên núi đávôi. VQG Cúc Phương còn có những di tích khảo cổ như các di chỉ khảo cổthời đạ iđồ đá mới ở Hang Đắng (động Ngườixưa), có cách đây khoảng 7000năm;dichỉHangConMoongthuộcthờikìvănhóaHòaBình–BắcSơncócáchđay 10 đến 12 nghìnnăm. Người Mường cư trú ở đây 300 –400 năm, còn giữ được nguyên giá trị văn hóa đặc sắc, họ cư trú ở một số bảnnhư Bản Nga, Bản Khanh, rất thuận tiện cho việc nghiên cứu về văn hóa dântộc của Quý khách.Thưa Quý khách, VQG Cúc Phương được công nhận sớm nhất trongcác VQG Việt Nam và có đa dạng sinh học cao, đượcquan tâmvà thu hútnhiều dự án nghiên cứu. Vìvây, đây cùnglà VQG được xây dựng cơ sở vậtchất kĩ thuật du lịch, tổ chức các hoạt dộng du lịch sớm nhất và thu hút đượcnhiều du khách nhất so với các VQG khác ở Việt Nam.Trên tay Quý khách đang là lịch trình của Công ty gửi tới Quý khách,tôi xin phép được nhắc lại. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tham quan VQG CúcPhương với điểm dừng chân đầu tiên là Khu trung tâm du khách 1,tiếp đến làKhu bảo tồn thú linh trưởng, vườn thực vật, theođường ô tô xe sẽ đưa chúngta đến tham quan độngNgườixưa (tuy nhiên, tại điểm nay quý khách phải qua1 chiếc cầu và nhiều bậc đá bằng đường bộ thì mới vào tham động được.), sauđó quý khách sẽ tiếp tục thamc quan Cây Chò ngàn năm tuổi, Cây sấu cổ thụ,đỉnh Mây Bạc, động Sơn Cung, và các Bản Mường. Bên cạnh các điểm thamquan trên lịch trình, quý khách có thể thăm các địa điểm đa dạng sinh học;2quan sát các loài bò sát lưỡng cư và côn trùng; tham gia các sinh hoạt văn hóacộng đồng, xem động vật hoang dã ban đêm, xem chim, đạp xe trong rừng…Thưa Quý khách, tôi xin lưu ý Quý khách những điểm sau:Khi đi tham quan, Quý khách nhớ mang theo đèn pin, áo mưa, thuốcchống muỗi, đồ ăn nhẹ…Còn khoảng 10 phút nữa là sẽ chúng ta sẽ tới cửa rừng Cúc Phương,mong quý khách ổn định, chuẩn bị hành lí để xuống xe.Trung tâm du khách 1Trung tâm du khách Cúc Phương là trung tâm đầu tiên của Việt namđược xây dựng từ 1999 do tổ chức ausAid và FFI tài trợ và đây cũng làTrung tâm giáo dục du khách đầu tiên được thành lập ở Đông dương.Trung tâm du khách được xây dựng ở khu vực hành chính của Vườnvới mục đích giới thiệu và diễn giải cho du khách về giá trị của tài nguyênthiên nhiên và môi trường nói chung và VQG Cúc phương nói riêng, gópphần nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và môi trường cho dukhách, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Vì vậy Trung tâm du khách là điểmthăm quan đầu tiên trong lịch trình thăm quan Vườn. Tại trung tâm thôngqua các mô hình, một số mẫu vật, nhiều hình ảnh và các tài tiệu khác dukhách được cung cấp các thông tin về các giá trị của Vườn quốc gia Cúcphương và các thông tin về thiên nhiên, môi trường.Để đạt được mục đích trên, Trung tâm du khách giúp chúng ta hìnhdung lại quá trình hình thành và phát triển của sự sống trên trái đất; sự suythoái về môi trường sống và những hậu quả của nó do việc sử dụng bấthợp lý tài nguyên thiên nhiên của chính chúng ta gây ra và từ đó muốn gửitới mọi người lời nhắn nhủ về ý thức và trách nhiệm đối với thiên nhiên vàmôi trường.Đến với Trung tâm, du khách được trở lại với cuộc sống từ thủa sơkhai, có nguồn gốc xa xưa từ những sinh vật đơn giản nhất. Qua quá trìnhtiến hoá và phát triển thành các sinh vật đa bào và đến sự phong phú, đa3dạng về thế giới sinh vật như ngày nay.Trung tâm du khách được xây dựng với mục đích cung cấp cácthông tin về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, môi trường Cúc Phươngnhằm nâng cao nhận thức bảo tồn đối với khách du lịch cũng như cộngđồng địa phương đang sinh sống xung quanh Vườn.Với những hình ảnh được thể hiện, những thông tin được cung cấp ởTrung tâm, du khách sẽ phần nào hiểu được về Cúc Phương nói riêng vànhững giá trị to lớn của thiên nhiên nói chung, để rồi khi vào thăm rừnglòng yêu thiên nhiên trong mỗi chúng ta sẽ được nhân lên gấp bội, chúngta càng trân trọng thiên nhiên hơn.Cuộc sống của muôn loài vốn bình dị và phát triển theo quy luật tựnhiên thành một chuỗi thức ăn khép kín và luôn luôn ở trạng thái cân bằngđộng. Nhưng con người đã khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này vớinhiều mục đích một cách thiếu cẩn trọng và không bền vững. Chẳng hạnnhư phá rừng làm nương rãy, săn bắn và khai thác động thực vật quá mứclàm cho diện tích rừng ngày một thu hẹp, nhiều loài sinh vật bị mất nơisinh sống, làm cho chuỗi thức ăn bị phá vỡ, dẫn đến sự mất cân bằng sinhthái. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự huỷ hoại của thiên nhiên, suythoái về môi trường, làm ảnh hưởng tới rất nhiều loài sinh vật trong tựnhiên, suy giảm tính đa dạng sinh học. Chính vì thế mà hiện nay con ngườiđã và đang phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm do chính con người gâyra như lũ lụt, khô hạn, sự khắc nghiệt của thời tiết, các dịch bệnh... Để môitrường không bị suy thoái, tránh những hiểm hoạ chúng ta cần phải bảo vệvà khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên .Hy vọng rằng với những hình ảnh được thể hiện, những thông tinđược cung cấp ở trung tâm, du khách sẽ phần nào hiểu được về thiên nhiênCúc phương nói riêng và những giá trị to lớn của thiên nhiên nói chung, đểrồi khi vào thăm rừng lòng yêu thiên nhiên trong mỗi con người chúng ta4sẽ được nhân lên gấp bội, chúng ta trân trọng thiên nhiên hơn. Và như vậybạn đã góp phần cùng chúng tôi gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên vô giánày, đó cũng là bảo vệ cuộc sống của chính mình.Trung tâm du khách là điểm tham quan và cũng là nơi bạn cần làmnhững thủ tục cần thiết trước khi vào thăm rừng, thời gian thăm và làmthủ tục là 1 tiếng. Tại đây bạn còn có thể thuê xe đạp để có thể có nhữngtrải nghiệm thật thú vị và mới lạ tại vườn quốc gia Cúc Phương.Khu bảo tồn thú linh trưởngXin chào quí khách, tôi xin tự giới thiệu tôi là huyền, hôm nay tôi rấthân hạnh được giới thiệu với quí khách về Trung tâm cứu hộ và bảo tồn độngthực vật hoang dã quí hiếm Cúc Phương.Dạ vâng kính thưa quí khách, Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động thựcvật hoang dã quý hiếm Cúc Phương được thành lập theo quyết định số2585/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 9 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn. Trung tâm cứu hộ được thành lập trên cơ sở tổ chức lạiTrung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm và một số chương trình bảotồn động, thực vật hoang dã tại Vườn.Vị trí: Trụ sở của Trung tâm được đặt tại khuôn viên trụ sở Vườn quốcgia Cúc Phương - Nho Quan - Ninh Bình.Chức năng, nhiệm vụ: Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động thựcvật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa nguy cấp ở Việt Nam; nghiên cứu tậptính, sinh lý, sinh sản trong nuôi nhốt các loài động vật hoang dã quý hiếmphục vụ công tác bảo tồn và phát triển; sưu tập, gây trồng bảo tồn nguồn genvà tạo giống các loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.Tại đây có 2 khu chính đó là Trung tâm bảo tồn các loài thực vật vàTrung tâm cứu hộ thú linh trưởng nguy cấp. Và tại đây cũng đã thực hiệnđược 1 số chương trình đặc biệt quan trọng như:Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê:5Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê hoạt động nhằm góp phầnbảo tồn quần thể thú ăn thịt và tê tê hoang dã bị đe dọa ở Việt Nam.Cứu hộ những cá thể thú ăn thịt nhỏ và Tê tê từ việc buôn bán động vậthoang dã trái phép.Cải thiện kỹ năng bảo tồn cho kiểm lâm và sinh viên.Điều tra thực địa nhằm tìm hiểu về sự phân bố và sinh thái đối với hainhóm loài này tại những khu bảo tồn trọng điểm của Việt Nam.Chương trình bảo tồn rùa:Chương trình đang chăm sóc hơn 600 cá thể của 19 loài trên tổng số 25loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Đã cho sinh sản thành công 15loài trong điều kiện nuôi nhốt, đã tiến hành thả hàng trăm cá thể rùa sau khiđược cứu hộ và chăm sóc sức khỏe trở lại vùng phân bố của chúng trong tựnhiên.Kết hợp với Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP), Trung tâm giáodục thiên nhiên Việt Nam (ENV), hàng năm Chương trình tiến hành tổ chứcnhững khóa tập huấn về lĩnh vực bảo tồn rùa cho các Chi cục kiểm lâm và kỹnăng nghiên cứu thực địa cho sinh viên các trường đại học trên cả nước. Hàngnăm, Chương trình đón tiếp, hướng dẫn hàng nghìn du khách trong nước vàquốc tế đến tham quan khu trưng bày, diễn giải về các loài rùa cạn và rùanước ngọt của Việt Nam.Trung tâm đang nghiên cứu, thuần dưỡng và gây nuôi sinh sản hàngngàn cá thể của một sô loài động vật có giá trị kinh tế cao. Toàn bộ số độngvật này đều có nguồn gốc từ các vụ buôn bán trái phép hoặc được sinh ratrong quá trình nghiên cứu. Đáng chú ý trong số đó có một số loài đã sinh sảnrất thành công như Gà rừng (Gallus gallus); Chim công Ấn Độ (Pavocristatatus); Hươu sao (Cervus nippon) và Nai (Cervus unicolor).Từ kết quả trên, Trung tâm có thể cung ứng cho thị trường khoảng trên1500 cá thể Gà rừng (từ 1 – 2 tháng tuổi trở lên); 150 cá thể Chim công ẤnĐộ (trên 1 năm tuổi); khoảng 10kg nhung của loài Hươu sao (thu hoạch vào6tháng 2 – 3 dương lịch) và khoảng 2,5kg nhung của loài Nai (thu hoạch vàotháng 5 – 6 dương lịch). Ngoài ra, Trung tâm cũng có khả năng tư vẫn kỹthuật chăn nuôi và trao đổi con giống với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trêncả nước.Và để tiếp tục cuộc hành trình tham quan thì xin mọi người cùng chú ývà đi theo tôi vào trong ạ!Xin giới thiệu với quí khách, nơi mà quí khách đang dừng chân đâychính là Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp. Điều đầu tiên tôi muốn chúý với du khách trước khi thăm quan đó chính là :* Thú linh trưởng là loài thú rất hiếu động và rất nhậy cảm với thức ăn ,vì vậy để đảm bảo an toàn cho các loài thú này khi vào thăm Trung tâm xinquý khách cần lưu ý :- Không được đến gần chuồng và trêu chọc chúng.- Không cho chúng ăn bất kỳ một thứ gì .- Không gây ồn, không hút thuốc lá .- Không vứt rác bừa bãi.- Số lượng người vào thăm Trung tâm không quá 20 người cho mỗiđoàn và nhất thiết phải có hướng dẫn viên của Vườn.* Thời gian thăm Trung tâm :- Sáng : Từ 9h đến 11h- Chiều : Từ 1h đến 4hDạ vâng kính thưa quí khách ! Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúcphương được thành lập vào tháng 1 năm 1993 theo chỉ thị 359 của chính phủvà quyết định 484 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, là Trung tâm đầu tiên củaĐông dương . Trung tâm hoạt động nhờ sự tài trợ về kinh phí và sự giúp đỡvề kỹ thuật của hội động vật Frankfurt - Cộng hoà liên bang Đức.Nhiệm vụ chính của trung tâm là chăm sóc, cứu hộ các loài linh trưởngquý hiếm của Việt nam, bước đầu nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học củachúng để làm cơ sở cho việc thả chúng trở lại môi trường tự nhiên7Sau gần 10 năm hoạt động đến nay trung tâm đã và đang chăm sóc, cứuhộ cho 117 cá thể của 15 trong tổng số 20 loài và phân loài thú linh trưởng ởViệt nam.Có 4 loài linh trưởng là độc nhất không thể tìm được ở nơi nào khácngoài Việt Nam :-Loại đầu tiên là vooc Cát Bà (vooc đầu vàng) với số lượng tồntại khoảng 65 cá thể trong tự nhiên.-Loại thứ 2 là vooc mông trắng với 200 cá thể trong tự nhiên đượcchia thành 9 quần thể sống tách biệt hoàn toàn, mỗi quần thể có khoảng 20 cáthể.-Loại thứ 3 là vooc mũi hếch, phân bố chủ yếu ở miền Bắc ViệtNam, gần biên giới Trung Quốc. Quần thể lớn nhất của loại vooc này gồm 90cá thể.-Loại thứ 4 là vooc Chà Vá chân xám, loại linh trưởng trẻ nhấtchỉ mới được phát hiện từ giữa những năm 90, chúng được phân bố chủ yếu ởmiền Trung và Tây Nguyên với số lượng lớn, khoảng 1000 cá thể.Sự tồn tại, phát triển và những thành công mà Trung tâm cứu hộ thúlinh trưởng Cúc Phương đạt được trong những năm qua là nhờ có sự tài trợ vềkinh phí của Hội động vật Frankfurt, Vườn thú Leipzig - Cộng hòa liên bangĐức, và quan trọng hơn nữa, chính là tinh thần làm việc tận tụy, gắn bó vớicác loài linh trưởng của các chuyên gia tình nguyện nước ngoài và cán bộcông nhân viên ở đây.Đặc biệt không thể không kể đến là ông Tilo Nadle – chuyên gia độngvật học người Đức đã sống tại vườn quốc gia Cúc Phương để giúp những loàiđộng vật này. Ông cùng các cộng sự của mình đã tiến hành nhân giống linhtrưởng và tái hòa nhập vào môi trường tự nhiên. Ông đã vinh dự được chủtịch nước gửi thư khen và nhiều lần nhận giải thưởng vinh danh như 1 chuyêngia hàng đầu thế giới về bảo tồn động vật hoang dã.8Tilo vốn là thạc sĩ chuyên ngành điện lạnh ở các bảo tàng động vậtnhưng "tình yêu" của anh lại dành cho các loài động vật hoang dã nên từ dânkỹ thuật, anh trở thành chuyên gia nghiên cứu linh trưởng. Năm 1996 dự ánthành công, nhiệm vụ của Tilo xem như xong nhưng tiếng gọi của núi rừngViệt Nam và tình yêu với cô gái Hà thành tên Hiền đã níu chân anh ở lại. Đểnghiên cứu sâu hơn, hiệu quả hơn, Tilo quyết định rời Hà Nội vào CúcPhương bám rừng. Và cuộc sống của họ vẫn đều đặn vào mỗi buổi sáng sớmmột ngày bận rộn để cùng thợ vào rừng tìm lá cây cho voọc, khám bệnh, cứuchữa cho những động vật hoang dã thương vì bẫy hay một lúc nào đó bất chợtbiến sâu vào rừng hay mảnh đất xa xôi nào đó khi có tin tức về loài voọc haynhững kẻ xấu đang có ý định xâm hại đến rừng thiên nhiên Việt Nam.Công việc của ông Tilo Nadle bắt đầu từ 6h sáng cùng với vợ ông là chịHiền đi kiểm tra chuồng trại. 6h30 nhân viên có mặt và công việc đầu tiên củahọ là đi hái lá, buộc thành từng túm để làm thức ăn cho linh trưởng, ngày 3bữa tổng cộng là hơn 300kg lá mỗi ngàyNhư các bạn biết đó, đây là 1 trong những loài lá dành cho vooc và cótrên 100 loại lá cây khác nhau,và ở đây đã dành riêng 1 khu chuyên trồng câylàm thức ăn cho chúng.Và trong đó có 1 số loài thuộc họ cây long não lá củanó rất thơm và 1 số loài thuộc họ cây dâu tằm có nhựa mủ trắng kích thíchtiêu hóa cho các loài vooc.Đến với Trung tâm ngoài việc được quan sát vẻ đẹp và sự tinh nghịchđáng yêu của các loài linh trưởng, du khách còn có thêm nhiều thông tin lýthú về những loài này. Từ đó chắc rằng tình yêu thiên nhiên trong mỗi conngười chúng ta sẽ bừng tỉnh và khi đó chúng ta sẽ trân trọng và cùng nhau bảovệ nguồn tài nguyên quý giá này.Và sau đây xin kính mời quí khách tiếp tục tham quan Vườn thực vậtcùng chị Hiền. Chúc quí khách có 1 buổi tham quan vui vẻ ạ!Vườn thực vật9Kính thưa quý khách! Vừa rồi quý khách đã được tham quan khu bảotồn thú linh trưởng. Và nơi quý khách đang đặt chân chính là khu vườn thựcvật trong vườn quốc gia Cúc Phương.Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảotồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực TâyBắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, HòaBình, Thanh Hóa.Đây là Vườn quốc gia đầu tiên và cũng là một trong những khu rừngđặc dụng lớn nhất tại Việt nam.Nơi đây có hệ động thực vật phong phú đadạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguycơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Công tác cứu hộ linhtrưởng và bảo tồn thực vật được Ban quản lí vườn chú trọng đem lại hiệu quảcao.Năm 1958 Vườn quốc gia Cúc Phương đã xây dựng được vườn thựcvật. Đây là khu vực được xây dựng nhằm sưu tập và gây trồng các loài thựcvật quý hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và Thế giới. Là một trong ba vườnthực vật tầm cỡ của thế giới theo danh sách công bố năm 1997.Đến nay, vườn đã sưu tập và bảo tồn được 811 loài cây trên diện tích167 ha. Các loài cây đều được chăm sóc và theo dõi sinh trưởng để nghiêncứu quá trình sinh trưởng, phát triển. Nhiều loài có triển vọng tốt có thể nhânrộng cho các chương trình trồng rừng bằng các loài cây bản địa.Trong số 811 loài cây trong vườn thực vật thì có 210 loài cây gỗ củaCúc Phương, 85 loài cây gỗ thuộc các vùng khác của Việt Nam, 5 loài nhậpnội. 25 loài cây thuộc họ ráy của Cúc Phương, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tretrúc, 17 loài Tuế, 15 loài cau dừa, 296 loài cây thuốc và 140 loài lan. Đặc biệttất cả các loài cây lấy gỗ của Cúc Phương như gió bầu, chò chai, chò chỉ,vàng anh, trường, gội, nang trứng …vv đều được theo dõi cẩn thận từ khâuhạt giống đến khi cây xuất vườn ươm.Trong tương lai đây sẽ là một cơ sởcung cấp giống cho các chương trình trồng rừng trên bản địa.10Đây là một điểm rất tốt cho việc đi bộ nhất là vào sang sớm hoặc chiềutối, với quãng đường đi bộ khoảng 3km. Du khách thăm quan trong vườn thựcvật khoảng 30 phút. Sau đó quý khách sẽ tiếp tục tham quan động người xưaĐộng người xưaVâng! Xin kính chào quý khách chúng ta vừa được tham quan khuvườn thự vật với rất nhiều loại cây quý hiếm được trồng và chăm sóc tại đây.Tiếp theo xin mời quý khách di chuyển theo tôi đến với Động Người Xưa mộtđiểm tham quan độc đáo, hấp dẫn được xem như là di sản quý khi đến vớirừng Quốc Gia Cúc Phương.Kính thưa quý khách.Từ đường ô tô trong VQG Cúc Phương, đi bộ trên cây cầu dài hơn 100m, đến chân dẫy núi đá vôi, leo lên với độ cao 45 m, vượt qua hơn 200 bậcthang đá và sắt là đến động Người Xưa. Động có chiều dài hơn 100 mét, tronghang tối, nhiều chỗ lối đi hẹp, vào thăm động phải chuẩn bị trước đèn pin,không dùng đuốc hay các nhiên liệu khác gây ô nhiễm và làm hư hại đến ditích. Điều đặc biệt ở đây là quý khách thăm động phải chuẩn bị hương, nến đểvào thăm viếng tổ tiên.Kính thưa quý khách trước mặt quý khách đây chính là Động NgườiXưa, động có 3 ngăn với cửa quay về hướng Tây Nam. Ngăn ngoài cùngrộng, sáng và thoáng, nơi có dấu tích của người tiền sử. Năm 1966 Viện khảocổ Việt Nam phối hợp với VQG Cúc phương, được sự giúp đỡ của cácchuyên gia Đức, đã tiến hành khai quật hang động này. Ngành khảo cổ đã thuđược các loại rìu đá, mũi nhọn xương, dao cắt bằng đá, vỏ ốc và than tro dàytới 2m…. Nguồn sống chính của người nguyên thủy ở đây là hái lượm cốcvật, trái cây, rễ cây rừng hoang dại, bắt các loài nhuyễn thể như ốc núi, ốcsuối làm thức ăn chính.,họ cũng đã biết dùng đá cuội, ba dan, riôlít,poócphinrít, đá, cát v.v... để chế tạo ra những chiếc rìu đá dùng để chặt cây,phá rừng, sáng tạo ra những chiếc nạo mỏng lưỡi để nạo vỏ cây, da thú. Họcòn nhặt trong lòng suối những viên cuội lớn để làm cối, những viên cuộ tròn11để làm chày nghiền hạt. Người hang Đắng còn biết nặn đất sét và nung làm đồđựng, những nồi vò của họ được nặn bằng tay và được chế tạo bằng bàn xoay,được trang trí vặn thừng, văn ấn vết lõm hình trăng khuyết. Điều đó chỉ rõcuộc sống định cư của người nguyên thủy ở đây. Trong tầng văn hóa còn tìmđược xương răng các loại động vật như: vượn , khỉ, gấu, lợn rừng, hươu naivà một số loại gặm nhấm, do người nguyên thủy săn bắt được đem về hang,ăn và vứt bỏ lại, chứng tỏ săn bắt cũng giữ một vị trí xứng đáng như mộtnguồn thức ăn quan trọng. trong thời kì này người nguyên thủy ở đây chưalàm nhà mà hang Đắng chính là "nhà" của họ. Nhưng đây không chỉ là nơi cưtrú, mà còn là khu mộ táng đặc biệt đã phát hiện được 3 ngôi mộ cổ với cácbộ xương người đã hoá thạch còn khá nguyên vẹn. Bằng phương pháp cácbon phóng xạ 14 các nhà khoa học đã xác định những bộ xương này cáchngày nay khoảng 7.500 năm. Thi hài người chết được chôn trong tư thế nằmco, xung quanh kè đã hộc, đáy lót đá dăm và xung quanh rắc thổ hoàng. Đâylà lối cấu trúc mộ cổ lần đầu tiên phát hiện được trong các di chỉ thuộcnền văn hoá Hoà bình, gợi lại những ý niệm sơ khai về tín ngưỡng tôngiáo nguyên thuỷ.Tiếp theo xin mời quý khách di chuyển vào sâu bên trong. Đây là ngăngiữa hẹp, tối và ẩm thấp không có dấu tích của người xưa, nhưng đặc biệt córất nhiều dơi, chính vì vậy hang động này còn có tên là Hang Đắng. Qua điềutra các nhà khoa học đã nhận định đây là hang động có số lượng loài dơi sinhsống nhiều nhất trên thế giới với 19 loài. Bên trong hang còn một ngăn nữacũng tối và ẩm nhưng có hệ thống nhũ đá rất đẹp. Với những buồng cô dâu,mẹ bồng con và rất nhiều nhũ đá có hình thù muông thú. Đặc biệt ở đây cónhũ đá được ví như bộ đàn đá khi gõ vào phát ra tiềng cồng tiếng chiêng củangười Mường. và bây giờ quý khách có 45 phút để tham quan và chụp ảnh,hết 45 phút xin mời quý khách quay trở ra để chúng ta tiếp tục tham quanđiểm tiếp theo khi đến với rừng Quốc gia Cúc Phương đó chính là cây Tròngàn năm.12Vâng xin cảm ơn quý khách!Cây tròTừ trung tâm Vườn theo một con đường mòn ngoằn nghèo trong rừnggià, trong một không gian vô cùng yên tĩnh, chỉ có những bản nhạc rừngmuôn thuở, trước một thiên nhiên hùng vĩ, say đắm lòng người, du khách mớicảm nhận được những giá trị đích thực của thiên nhiên. Con người với thiênnhiên như hoà quyện vào nhau làm cho tâm hồn du khách trở lên trong sánghơn, thanh khiết hơn và tình yêu thiên nhiên trong mỗi con người như bừngtỉnh.Du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy một dây leo khổng lồ, đườngkính gốc 0,5m, chạy dài hàng cây số vắt ngang rừng như một chiếc võng trời.Đó là dây bàm bàm ( Entada tonkinensis). Và đây nữa du khách còn ngạcnhiên hơn khi chứng kiến một cách sống tàn nhẫn và độc ác của một loài câytrong thế giới thực vật: Đó là loài Đa bóp cổ (Ficus sp). Loài đa này có cáchsống rất kỳ dị, nhờ có các loài chim ăn quả đa, hạt đa được nảy mầm trên cáchốc cây. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, tạo thành mộtmạng lưới bóp chặt lấy thân cây chủ. Năm tháng qua đi Đa bóp cổ bội bạc đãbóp chết cây chủ, thế mới biết thế giới thực vật cũng có cuộc sống không yênbình, mà luôn phải cạnh tranh giành lấy không gian dinh dưỡng, giành lạicuộc sống.Cũng trên tuyến đường đến với Cây chò ngàn năm du khách còn đượcchiêm ngưỡng một công trình kiến trúc về tầng cao của thế giới thực vật. Thậttuyệt vời, đó là những cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hise) cây caotới 70m, thân thẳng, tròn đều, nhìn xa như một phi thuyền lao vút lên trời cao.Cây cao to sừng sững giữa trời, vậy mà quả của chúng lại rất nhỏ nhắn xinhxinh, quả có 5 cánh mầu trắng ngà, khi chín rụng xoay tròn như chong chóngrơi nhè nhẹ từ trên cao xuống để rồi chỉ sau 1-2 ngày một cuộc sống mới lạibắt đầu.13Trên đường đi cách Cây chò ngàn năm không xa, bên tay phải có mộtcon đường mới mở, con đường này sẽ đưa bạn đến thăm một động mới tìmthấy ở Cúc phương. Động có rất nhiều nhũ đá đẹp và trước vẻ đẹp huyền ảovà lộng lẫy mà thiên nhiên đã tạo bầy động được đặt tên là Động Sơn cung.Kết thúc chặng đường 3 km trước mắt bạn là Cây chò xanh ngàn năm,điểm hẹn của tuyến đi. Sau khi thăm Cây chò xong bạn có thể về theo đườngcũ, nhưng nếu sức khoẻ cho phép bạn đi tiếp và cũng qua chặng đường 3 kmbạn sẽ gập đường đi Cây sấu cổ thụ, rẽ tay trái là đường về nơi đỗ xe.Tuyến đường thăm Cây chò không mấy khó khăn bạn chỉ cần chuẩn bịnước uống, vào mùa mưa bạn cần đi tất để chống vắt . Nếu bạn muốn thămĐộng sơn cung cần mang thêm đèn pin đẻ có ánh sáng khi vào thăm động.Thời gian cả đi và về cho tuyến này hết chừng 2,5 - 3 tiếng.Hệ sinh thái cây và conVườn Quốc Gia Cúc Phương có hệ sinh thái vô cùng phong phú và đadạng cả về số lượng và chủng loại, thảm thực vật và động vật.Thực vật.Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạttrần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích củacả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% sốhọ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6%số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương vớiưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán đến5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hìnhdốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng.Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thườngmỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chòchỉ hay đăng, hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đâycũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc.14Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đãthống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạchthuộc 887 chi trong 221 họthực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đạikích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ôrô. Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật baogồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanmavà Malesia. Đến nay, đã có 3loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ thực vật Cúc Phươnglà hồ trăn Cúc Phương, mua Cúc Phương và cui Cúc Phương. Vườn quốc giaCúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật củaViệt Nam. Vườn có diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m.Khí hậu ởCúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình nămkhoảng 24,7 °C. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bíẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳthú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động TrăngKhuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong,động San Hô...Trong vườn còn có suối nước nóng 38 . Hệ thực vật rất phong phú với1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụđều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hiện nay,vườn quốc gia CúcPhương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, cógiá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực vàtrên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho cácloài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mởrộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, câycảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.Động vật.15Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loàichim, 76loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiềuloài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặtbảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầuở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấptrên toàn cầu là Cầy vằn, loàibáo hoa mailà loài bị đe dọa ở mức quốc gia.Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây.Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương. CúcPhương nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấpTrung Bộ, tuy nhiên, chỉ có một loài có vùng phân bố giới hạn được ghi nhậntại đây là khướu mỏ dài. Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quantrọng tại Việt Nam.Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở CúcPhương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong mộtchuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong cáchang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghinhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang CúcPhương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lầnđầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.Đỉnh Mây BạcRừng Cúc Phương nằm trên phần cuối của dẫy đá vôi, chạy dài từ TâyBắc xuống Đông Nam, có độ cao trung bình 400 m với đỉnh núi cao nhất làĐỉnh mây bạc cao 648m - nơi đây được coi là nóc nhà của vùng duyên hảiBắc Bộ vì vậy nó thực sự trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thíchthiên nhiên và khám phá. Từ Trung tâm Vườn đi về hướng Đông Bắc khoảng3 km qua nhiều khu rừng già với nhiều dốc đá. Trên tuyến đi này du khách sẽ16thấy một loại dây leo thân gỗ (dây Bàm bàm) có kích thước thật ngỡ ngàng,với đường kính gốc tới 0,5m, chạy dài hàng cây số, vắt ngang giữa rừngSau chặng đường gian nan vất vả, lên đến đỉnh núi, bồng bềnh giữamây trời với một cảm giác khó quên du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnhCúc Phương, đồng bằng của 3 huyện thuộc 3 tỉnh ở 3 vùng là Nho Quan(Ninh Bình), Yên Thủy (Hoà Bình) và Thạch Thành (Thanh Hoá) . Đứng trênđỉnh Mây Bạc cao 648 m, ta có thể thả tầm mắt bao quát toàn cảnh VườnQuốc gia, trông thấy cố đô Hoa Lư với chùa Bái Đính nguy nga tráng lệ vàngắm nhìn trọn vẹn "Vịnh Hạ Long cạn" nằm ở phía bắc Ninh Bình. Nơi đâykhí hậu luôn ở khoảng 23 độ C.Với một nhóm nhỏ trên tuyến đi này chắc chắn bạn sẽ bắt gập nhiềuloài chim và may mắn bạn có thể gập một loài chim lớn, đó là loài Phượnghoàng đất, một loài chim quý hiếm của Việt nam . Phượng hoàng đất là loàichim ăn quả nên có chiếc mỏ tương đối lớn, dài tới 0,4 m, chúng thường làmtổ trên hốc đá, có cuộc sống gia đình khá đặc biệt. Khi đẻ trứng một con làmnhiệm vụ ấp trưng, thành viên còn lại trong gia đình phải đi kiếm mồi nuôi cảcon ấp trứng. được ví như chiếc võng trời.Tuyến đường đến Đỉnh mây bạc dàivà nhiều dôc đá (Đi bộ 6 km cả đi và về) vì vậy quý khách cần chú ý:- Tuyến này giành cho những người có sức khoẻ tốt, những người bịbệnh tim và một số bệnh đặc biệt khác không được đi tuyến .- Phải có trang bị bảo hộ tốt như giầy thể thao, tất chống vắt; quần dài- Nên mang ống nhòm để có thể quan sát được các điểm tham quan nóitrên .- Tuyến đi này phải có hướng dẫn viên của vườnĐộng Sơn Cung và Hồ Yên QuangXin chào quý kháchTrải qua một chặng đường dài đi qua các điểm chắc quý khách đangrất mệt. Vậy quý khách hãy dừng chân nghỉ ngơi giây lát, nơi quý khách đang17dừng chân là đường vào Động Sơn Cung, với không khí thoáng mát, hi vọngsẽ đem đến cho quý khách những cảm nhận riêng biệt.Trước khi vào trong Động quý khách cần lưu ý một số điểm sau:Chắc quý vị đã chuẩn bị cho mình những chiếc đèn pin cầm tay rồichứ ? Những chiếc đèn pin là vật dụng không thể thiếu khi đi vào trong độn,quý khách nên chú ý quan sátQuý khách chú ý đá dễ trơn trượt nên tránh đeo tông và dép cao gótHồ Yên Quang - một hồ nước ngọt nằm trên địa bàn xã Yên Quang,huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình (hồ Yên Quang tiếp giáp vớiVườn quốc giaCúc Phương). Hồ Yên Quang cùng với hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái lànhững hồ nước lớn nhất ở Ninh Bình với diện tích 180 ha và trữ lượng nước5,6 triệu m3.[1] Hồ Yên Quang được biết đến với những dự án nuôi trồng thủysản lớn trên hồ. Đây cũng là một hồ câu cá và phát triển du lịch nghỉ dưỡngcuối tuần ở Ninh Bình.Hồ Yên Quang có chiều dài 7 km, chiều rộng khoảng 1,2 km, độ sâutrung bình 8m.Hồ Yên Quang là hệ thống gồm 4 hồ lớn có tên là hồ 1, hồ 2, hồ 3, hồ 4nằm liền nhau được ngăn cách bằng hệ thống đập thủy lợi. 3 hồ lớn hơn nằmtrên địa phận xã Yên Quang, riêng hồ 4 gần như nằm trong địa phận xã VănPhương. Hồ Yên Quang là một thắng cảnh thuộc vùng đệm của vườn quốcgia Cúc Phương, giữa hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi miếu thờ vàmặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều đàn chim nước bơi lội. Trên mặt hồ nướctrong xanh in bóng những vách núi, rừng cây và những chiếc thuyền câu nhonhỏ, cảnh sắc khá hoang sơ và tĩnh lặng. Hồ Yên Quang cũng là một hồ câucá của người dân Ninh Bình và du khách.Từ hồ 3 leo qua Quèn lá vào một thung đất tương đối bằng phẳng, rộngkhoảng 100 ha đó là Thung lá. Vượt qua Thung lá, leo tới chân dẫy núi đã vôi18là du khách tới Động Phò Mã giáng. Ngay phía ngoài cửa động có một nhũ đágiống hệt hình hài của một vị Phò mã. Bên trong động có nhiều buồng, mỗibuồng lại có cấu tạo lộng lẫy bởi hệ thống nhũ đá, uy nghi như những cungđình.Hệ thống đập xả ở hồ Yên Quang đã được sửa chữa, nâng cấp thànhmột hệ thống công trình thủy lợi lớn, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đờisống của nhân dân các xã quanh thị trấn Nho Quan. Với một hệ thống đậptràn, tưới tiêu, hệ thống giao thông thuận lợi chỉ cách thành phố Ninh Bình 45Km và ngay trung tâm Nho Quan, hồ Yên Quang trở thành một điểm du lịchsinh thái, môi trường du lịch cuối tuần để vui chơi giải trí cho du khách trongvà ngoài nước.Bản Mường: 15km đi bộ xuyên qua rừng già và một đêm nghỉ lại tạinhà sàn truyền thống.Tuyến đường đến điểm du lịch này khá mạo hiểm, dành cho ai mạnhmẽ vì nó là tuyến đi bộ xuyên rừng ngủ bản.Từ trung tâm Vườn đi bộ về phíaTây, vượt qua con đường bê tông dài chừng 3 km là tới Cây Sấu cổ thụ. TừCây Sấu cổ thụ đi tiếp theo con đường mòn nhỏ chừng 13 km xuyên rừng làta tới được bản Mường. Bản Mường nằm bên dòng sông Bưởi thơ mộng vớinhiều bản sắc văn hóa truyền thống, những căn nhà sàn thấp lợp lá gồi hoặccỏ gianh, những khung cửi dệt thổ cẩm sắc màu sặc sỡ.Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng: Thiên nhiên CúcPhương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địaphương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quantrọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Trong thời gian ở bản, ngườiMường với lòng nhiệt tình, mến khách sẽ mang lại cho du khách thời gianthoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám phá những nét văn hoá bản địa độc đáo.19Chương trình văn nghệ dân tộc: Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hộichiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn được thưởngthức những điệu múa, những bài hát truyền thống của dân tộc Mường và cácdân tộc vùng cao, những chàng trai, cô gái Mường trong trang phục truyềnthống với màu sắc sặc sỡ bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du kháchmột đêm rừng đầy thú vị. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn vàphát huy truyền thống văn hoá các dân tộc vùng núi nói chung và văn hoá dântộc Mường nói riêng.Bản sắc văn hoá:Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống củacộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng, đó lànhững nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khungdệt thổ cẩm, độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống củacộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.Trung tâm xuyên qua khu rừng già, thung lũng, vượt đèo dốc với chiềudài chừng 16 km, du khách sẽ tới bản Mường (bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa,huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình). Bản Khanh nằm bên tả ngạn sông Bưởi vớinhững nếp nhà sàn, ruộng bậc thang… Đường đến bản Mường dài và phảiqua nhiều dốc cao với thời gian từ 6-8 tiếngCon người: Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồngngười Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếpnhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổcẩm.Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộngđồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Khách cóthể tới làng Khanh, một làng du lịch sinh thái với những ngôi nhàtruyền thống của người Mường. Bà con trong làng đã được chuyển giao côngnghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, khôi phục nghề dệt thổ cẩm. Ban Quảnlý Vườn Cúc Phương cũng đang mở rộng mô hình làng Khanh ra các bản làngkhác để hình thành tuyến du lịch sinh thái bản20làng. Du khách cũng có thể nghỉ đêm trong những ngôi nhà nhỏ haiphòng nằm nép dưới bóng cây ở vùng đệm của rừng.Đến rừng quốc gia, du khách cũng có thể thưởng thức món dê núi đặcsản của Ninh Bình và món ốc núi đặc biệt chỉ có ở đây. Các món ăn hấp dẫnkhác gồm: gà vườn nướng, cá rô chiên ròn nhắp rượu gạo lúa nương Mườngcay cay ngọt ngọt…Dân cư: Khi vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập, có khoảng500 người sống trong các xóm thuộc vùng lõi của vườn quốc gia này. Tronggiai đoạn di dời đầu tiên, kết thúc vào cuối năm 1990, 6 xóm với 650 ngườiđã được chuyển đến định cư ở vùng bán sơn địa ngoài cửa vườn. Tuy nhiên,hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trongvườn. Số dân này cũng đang được lên kế hoạch để di dời. Khoảng trên 62000dân sống ở vùng đệm của vườn quốc gia, rất nhiều người trong số họ có cuộcsống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong vườn .CúcPhương là một trong 2 xã miền núi của huyện Nho Quan.Trung tâm vườn có9 bản trong đó địa phận tỉnh ThanhHoá 2 bản, Hoà Bình 1 bản (bản Khanh) , Ninh Bình 6 bản(bản Mạc,bản Đang, bản Mền, bản Đồng Cơn, bản Đăng và sâu nhất là bản Bống).Sốbản trên đất Ninh Bình đều nằm gần đường ô tô từ cửa rừng đến trung tâm.Tập quán sinh hoạt: Người Mường Cúc Phương ở nhà sàn làm bằnggỗ, vách thường làm bằng nứa, giữa thờ thần rừng và gia tiên, gian giữa cómột cửa sổ nhìn ra hướng cổng.Ngày lễ Tết hoặc cúng giỗ tổ tiên, cổng được quét vôi treo vào đó cáirổ, thúng hoặc nồi hỏng.Về tôn giáo, người Mường Cúc Phương có hai tôn giáo chính, đó là đạoPhật và đạo Thiên chúa.Trong bản có già bản là người cao tuổi có uy tín, cóhiểu biết.21Trong bản còn có một nhân vật quan trọng là thầy mo, việc chính làcúng ma .Thầy mo có chút hiểu biết về các loại lá cây rừng để chữa các bệnhthông thường.Người Mườngkhông có chữ viết riêng, có tiếng nói riêng nhưng có mộtsố từ vực có dùng cả tiếng Kinh, những từ vực ấy khi phát âm có lái đi mộtchút.Người Mường có tập tục “Quyền ún” (“ún” là em ) nghĩa là quyền củangười nhỏ nhất trong nhà không kể trai hay gái thể hiện lĩnh vực bán đổi cáctài sản trong nhà.Người Mường Cúc Phương trước ngày di dời khỏi trung tâm rừng,phương thức canh tác là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, sắn, chặt cây làmnương rẫy, tháng 9 thu hoạch lúa ngô. Văn hoá ẩm thực Cúc Phương đượcbiết đến với rượu cần và cơm lam.Trong tập tục cưới hỏi,thách cưới to nhỏ phụ thuộc vào vị trí xã hội,quan hệ của nhà gái.Lưu ý:Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau khi tham quan Cúc Phương: Giàyđi rừng, mũ, nước uống, thức ăn, băng gạc y tế, thuốc chống muỗi…Nên mang theo ống nhòm để ngắm cảnh phía xa.Có một mẹo để tránh vắt chui vào người vào mùa mưa như sau: bạnmua thuốc DEP (loại chống ghẻ) rất phổ biến, ở dạng kem. Dùng DEP bôivào các khu vực nhạy cảm như đầu, gáy, cổ áo, cổ tay, ống chân, xung quanhthắt lưng một vòng từ bụng ra sau lưng. Mùi khét của DEP làm cho muỗi vắtrừng đều sợ.Chúc quý khách có một kỳ nghỉ vui vẻ tại bản Mường nơi đây!10.Hệ Sinh Thái VưỜn Quốc Gia Cúc Phương .Vườn Quốc Gia Cúc Phương có hệ sinh thái vô cùng phong phú vàđa dạng cả về số lượng và chủng loại, thảm thực vật và động vật.22Thực vật.Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạttrần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích củacả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% sốhọ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6%số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương vớiưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán đến5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hìnhdốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng.Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thườngmỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chòchỉ hay đăng, hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đâycũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc.Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đãthống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạchthuộc 887 chi trong 221 họthực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đạikích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ôrô. Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật baogồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanmavà Malesia. Đến nay, đã có 3loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ thực vật Cúc Phươnglà hồ trăn Cúc Phương, mua Cúc Phương và cui Cúc Phương. Vườn quốc giaCúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật củaViệt Nam. Vườn có diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m.Khí hậu ởCúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình nămkhoảng 24,7 °C. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bíẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳthú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng23Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong,động San Hô...Trong vườn còn có suối nước nóng 38 . Hệ thực vật rất phong phú với1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụđều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hiện nay,vườn quốc gia CúcPhương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, cógiá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực vàtrên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho cácloài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mởrộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, câycảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.Động vật.Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loàichim, 76loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiềuloài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặtbảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầuở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấptrên toàn cầu là Cầy vằn, loàibáo hoa mailà loài bị đe dọa ở mức quốc gia.Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây.Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương. CúcPhương nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấpTrung Bộ, tuy nhiên, chỉ có một loài có vùng phân bố giới hạn được ghi nhậntại đây là khướu mỏ dài. Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quantrọng tại Việt Nam.24Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở CúcPhương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong mộtchuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong cáchang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghinhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang CúcPhương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lầnđầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.25
Tài liệu liên quan
- nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ở đà lạt
- 50
- 862
- 0
- Xây dựng mô hình du lịch vì người nghèo tại vườn quốc gia Cúc Phương
- 116
- 579
- 0
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy
- 101
- 1
- 9
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam - Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trình độ cơ bản
- 175
- 713
- 2
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: So sánh quy trình dệt lụa truyền thống của Việt Nam với Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản
- 13
- 370
- 0
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
- 25
- 1
- 7
- NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH: Thuyết trình về Văn miếu Quốc tử giám
- 29
- 6
- 34
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Tuyến điểm Sa pa
- 19
- 586
- 1
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Giải thích Các thuật ngữ : Đại Việt, An Nam, Việt Nam, Việt cộng, Việt minh, phỉ. + Ý nghĩa các biểu tượng Thực vật điển hình trong kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam.
- 30
- 1
- 4
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
- 16
- 1
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(54.98 KB - 25 trang) - Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bản đồ Du Lịch Cúc Phương
-
Khách Sạn Và điểm Du Lịch Trên Bản đồ Vườn Quốc Gia Cúc Phương
-
Lưu Ngay Tất Tần Tật Kinh Nghiệm Du Lịch Rừng Cúc Phương Mới Nhất
-
Các điểm Thăm Quan - Cuc Phuong National Park
-
Bản Dồ Du Lịch Tràng An Tam Cốc Cúc Phương Hang Múa Ninh Bình
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Rừng Cúc Phương Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Vườn Quốc Gia Cúc Phương Ninh Bình - Tour Du Lịch
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Cúc Phương, Ninh Bình (Cập Nhật 08/2022)
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Rừng Cúc Phương | Vườn Quốc Gia đầu Tiên
-
Bản đồ đường đi Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Du Lịch Ninh Bình
-
Giá Vé Và Kinh Nghiệm Du Lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương
-
Học Sinh Và Người Dân Cùng Tham Gia Lập Bản đồ 3D Vườn Quốc Gia ...
-
Hướng Dẫn Du Lịch Vườn Cúc Phương: Cách Di Chuyển, Nơi ở Và ...
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Cúc Phương: Đường đi, Khám Phá, Lưu ý