Số Hiệu Của Chứng Từ Kế Toán Là Gì - Hỏi Đáp

Chứng từ kế toán Đây là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. cùng Kế toán Việt Hưng qua bài viết ngay sau đây.

Nội dung chính Show
  • Khái niệm và phân loại chứng từ kế toán | Kế toán Việt Hưng
  • 1. Khái niệm về chứng từ kế toán
  • 2. Nội dung của một bản chứng từ kế toán
  • a. Các yếu tố cơ bản
  • b. Các yếu tố bố sung của chứng từ kế toán
  • 3. Phân loại chứng từ kế toán
  • 4. Các loại chứng từ kế toán cơ bản
  • Video liên quan
Khái niệm và phân loại chứng từ kế toán

1. Khái niệm về chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế tài chính tại một hoàn cảnh (không gian, thời gian) nhất định.Bản chứng từ là sự chứng minh về tính hợp pháp đồng thời là phương tiện thôngtin về kết quả nghiệp vụ kinh tế.

2. Nội dung của một bản chứng từ kế toán

Một bản chứng từ kế toán sẽ bao gồm 2yếu tố: các yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung.

a. Các yếu tố cơ bản

Là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các chứng từ kế toán, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp của chứng từ, đây chính là cơ sở để chứng từ thực hiện chứng năng thông tin, là cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin. Các yếu cơ bản bao gồm:

Tên chứng từ: loại nghiệp vụ được chứng từ phản ánh.

Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân liên quan đến nghiệp vụ

Ngày và số chứng từ: là căn cứ để xác định thời gian ghi sổ kế toán, thời gian lưu trữ và hủy chứng từ. Số chứng từ bao gồm: số thứ tự của chứng từ và tên hiệu

Nội dung kinh tế của nghiệp vụ: cần ghi cụ thể: cần ghi ngắn gọn, đầy đủ nhưng phải đảm bảo tính thông dụng và dễ hiểu.

Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị: được viết đồng thời bằng số và chữ

Tên, chữ ký của người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp vụ. Trong trường hợp liên quan đến tư cách pháp nhân của đơn vị kế toán thì yêu cầu bắt buộc phải có tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đơn vị và đóng dấu đơn vị.

b. Các yếu tố bố sung của chứng từ kế toán

Là các yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm rõ các đặc điểm cá biệt của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản hóa công tác kế toán như:

Quan hệ của chứng từ đến các loại sổ sách kế toán, tài khoản

Định mức của nghiệp vụ hay quy mô kế hoạch

Phương tiện thực hiện

Thời gian bảo hành

3. Phân loại chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu thông tin của quản lý và hạch toán kế toán.

Việc phân loại chứng từ kế toán được khái quát theo bảng:

Tiêu thức phân loại Kết quả phân loại
Công dụng của chứng từ Chứng từ mệnh lệnh: lệnh chi, lệnh xuất kho Chứng từ thực hiện: hóa đơn, phiếu chi, phiếu xuất kho Chứng từ thủ tục kế toán: bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ.. Chứng từ liên hợp: hóa đơn kiêm phiếu xuất, phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ,
Địa điểm lập chứng từ Chứng từ bên trong: bảng thanh toán lương, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản kiểm kê, Chứng từ bên ngoài: các chứng từ ngân hàng, hóa đơn nhận người bán,..
Mức độ khái quát của chứng từ Chứng từ tổng hợp Chứng từ ban đầu: chứng từ trực tiếp, chứng từ gốc,..
Số lần ghi trên chứng từ Chứng từ ghi nhiều lần Chứng từ ghi 1 lần
Nội dung nghiệp vụ kinh tế Chứng từ về TSCĐ Chứng từ về tiền Chứng từ về tiền lương Chứng từ về vật tư Chứng từ về tiêu thụ Chứng từ thanh toán với ngân sách
Tính cấp bách của nghiệp vụ Chứng từ báo động Chứng từ bình thường

4. Các loại chứng từ kế toán cơ bản

Các loại chứng từ kế toán liên quan đến tiền + Phiếu thu tiền

+ Phiếu chi tiền

+ Phiếu chi tiền

+ Uỷ nhiệm chi

+ Nộp tiền vào tài khoản

+ Chuyển tiền nội bộ

+ Tiền đang chuyển

Các loại chứng từ liên quan đến hoá đơn + Hoá đơn bán hàng

+ Hoá đơn mua hàng

+ Hàng bán trả lại

+ Hàng mua trả lại hàng

+ Tổng hợp hoá đơn bán lẻ

Các loại chứng từ liên quan đến vật tư, hàng hoá + Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho

+ Chuyển kho

Các loại chứng từ liên quan đến tài sản cố định và công cụ dụng cụ + Chứng từ ghi tăng tài sản cố định

+ Chứng từ ghi giảm tài sản cố định

+ Điều chỉnh tài sản cố định

+ Chứng từ khấu hao TSCĐ

+ Chứng từ ghi tăng CCDC

+ Chứng từ ghi giảm CCDC

+ Chứng từ phân bổ CCDC

+ Báo hỏng, báo mất công cụ dụng cụ: Là chứng từ ghi nhận việc báo hỏng, báo mất công cụ

Các loại chứng từ khác

Trên đây là khái niệm và phân loại chứng từ kế toán & các loại chứng từ KT cơ bản tham gia ngay khóa học Kế toán Online trải nghiệm 80% thực tế nghiệp vụ như đi làm qua bài viết trong đây!

Từ khóa » Số Hiệu Chứng Từ Kế Toán Là Gì