Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam. Mục Tiêu Và Chức Năng - VMEX

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị được Bộ công thương Việt Nam cấp phép, chuyên tổ chức giao dịch các loại hợp đồng hàng hóa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quá trình hình thành phát triển, mục tiêu và chức năng cũng như cách thức giao dịch trong bài viết dưới đây

TÓM TẮT ẩn 1 Giới thiệu Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam 1.1 Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì? 1.2 Quá trình thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam 1.3 Hành lang pháp lý, nghị định 1.4 Cơ cấu tổ chức, hoạt động 2 Mục tiêu và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Việt nam 2.1 Mục tiêu ra đời 2.2 Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa 2.2.1 Bảo hiểm giá 2.2.2 Tạo lập thị trường 2.2.3 Thu thập và phổ biến thông tin thị trường 2.2.4 Phân loại hàng hóa 3 Ưu điểm khi giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa 4 Cách giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa MXV

Giới thiệu Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì?

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)  là tổ chức duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa, được cấp phép bởi Bộ Công Thương. Chuyên cung ứng các giao dịch hàng hoá kỳ hạn và vật chất cho các cá nhân và tổ chức có đăng ký kinh doanh phù hợp pháp luật Việt Nam

Sở giao dịch đóng vai trò là cổng kết nối trung gian uy tín và duy nhất của Việt Nam ra thị trường hàng hoá quốc tế. Các hàng hóa giao dịch tại Sở tập trung vào ngành hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu và những sản phẩm chiến lược, chủ lực như như cà phê, gạo, xăng dầu, …

 

Quá trình thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

  • 28/12/2006 Nghị định số 158/2006/NĐ_CP quy định về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
  • 01/09/2010 Giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam
  • 09/04/2018 Nghị định số 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP
  • 08/06/2018 Giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa
  • 18/06/2018 Bộ Công Thương chấp thuận hồ sơ của MXV về giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông
  • 20/06/2018 MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) Áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu
Quá trình thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

 

Hành lang pháp lý, nghị định

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động dựa trên:

  • NĐ 158/2006/NĐ_CP về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
  • 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP: cho phép liên thông với Sở giao dịch quốc tế và cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch
  • Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) Áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu

 

Cơ cấu tổ chức, hoạt động

Để dễ so sánh và hình dung, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) hoạt động tương tự như Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) hay Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sở hoạt động như một trung gian kết nối nhà đầu tư, công ty thành viên và và Sở giao dịch hàng hóa quốc tế

  • Công ty thành viên như VMEX, VNF, GCL: hoạt động tương tự vai trò của công ty chứng khoán: VPS, VND, HSC,…
  • Sở giao dịch hàng hóa quốc tế như CBOT, COMEX, NYMEX, ICE EU, TOCOM, SGX, … là nơi hàng hóa được niêm yết
Cấu trúc thị trường hàng hóa Việt Nam

Sở giao dịch hàng hóa sẽ có nhiều phòng ban, bộ phận tương tự HOSE, HNX và các bộ phận đặc thù như Trung tâm giao nhận hàng hóa, Trung tâm thanh toán bù trừ, …..

Điểm khác biệt dễ nhận thấy là Sở giao dịch hàng hóa MXV là đơn vị duy nhất của Việt Nam về lĩnh vực hàng hóa. Và tính chất quốc tế được thể hiện khi MXV được phép kết nối liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa lớn khác trên thế giới, cho phép nhà đầu từ giao dịch những mặt hàng trên các sàn này bên cạnh các sản phẩm được niêm yết trực tiếp tại MXV.

Đây chính là lợi thế khi so sánh với kênh chứng khoán, quy mô thị trường lớn hơn, các sản phẩm phổ biến, lâu đời, có độ tin cậy cao và thanh khoản lớn hơn nhiều so với các sản phẩm nội bộ của thị trường Việt Nam

Mục tiêu và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Việt nam

Mục tiêu ra đời

Cung cấp các công cụ phái sinh thông qua các loại hợp đồng tương lai hàng hóa cho nhà đầu tư thực hiện các mục đích khác nhau như bảo hiểm giá, hoặc làm công cụ đầu tư, công cụ quản trị rủi ro.

Trước đây khi chưa có Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, sản xuất hàng hóa phải thực hiện giao dịch và bảo hiểm giá thông qua các phòng ban của ngân hàng với nhiều thủ tục, hồ sơ phức tạp. Hiện tại, việc giao dịch qua Sở đã đơn giản hóa quy trình, cho phép đặt lệnh trực tiếp và danh mục sản phẩm đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Đồng thời, 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung vào năm 2018 cũng cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch, mở ra một kênh đầu tư tài chính mới bên cạnh kênh chứng khoán truyền thống. Kênh đầu tư hàng hóa này với nhiều ưu điểm như giao dịch T+0, hai chiều, thị trường quốc tế đã thu hút được lượng lớn nhà đầu tư chứng khoán, CFD tham gia.

Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa

Bảo hiểm giá

Điệp khúc” được mùa mất giá” xảy ra thường xuyên, việc nông sản sản xuất ra nông sản bị thương lái ép giá. Việc niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa được tiêu chuẩn hóa và định giá trước thời điểm giao dịch sẽ ổn định giá cả và hạn chế rủi ro cho người sản xuất nhỏ lẻ.

Điều này hết sức có ý nghĩa khi nước ta là nước xuất khẩu nông nghiệp lớn như cà phê Robusta đứng thứ nhất, cao su đứng thứ 2 nhưng giá thất thường. Người nông dân không được lợi khi giá tăng.

Ngoài ra, những doanh nghiệp có nhu cầu hàng hóa có thể sử dụng các công cụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để đảm bảo giá nguyên liệu ổn định. Ví dụ với giá thép, các công ty xây dựng có thể mua thép với giá xác định trong tương lai, biến động giá thị trường sẽ không ảnh hưởng đến giá thành xây dựng của công ty. Như vậy tránh được tình trạng giá nhà bán ra điều chỉnh theo giá thép, thiệt hại cho người mua nhà.

Tạo lập thị trường

Sở Giao dịch Hàng hóa đóng vai trò giúp kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm từ người nông dân trồng cà phê, đến nhà chế biến rang xay, các đơn vị xuất khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng, kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau để tạo nên một thị trường hàng hóa với các quy chuẩn nhất định, giúp các nhà đầu tư giao dịch hàng hóa một cách thuận tiện.

Thu thập và phổ biến thông tin thị trường

Người mua và người bán trên Sàn Giao Dịch Hàng hóa  cùng tham gia vào giao dịch các hợp đồng hàng hóa sau khi đánh giá xu hướng giá cả và triển vọng tăng hoặc giảm giá của hàng hóa đó. Chính vì vậy Sở Giao dịch Hàng hoá là nơi cung cấp các thông tin cần thiết  và các dữ liệu thống kê có liên quan đến tình hình giao dịch các loại hàng hóa, từ đó làm cơ sở giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình.

Phân loại hàng hóa

Hàng hoá được giao dịch trên các Sàn Giao Dịch Hàng hóa đã được xếp theo các đặc điểm nhất định được gọi là bản đặc tả hợp đồng. Với việc đưa ra các bản đặc tả hợp đồng của các loại hàng hóa khác nhau, nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra đựa lựa chọn rổ hàng hóa nào phù hợp nhu cầu và mục đích đầu tư của mình.

TÌM HIỂU VỀ ĐẦU TƯ HÀNG HÓA

 Kênh đầu tư HỢP PHÁP được cấp phép giao dịch tại Việt Nam

Tôi muốn được tư vấn

Ưu điểm khi giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa

Trên thị trường tài chính có rất nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện tại chỉ có 2 kênh đầu tư hợp pháp là chứng khoán và hàng hóa, trong đó giao dịch hàng hóa là kênh duy nhất liên thông với thị trường quốc tế. Hãy cùng xem qua một vài ưu điểm của giao dịch hàng hóa so với giao dịch chứng khoán cơ sở:

  • Thị trường liên thông quốc tế, tính thanh khoản lớn
  • Giờ giao dịch linh hoạt, 23/24 giờ/ngày, giao dịch cả vào buổi tối, ngoài giờ hành chính
  • Giao dịch T+0: Khớp lệnh Mua/ Bán ngay lập tức trong phiên
  • Giao dịch hai chiều, lệnh bán khống giúp có cơ hội lợi nhuận ngay cả khi giá giảm
  • Không thuế giao dịch, không lãi vay/ phí qua đêm, không phí quản lý tài khoản
  • Không giới hạn biên độ giao dịch (*) hoặc có biên độ mở rộng
  • Dữ liệu thực, đáng tin cậy, bảng giá real-time, do các Sở quốc tế cung cấp
  • Nộp rút tiền linh hoạt, nhanh chóng
Giao dịch hàng hóa so với đầu tư chứng khoán

So sánh với các kênh đầu tư khác: Tại Việt Nam, đầu tư forex, crypto, BO,… không có hành lang pháp lý, không được giám sát và quản lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong nạp rút tiền, gian lận giao dịch và phải chịu nhiều loại phí ẩn phát sinh

So sánh các kênh đầu tư tại Việt Nam

Tìm hiểu thêm: hàng hoá phái sinh là gì

Cách giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa MXV

Để có thể giao dịch hàng tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, bạn cần:

  1. Mở tài khoản giao dịch tại thành viên được cấp phép bởi MXV
  2. Tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thị trường, vốn và cách thức giao dịch
  3. Nộp tiền ký quỹ và kích hoạt tài khoản giao dịch
  4. Thực hiện chiến lược giao dịch thông qua việc đặt lệnh trên phần mềm giao dịch CQG
  5. Theo dõi và nhận sao kê giao dịch hàng ngày thông qua email
  6. Rút tiền hoặc nạp thêm tiền theo nhu cầu, biến động số dư sẽ được thông báo qua tin nhắn sms

Hai bước đầu tiên rất quan trọng, bao gồm:  lựa chọn công ty thành viên, nhân viên tư vấn và tìm hiểu sản phẩm phù hợp. Lưu ý:

  • Lựa chọn công ty được cấp phép, có kinh nghiệm tư vấn với hệ thống tin tức chính xác và kịp thời.
  • Sau đó cần xác định số vốn tham gia đầu tư, mức rủi ro có thể chấp nhận được và khẩu vị đầu tư để chọn sản phẩm giao dịch phù hợp với nhu cầu và có thể mang lại hiệu quả tốt nhất

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX (VMEX JSC) tự hào là một thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV), được chính thức cấp phép và bảo lãnh về Giao dịch phái sinh hàng hóa. 

MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ

 Đầu tư hàng hóa hợp pháp  Lợi nhuận từ 5-10% (*)

MỞ TÀI KHOẢN NGAY

Từ khóa » Các Sở Giao Dịch Hàng Hóa Tại Việt Nam