Sổ đỏ Và Sổ Hồng - Sổ Nào Giá Trị Hơn? Hỗ Trợ Miễn Phí 24/7

Sổ đỏ và sổ hồng là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn, không phải ai cũng nắm bắt đầy đủ những thông tin quan trọng cũng như các giá trị của sổ đỏ và sổ hồng, vì vậy mà ngày càng có nhiều những khách hàng mong muốn được hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến sổ hồng và sổ đỏ. Nếu bạn vẫn chưa phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tránh những sai phạm không đáng có.

>> Liên hệ luật sư đất đai, gọi ngay 1900.6174

sổ đỏ và sổ hồng
Sổ đỏ và sổ hồng – Sổ nào giá trị hơn?

Nội dung bài viết

Toggle
  • Sổ hồng là gì? Giá trị của sổ hồng?
  • Sổ đỏ là gì? Giá trị pháp lý của sổ đỏ?
  • Sổ đỏ và sổ hồng sổ nào giá trị hơn?
  • Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ
  • Hợp nhất sổ hồng và sổ đỏ
  • Điều kiện để được cấp sổ đỏ
  • Những trường hợp không được cấp sổ đỏ?

Sổ hồng là gì? Giá trị của sổ hồng?

Theo quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ, sổ hồng là tên gọi ngắn gọn hơn của văn bản “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn). Tất cả các thông tin về quyền sử dụng đất như số thửa, số tờ bản đồ, diện tích đất, loại đất, thời hạn sử dụng đất … và quyền sở hữu nhà như diện tích, số tầng, kết cấu … đều sẽ được thể hiện đầy đủ trên sổ hồng.

Để nhận dạng, sổ có màu hồng nhạt và được cấp bởi UBND tỉnh nơi có đất sở hữu.

Tham khảo ngay bài viết: Sổ hồng đồng sở hữu và những lưu ý cần biết

Sổ đỏ là gì? Giá trị pháp lý của sổ đỏ?

Theo quy định tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính, sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại khu vực không nằm trong đô thị (nông thôn).

Sổ đỏ đa phần sẽ được cấp cho các hộ gia đình vì thường gắn với nhiều loại đất (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn), vậy nên khi làm các giao dịch dân sự hay chuyển nhượng đất đai thì phải có chữ ký đồng ý của tất cả các thành viên từ 18 tuổi trẻ lên có tên trong hộ khẩu của gia đình.

Để nhận dạng, sổ có màu đỏ đậm và được cấp bởi UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc nông thôn nơi có đất cần làm sổ đỏ.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Sổ đỏ và sổ hồng sổ nào giá trị hơn?

Trên thực tế, rất khó có thể so sánh được xem sổ đỏ và sổ hồng cái nào giá trị hơn bởi việc xác định giá trị của sổ đỏ và sổ hồng còn phụ thuộc vào giá trị của miếng đất cũng như những tài sản liên quan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xem xét giá trị của sổ đỏ và sổ hồng dựa theo góc nhìn về hai giá trị sau:

– Giá trị pháp lý: sổ hồng và sổ đỏ đều được sử dụng để chứng thực pháp lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người sử dụng do nhà nước có thẩm quyền cấp, vậy nên sổ hồng và sổ đỏ có giá trị pháp lý như nhau.

– Giá trị thực tế: muốn biết giá trị của sổ hồng và sổ đỏ cái nào lớn hơn thì còn phải phụ thuộc vào giá trị tài sản đã được chứng nhận, còn không sẽ không thể phân biệt giá trị thực tế chính xác của chúng.

>>> Tư vấn giá trị của sổ đỏ và sổ hồng dựa trên số tài sản liên quan? Liên hệ 1900.6174

Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Tiêu chí Sổ đỏ Sổ hồng
Ý nghĩa Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 

 

Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

– Cấp một giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở cho chủ sở hữu nhà ở hay chủ sở hữu đất ở.

– Cấp một giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất 

Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ Xây dựng ban hành
Màu sắc Màu đỏ Màu hồng nhạt

Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2009, sổ đỏ và sổ hồng đã được quy định thống nhất về thành một loại chung có tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” được ban hành bởi Bộ Tài Nguyên và môi trường.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Luật Đất đai hiện hành là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 thì vẫn có giá trị pháp lý mà không cần đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

sổ đỏ và sổ hồng
Cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Hợp nhất sổ hồng và sổ đỏ

Vào năm 2009, Chính phủ đã ban hành những nghị định mới để thống nhất sổ hồng và sổ đỏ về chung một loại giấy chứng nhận. Theo đó. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phát hành một mẫu văn bản thống nhất hai loại Giấy chứng nhận và sẽ được áp dụng với mọi loại đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên phạm vi cả nước.

Ngoài ra, Điều 97 Luật Đất đai 2013 cũng có những quy định rất cụ thể về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

– Người có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở hay các tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên một mẫu văn bản thống nhất cả nước được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

>>> Tóm lại, sổ đỏ và sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có bìa màu hồng.

Luật sư hỗ trợ giấy tờ làm thủ tục hợp nhất sổ hồng và sổ đỏ? Tổng đài pháp luật 1900.6174

Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 khoản 3 Điều 100 Luật đất đai năm 2013, những trường hợp có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ là:

– Các cá nhân, các hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà có các giấy tờ đất đai hợp pháp như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các giấy tờ thừa kế hợp pháp…

– Các cá nhân, các hộ gia đình đang sử dụng đất có một trong những loại giấy tờ quy định tại khoản 1 nhưng trên giấy tờ lại có tên của người khác kèm chữ ký các bên có liên quan nhưng không có tranh chấp và chưa thực hiện quyền chuyển nhượng đất.

– Các cá nhân, các hộ gia đình sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án, công nhận các kết quả sau khi hòa giải. Ngoài ra còn các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Nếu bạn đủ tất cả những giấy tờ theo quy định của pháp luật, kể cả đó là giấy tờ của ông bà bạn thì bạn vẫn đủ điều kiện để cấp sổ đỏ.

Thực tế, thủ tục cấp sổ đỏ thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>>> Tư vấn cụ thể về các điều kiện cấp sổ đỏ? Gọi 1900.6174

sổ đỏ và sổ hồng
Điều kiện được cấp sổ đỏ và sổ hồng

Những trường hợp không được cấp sổ đỏ?

Có 7 trường hợp sau sẽ không được cấp sổ đỏ theo quy định tại điều 19, Nghị định 43/2014/CP:

– Người đang quản lý hoặc đang sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; Các trường hợp thuê đất của người sử dụng đất (trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế);

– Người nhận khoán đất trong các khu đất nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện cấp sổ đỏ

– Người sử dụng đất và có đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Các tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng và mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khi, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

– Các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai

Vừa rồi là một số những lưu ý quan trọng về phân biệt sổ đỏ và sổ hồng mà Tổng đài pháp luật muốn chia sẻ để tránh trường hợp sử dụng sai quy định hay sai mục đích. Sổ đỏ và sổ hồng nói chung hay các vấn đề liên quan đến đất đai nói riêng luôn là những vấn đề phức tạp, vậy nên nếu có những thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được những hỗ trợ tốt nhất từ các luật sư giàu kinh nghiệm trong ngành.

Từ khóa » Sổ Hồng Và Sổ đỏ Sổ Nào Giá Trị Hơn